Tin nóng ⇢

Thương hiện thời trang cần bảo vệ bản quyền trước khi gia nhập NFT

Trong số những bất ổn do thiếu quy tắc gây ra, vấn đề bản quyền là mối quan tâm sâu sắc nhất trong ngành thời trang.

Theo báo cáo nghiên cứu "The State of Fashion Tech 2022" của McKinsey, tốc độ tăng trưởng kép hàng năm của giá trị thị trường NFT đã tăng 750% trong giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2021 (41 triệu USD lên 24,9 tỷ USD). Tuy nhiên gần đây, tốc độ tăng trưởng của doanh số bán NFT ở nước ngoài đã bắt đầu chậm lại. Theo dữ liệu từ NFTGO, khối lượng giao dịch hàng ngày của thị trường NFT đã giảm 66% trong khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 6 năm 2022. Một trong những lí do dẫn đến sự biến động này của NFT là do sự không chắc chắn từ việc quy tắc chung chưa thực sự được thiết lập đầy đủ.

Trong số những bất ổn do thiếu quy tắc gây ra, vấn đề bản quyền là mối quan tâm sâu sắc nhất trong ngành thời trang.

Mắc dù các sản phẩm thời trang chỉ mới xuất hiện trên thị trường NFT chưa đầy hai năm nhưng những tranh chấp về bản quyền đối với sản phẩm trở nên phổ biến hơn cả.

Vi phạm bản quyền trong ngành thời trang

Vào cuối năm ngoái, Mason Rothschild, một nhà thiết kế nghệ thuật kỹ thuật số ở Los Angeles, đã phát hành một series NFT có tên "MetaBirkins" tại Art Basel ở Miami. Sau khi NFT "MetaBirkins" được phát hành, Hermès đã cáo buộc nhà thiết kế này vi phạm bản quyền và sau đó loạt NFT này đã bị gỡ khỏi nhiều sàn giao dịch.

Một số lượng lớn "MetaBirkins" nhái trên OpenSea

Ngoài ra, vào tháng 2 năm nay, Nike đã kiện StockX, một sàn giao dịch giày ở Hoa Kỳ vì bán hàng giả nhưng lại gắn tag "Verified Authentic" (Hàng thật đã qua kiểm định) và đi kèm với một biên lai bằng giấy từ StockX trong hộp giày ghi “100% Authentic” (Hàng thật 100%).  

Thị trường NFT đã nhanh chóng được tiếp nhận rộng rãi và có những phát triển vượt trội nhờ tính phi tập trung các rào cản gia nhập thấp. Tuy nhiên, cũng bởi những đặc tính đó mà nó gây ra một số tình huống trái chiều. Cụ thể, phi tập trung làm cho việc bán và lưu thông các tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số trở nên khá dễ dàng và tất cả những người tải tác phẩm lên blockchain đều có thể tự nhận là chủ sở hữu bản quyền nhưng điều này cũng tạo điều kiện để các tác phẩm nhái xuất hiện trên thị trường và dẫn tới những vi phạm bản quyền.

Là thị trường giao dịch thứ cấp NFT lớn nhất, OpenSea, ngưỡng tham gia thấp của nền tảng gây khó khăn cho việc thực hiện giám sát và điều này đã tạo ra rất nhiều dự án giả mạo.

Vấn đề bảo vệ bản quyền 

Các luật sư sở hữu trí tuệ từ khắp nơi trên thế giới đã thảo luận về một loạt các vấn đề pháp lý ảnh hưởng đến thương hiệu, bao gồm cả NFT và Metaverse.

Floriane Codevelle, luật sư tại công ty IP Casalonga có trụ sở tại Paris, đã tham gia một số hội thảo liên quan đến NFT và nhận thấy rằng nhiều thương hiệu vẫn chưa xem xét các cơ hội và rủi ro do NFT gây ra. Cô khuyến nghị rằng các thương hiệu nên tham chiếu rõ ràng đến các lợi ích liên quan đến NFT trong bất kỳ thỏa thuận cấp phép và tiếp xúc nhãn hiệu nào, đồng thời thiết lập các quy tắc sử dụng bắt buộc đối với chứng. Ví dụ: phải đảm bảo NFT được sử dụng trong một thị trường có uy tín phù hợp với thương hiệu hoặc giá trị của chủ sở hữu IP. 

Để đối phó với những "hỗn loạn" đằng sau NFT, một số chuyên gia pháp lý cho rằng điều cần làm bây giờ là "xem xét việc sử dụng và đăng ký nhãn hiệu hiện có thể đảm bảo quyền sở hữu đối với NFT cũng như các sản phẩm sáng tạo". Ngoài ra, việc đăng ký các tên miền như “.NFT”, “.bit” và “.eth” cũng giúp ngăn chặn việc đánh cắp hay làm giả thương hiệu, sản phẩm, v.v. 

Tóm lại 

Để thị trường diễn ra một cách có trật tự, giám sát đóng vai trò cực kỳ quan trọng, nhưng đồng thời, việc giám sát cũng buộc các thương hiệu thời trang phải suy nghĩ lại về ý nghĩa và giá trị của NFT đối với bản thân họ. 

Có thể bạn quan tâm

Mục lục