Tin nóng ⇢

Framework đánh giá các dự án tiền mã hóa

Để đánh giá các dự án tiền mã hóa. Trước tiên ta sẽ chia chúng ra thành 2 loại lớn: Khả thi và thất bại. Sao đó, trong các danh mục này sẽ có 4 danh mục phụ: Kim tự tháp, Ponzi, bong bóng Tulip và các dự án có người chi tiêu thực sự.

Một trong những lý do khó đánh giá ngành công nghiệp tiền mã hóa là vì thị trường mới nổi này vẫn đang trong giai đoạn đầu của quá trình lặp lại nhanh chóng và vẫn còn rất nhiều công việc định tính vẫn chưa được thực hiện nếu không có đồng thuận. Tất nhiên, chúng ta không thể phủ nhận rằng ngành công nghiệp tiền mã hóa vẫn sẽ tồn tại mô hình Ponzi, tuy nhiên đây chỉ là một phần của dự án. 

Để đánh giá các dự án tiền mã hóa. Trước tiên ta sẽ chia chúng ra thành 2 loại lớn: Khả thi và thất bại. Sao đó, trong các danh mục này sẽ có 4 danh mục phụ: Kim tự tháp, Ponzi, bong bóng Tulip và các dự án có người chi tiêu thực sự.

Dự án khả thi

Dự án khả thi là dự án có những người chi tiêu ròng trong hệ thống kinh tế mang lại một số thu nhập cho dự án và những người chi tiêu ròng trả tiền để sử dụng dịch vụ.

Ví dụ: Aave trên Ethereum, khi sử dụng Aave để vay vốn, bạn cần phải trả một khoản phí dịch vụ nhất định cho Aave. Tại thời điểm này, Aave không chi bất kỳ token phần thưởng nào cho bạn và như vậy bạn trở thành người chi tiêu ròng trong nền kinh tế Aave.

Nếu doanh thu của Aave có thể bù đắp được chi phí mà nó bỏ ra, thì đó sẽ là một doanh nghiệp có lãi và là một dự án khả thi.

Ngoài ra, Uniswap là một dự án khả thi tuyệt vời khác. Uniswap thu phí giao dịch từ mỗi giao dịch và không cần trả token UNI để thu hút người dùng. 

Dự án thất bại

Nếu một dự án chi tiêu nhiều cho các ưu đãi token hơn là số tiền mà dự án kiếm được từ người dùng, thì cuối cùng nó sẽ thất bại.

Hầu hết các dự án như vậy cho rằng ưu đãi token không phải là "chi tiêu", nhưng thực chất, hoàn toàn hợp lý khi coi đó là một khoản chi tiêu. Trừ khi sản phẩm của dự án thu được phần tiền có thể bù đắp cho các khoản ưu đãi, nếu không thì dự án sẽ dần thất bại nếu cứ tiếp tục.

Protocol Terra chính là một ví dụ khó hiểu nhất trong thời gian gần đây. Terra có những người chi tiêu thực sự sẵn sàng trả lãi để vay tiền trên nền tảng, nhưng Anchor sử dụng lợi suất cao để thu hút vốn, điều này khiến họ tốn nhiều tiền hơn nhiều so với số tiền họ tạo ra.

Tóm lại, trừ khi người dùng chi nhiều cho cho việc sử dụng dịch vụ hơn là các ưu đãi mà họ nhận được, nếu không thì cuối cùng dự án sẽ thất bại. Tất nhiên, nhiều công ty và dự án đang sắp sửa trong giai đoạn hấp hối hay đã trong giai đoạn hấp hối không có nghĩa là dự án đó sẽ chết.

Chúng ta có thể chia các dự án tiền mã hóa thành bốn loại: Kim tự tháp, mô hình Ponzi, Tulip và các dự án có người chi tiêu thực sự.

Mô hình kim tự tháp

Mô hình kim tự tháp (hay hình thức lừa đảo Kim tự tháp) là một mô hình hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh trong đó các thành viên được hứa hẹn về lợi nhuận hoặc các phần thưởng bằng cách gia nhập mô hình và giới thiệu thêm người mới gia nhập. 

Như vậy, những người gia nhập sớm và thu hút được nhiều người hơn tham gia sẽ kiếm được nhiều tiền nhất, tham gia càng muộn thì số tiền kiếm được càng ít. Vì sẽ ngày càng ít người cần tuyển, những người sau này sẽ không thu lại được vốn đầu tư ban đầu.

Cardano có thể có mang một số đặc điểm của mô hình kim tự tháp, họ tập trung vào việc thuyết phục các blogger trên YouTube quảng bá Cardano và sau đó thu hút những người theo dõi, blogger có thể nhận được một phần doanh thu từ việc staking.

Theo Evan Armstrong, các NFT tương tự như Bored Apes cũng giống như mô hình kim tự tháp, nhưng chúng thiếu yếu tố quan trọng là tạo ra cash flow từ những người được mời tham gia sau này. Holder Bored Ape không nhận được tiền cho việc thuyết phục người khác mua Ape và điều giống nhau duy nhất giữa dự án và mô hình kim tự tháp là những nhà đầu tư ban đầu kiếm được nhiều tiền hơn những nhà đầu tư tham gia muộn hơn.

Mô hình Ponzi

Mô hình Ponzi là khó xác định nhất vì đây là một hình thức lừa đảo trong đó không có hoạt động kinh doanh cơ bản thực sự để tạo ra doanh thu. Mô hình Ponzi là một hình thức lừa đảo thu hút các nhà đầu tư và trả lợi nhuận cho các nhà đầu tư trước đó bằng tiền từ các nhà đầu tư gần đây hơn. Mô hình này khiến nạn nhân tin rằng lợi nhuận đến từ việc bán sản phẩm hoặc các phương tiện khác, và họ vẫn không biết rằng các nhà đầu tư khác là nguồn tiền. 

Mô hình Ponzi của Madoff có lẽ là ví dụ nổi tiếng và mạnh mẽ nhất. Madoff luôn hứa hẹn mức lãi khổng lồ, cách biệt so với các công ty giao dịch khác. Trong khi thực tế, ông sử dụng tiền mặt từ các nhà đầu tư mới để trả cho người cũ.

Hay BitConnect có cấu trúc tiếp thị đa tầng và hứa hẹn mức lãi suất cao phi lý khoảng 1% hàng ngày và lợi nhuận thực sự đến từ số tiền mà những người khác đưa vào hệ thống.

Bong bóng tulip (Tulip Mania) 

Khác với mô hình Ponzi, lấy tiền của người này trả lợi nhuận cho người khác thì bong bóng hoa Tulip sẽ lợi dùng niềm tin của nhà đâu tư để khiến khoản đầu tư trở nên có giá trị hơn so với giá trị nội tại của nó một cách vô lý. Thông thường, những khoản đầu tư như vậy có rất ít tiện ích thiết thực ngoài vai trò là một phương tiện đầu tư hoặc kho lưu trữ giá trị. Hầu hết các NFT đều là "bong bóng hoa tulip".

Dự án có người chi tiêu thực sự

Cả kế hoạch Ponzi và mô hình kim tự tháp đều có sự xuất hiện của chi tiêu nhưng không phải là chi tiêu thực tế.

Nếu không có chi tiêu thực tế, các dự án tiền mã hóa sẽ chết hoặc hoàn toàn là đầu cơ. Điều này làm cho câu hỏi chi tiêu trở thành một trong những vấn đề quan trọng nhất khi đánh giá tính hợp pháp của bất kỳ dự án nào:

  • Ai đang tiêu tiền?
  • Chi phí bao nhiêu?
  • Người chi có thể chi nhiều hơn chi phí hoạt động của dự án không?

Trong lĩnh vực mã hóa, thông thường cần phải sử dụng một số token hoặc tài sản không có nguồn gốc cho các hoạt động hàng ngày, đây là một thách thức mà nhiều chain game có thể gặp phải. Nếu một game có thể kiếm tiền bằng token, thì họ phải tìm ra cách đưa token của họ ra thị trường để thực sự nhận được ETH hoặc USDC.

Bitcoin so với Ethereum

Các nhà phê bình đôi khi coi Bitcoin và Ethereum là kế hoạch Ponzi, tuy nhiên, cả 2 đều không có hoạt động kinh doanh lừa đảo nhà đầu tư. 

Bitcoin nằm ở đâu đó giữa bong bóng tulip và một doanh nghiệp không bền vững. Bạn không thể làm bất cứ điều gì với bitcoin ngoài giao dịch hoặc hold bitcoin, nhưng có một số chi tiêu trong nền kinh tế thông qua phí giao dịch. Mặc dù vậy, mức tiêu thụ năng lượng do mining gây ra vượt quá nhiều phí giao dịch, nhưng nó vẫn được trợ cấp bởi số lượng lớn bitcoin được mining. Nếu phí vượt quá phần thưởng khối, sẽ không có ai tiếp tục mining.

Bạn có thể làm được nhiều thứ với Ethereum bằng cách trả tiền gas, nhưng nó còn tốn nhiều hơn là trả phí. Sau khi Hợp nhất, những người chi tiêu ròng trong hệ sinh thái Ethereum có thể sẽ chi tiêu nhiều hơn số token mới được phát hành, trong trường hợp đó, mạng Ethereum sẽ trở thành một doanh nghiệp bền vững. 

PE2 Game 

Bản thân game không có hoạt động kinh doanh thực sự nào, nhưng như chúng ta đã thấy với tất cả các game Web2 phát triển nền kinh tế gray market, rõ ràng là có một số giá trị trong công việc trong game. 

Game gần giống với "bong bóng tulip" hơn một chút, nơi giá chủ yếu được thúc đẩy bởi phỏng đoán về những gì bạn có thể làm với item trong game. Vì vậy, có lẽ "bong bóng tulip không bền vững" là mô tả tốt nhất.

Tổng kết

Tóm lại, vấn đề cần quan tâm đầu tiên khi phân tích các dự án tiền mã hóa là liệu dự án có các khoản chi tiêu thực tế hay không và có cách nào để tạo ra cash flow từ việc sử dụng không?

Có thể bạn quan tâm

Mục lục