Tin nóng ⇢

Coinbase: Giải thích sự suy thoái của thị trường tiền điện tử

  • Các ngân hàng trung ương và chính phủ đã phản ứng với cú sốc thị trường COVID vào tháng 3 năm 2020 bằng việc cắt giảm lãi suất chưa từng có, in tiền và kích thích thị trường.
  • Các chính sách tiền tệ này đã tạo ra một đợt tăng giá kéo dài nhiều năm đối với chứng khoán và tiền điện tử, trước khi cuối cùng gây ra lạm phát ngày càng trầm trọng hơn do cú sốc nguồn cung COVID.
  • BTC, ETH, NASDAQ và S&P đều đạt đỉnh vào cuối năm 2021, khi lạm phát không được kiểm soát và các Ngân hàng Trung ương sẽ phải nới lỏng các chính sách tương tự đã đẩy cổ phiếu và tiền điện tử lên tầm cao mới trong thời gian đầu. 
  • Chu kỳ tiền điện tử này có mối liên hệ sâu với cổ phiếu công nghệ và giao dịch như tài sản rủi ro
  • Dù không miễn nhiễm với các chính sách của Ngân hàng Trung ương trong ngắn hạn, nhưng triển vọng của tiền điện tử và Web 3 về lâu dài vẫn vô cùng tiềm năng.

Về bản chất, thị trường tài chính là một cỗ máy xử lý thông tin khổng lồ. Một cỗ máy không phản ứng với thông tin một cách trực tiếp nhưng lại có ảnh hưởng đến hàng triệu quyết định của người cả người mua và người bán. Hay như câu nói nổi tiếng của Benjamin Graham: “trong ngắn hạn, thị trường là một cỗ máy bỏ phiếu”.

Với S&P 500, NASDAQ, BTC, ETH và hầu hết các tài sản tiền điện tử giảm đáng kể so với ATH, điều đó khiến chúng ta đặt ra câu hỏi: thông tin nào khiến người tham gia thị trường quyết định bán?

Chúng ta sẽ xem xét sự suy thoái vĩ mô tổng thể hướng tới thị trường tiền điện tử.

Tính đến tháng 6/2022, cổ phiếu của Mỹ đã giảm khoảng 20%, tương đương 10 nghìn tỷ USD giá trị. Đối với chứng khoán Mỹ, đợt bán tháo vẫn chưa nghiêm trọng bằng của các đợt suy thoái trong lịch sử, nhưng chắc chắn là có chuyện để nói.

Vốn hóa thị trường chứng khoán Hoa Kỳ

Trong khi đó, tiền điện tử đã giảm gần 60%, tương đương 1,7 nghìn tỷ đô la. Để so sánh, nó đã giảm 87% tổng vốn hóa thị trường sau đỉnh của đợt tăng giá năm 2017.

BTC, ETH và NASDAQ đều đạt đỉnh vào tháng 11, với S&P 500 đạt đỉnh vào cuối tháng 12. Vậy điều gì đã thay đổi trong hai tháng cuối năm? Để hiểu rõ hơn, chúng ta nên bắt đầu từ ATH vào năm 2020.

Khi bước qua năm 2020, Bitcoin đã tăng từ đáy 2018/19, từ 7.500 đô la lên gần 10.000 đô la. rong khi đó, S&P và NASDAQ đều đạt ATH. Nhưng đại dịch Covid xảy ra.

Cú sốc Covid vào tháng 3/2020

Vào ngày 12 tháng 3 năm 2020, Tổ chức Y tế Thế giới tuyên bố Coronavirus là một đại dịch và chính phủ các nước đã phong tỏa toàn bộ biên giới quốc gia.

Nhiều quốc gia không chuẩn bị đầy đủ và nền kinh tế toàn cầu của chúng ta không được chuẩn bị đầy đủ để đối phó với cú sốc, khiến tất cả các thị trường rơi vào tình trạng hoảng loạn. S&P và NASDAQ đều giảm khoảng 30%, với thị trường tiền điện tử bị ảnh hưởng thậm chí còn nặng nề hơn. Khi mọi chuyện ổn đinh lại, giá BTC đã giảm 60%.

Nói tóm lại, COVID khiến các nhà đầu tư hoảng sợ đổ xô đi tìm sự an toàn của tiền mặt, khiến tất cả các thị trường có tính thanh khoản giảm mạnh. Sau đó, Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ mới vào cuộc.

Phản ứng của Fed

Là ngân hàng đứng đằng sau nền kinh tế lớn nhất thế giới. Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ đóng một vai trò duy nhất trên thị trường tài chính đó là kiểm soát nguồn cung đô la Mỹ – tiền tệ dự trữ toàn thế giới.

Máy in tiền và lãi suất là công cụ chính cho FED hỗ trợ nền kinh tế trong thời kì cực kì hỗn loạn. Bằng cách in tiền kỹ thuật số và mua các tài sản tài chính như trái phiếu từ các tổ chức tài chính để đưa tiền vào nền kinh tế.

Sau COVID, Fed đã giảm lãi suât đi vay từ ngân hàng Trung ương, lãi suất này còn được gọi là Lãi suất quỹ liên bang, về cơ bản bằng không. Điều này cho phép các ngân hàng giảm chi phí để kích thích khách hàng vay tiền. Những khoản cho vay giá rẻ này sau đó có thể được sử dụng để tài trợ cho nhà cửa, kinh doanh, chi tiêu và các khoản đầu tư khác.

Lãi suất quỹ liên bang hiệu quả

Bằng cách in tiền mới và sử dụng nó để mua tín phiếu kho bạc và chứng khoán khác từ các tổ chức tài chính (đây được gọi là nới lỏng định lượng), một số lượng đồng đô la Mỹ chưa từng có được đưa vào nền kinh tế. Trong hai năm tiếp theo, gần 6 nghìn tỷ đồng đã được in, tăng nguồn cung USD gần 40%.

Với sự bùng này, các tổ chức tài chính cạnh tranh để cho vay nguồn vốn mới, buộc họ phải hạ lãi suất để duy trì tính cạnh tranh. Một lần nữa, tín dụng với lãi suất thấp kích thích nhu cầu vay mượn, và hỗ trợ nền kinh tế.

Tiền mở rộng USD (M2)

Hoa Kỳ không đơn độc, vì Ngân hàng Trung ương Châu Âu, Ngân hàng Nhật Bản và Ngân hàng Anh đều giảm lãi suất xuống gần (hoặc thậm chí dưới 0) và in một lượng lớn tiền. Như đã nói, 4 ngân hàng trung ương lớn của thế giới đã in 11,3 nghìn tỷ đô la, tăng 73% kể từ đầu năm 2020.

Trên hết, Chính phủ Mỹ đã bơm hơn 5 nghìn tỷ đô la "kích thích" vào nền kinh tế bằng cách nhận nợ từ các tổ chức công, tư và nước ngoài. Tương tự, Trung Quốc đã bơm thêm 5 nghìn tỷ USD vào nền kinh tế của mình thông qua những phương pháp tương tự. Về cơ bản, thế giới đã tràn ngập tiền mặt.

Đừng chống lại Fed

"Đừng chống lại Fed" là một câu thần chú ngụ ý tầm ảnh hưởng của Fed, nhà đầu tư nên bám sát mỗi bước chân của Fed mỗi khi Fed di chuyển thị trường tài chính. Câu thần chú này đã trở thành sự thật sau khi COVID xuất hiện vào năm 2020.

Khi số tiền mới được in ở mức kỷ lục và lãi suất gần bằng 0 thì tất cả số tiền và tín dụng này đều cần có một nơi để đi. Khi lãi suất thấp, những phương pháp đầu tư bảo thủ như trái phiếu ít sinh lời hơn, đẩy tiền vào các tài sản có lợi suất cao hơn. Hậu quả của Covid là một trong những nguyên nhân tạo ra dòng tiền lớn vào cổ phiếu tiền điện tử và thậm chí cả NFT, giúp đẩy giá tài sản lên một tầm cao mới.

Từ mức đáy đợt COVID, S&P500, NASDAQ, BTC, và ETH sẽ tăng lần lượt là 107%, 133%, 1.600% và 4.200%.

Bước vào thời kì lạm phát

Khi hệ thống ngập tràn tiền và tài sản, mọi người sẽ cảm thấy giàu có hơn. Người dân sẽ chi tiền nhiều hơn và các công ty trả lương cho nhân viên nhiều hơn. Khi chi tiêu và thu thập tăng nhanh hơn so với sản xuất hàng hóa. Một khi có "quá nhiều tiền nhưng quá ít hàng hóa" thì giá hàng hóa sẽ tăng lên hoặc lạm phát.

Với những cú sốc chuỗi cung ứng thị trường bắt đầu từ Covid lockdown, thì có ít hàng hóa trong nền kinh tế hơn dẫn đến lạm phát thậm chí nhiều hơn. Điều này bắt đầu rõ ràng hơn vào tháng 5 năm 2021.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đo lường sự thay đổi giá mà người tiêu dùng trả cho các hàng hóa như gas, điện nước và thực phẩm. Từ tháng 3-5/2021, chỉ số tăng vọt từ 2,6% lên 5%. Đến tháng 3 năm 2022, đạt mức 8%, mức lạm phát chưa từng thấy trong 40 năm qua.

Tỷ lệ lạm phát Hoa Kỳ

Lạm phát khiến người dân nghèo hơn vì tiền không còn mua được nhiều thứ như hồi trước nữa, nên Fed phải can thiệp thêm một lần nữa để ngăn chặn lạm phát gia tăng, họ phải tiếp tục dùng các công cụ hỗ trợ tài chính giống như trước đó.

Đảo ngược quá trình

Lãi suất thấp + in tiền mới để hỗ trợ nền kinh tế và giá hàng hóa thì khi mọi thứ ổn định lại, bộ đôi này cũng có thể dẫn tới lạm phát. Một khi điều này xảy ra, Fed sẽ chuyển công tắc, tăng lãi suất và loại bỏ tiền ra khỏi thị trường, đảo ngược lại quá trình.

Việc nâng lãi suất làm thị trường động sóng. Khi việc vay vốn từ ngân hàng Trung ương trở nên đắt đỏ hơn thì họ sẽ quay lại tính lãi suất vay khách hàng cao hơn. Số tiền phải trả cũng tăng lên (tưởng tượng nếu lãi suất tín dụng tăng từ 5% lên 10%).

Nếu trong trường việc bơm tiền vào nền kinh tế là bằng cách mua chứng khoán từ các tổ chức tài chính, thì việc thắt chặt định lượng sẽ ngược lại. Đầu tiên, Fed sẽ ngừng mua chứng khoán và để đáo hạn và bắt đầu bán chứng trên thị trường mở. Nền kinh tế sẽ ít tiền hơn, ít tiền cho vay hơn khiến lãi suất tăng do cung và cầu giản đơn.

Với chi phí cho vay và trả các khoản nợ hiện có đắt đỏ hơn thì mọi người sẽ giảm tốc độ tiêu tiền lại, thì tiền trong thị trường sẽ ít đi và mọi thứ sẽ bắt đầu bình thường hóa trở lại. Ngoài ra còn có ít các khoản đầu tư hơn kéo theo các tài sản cũng giảm giá theo.

Cơ chế phản hồi

Khi lạm phát dao động quanh mức 5% điểm mấu chốt của Fed là đó là "tạm thời" hoặc không lâu dài. Vào ngày 3 tháng 11 năm 2021, Fed nói rằng họ sẽ bắt đầu giảm bớt việc mua vào và tiếp tục theo dõi lạm phát cho đợt tăng lãi suất.

Khi chỉ số CPI của tháng 10 là 6,2% được công bố vào ngày 10 tháng 11 cho thấy lạm phát không hề được kiểm soát và Fed sẽ phải can thiệp. Mặc dù đợt tăng lãi suất đầu tiên phải đến tháng 3 mới đến, nhưng cỗ máy xử lý thông tin tuyệt vời của thị trường, dường như đã phản ứng ngay từ đầu là dấu hiệu cho thấy chúng có khả năng sẽ đến.

Câu nói "Đừng chống lại Fed" một lần nữa vang lên vì BTC và ETH đều đạt đỉnh vào ngày 8 tháng 11, NASDAQ vào ngày 19 tháng 11 và S&P vào cuối tháng 12.

Kết luận

Về cơ bản, để đối phó với Covid, sự can thiệp của Ngân hàng Trung ương và chính phủ đã giúp giữ cho thị trường ổn định với lãi suất thấp kỷ lục, in tiền và kích thích. Các chính sách này đã giúp đẩy cổ phiếu và tiền điện tử lên mức cao nhất mọi thời đại trước khi lạm phát diễn ra. Mọi chuyện tồi tệ hơn bởi các cổ phiếu chuỗi cung ứng bị chặn lại vì Trung Quốc lockdown (cuối năm 2022, chiến tranh Nga và Ukraine).

Lạm phát vẫn còn dai dẳng và các Ngân hàng Trung ương sẽ phải đảo ngược hướng đi, chấm dứt các chính sách kích thích và khi đó cuộc suy thoái vỹ mô bắt đầu.

Đánh giá chung

Trước tình trạng lạm phát chưa từng có trong 40 năm qua, các Ngân hàng Trung ương đã báo hiệu rằng kỷ nguyên kiếm tiền dễ dàng đã kết thúc. Các khuôn khổ định giá công ty và tài sản trước đây không còn phù hợp. Giá trị của mọi thứ đã được “đánh giá lại”. Đó là sự suy thoái mà tất cả chúng ta đã trải qua trong suốt sáu tháng qua.

Khi lãi suất tăng, trái phiếu trở thành khoản đầu tư hấp dẫn. Trong khi đó, các cổ phiếu “tăng trưởng” hoặc các công ty không được kỳ vọng sẽ tạo ra cổ tức cho đến nhiều năm trong tương lai sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Khi tiền thắt chặt hơn, các nhà đầu tư ngày nay thích chuyển sang đầu tư tạo ra dòng tiền ngay lập tức, thay vì trong tương lai. Do đó, cổ phiế công nghệ bị bán tháo.

Bán tháo crypto

Tiền điện tử không phải là một hàng ràng chống lạm phát? Điều này còn phụ thuộc vào bạn mua vào khi nào. Nếu bạn mua Bitcoin vào tháng 5 năm 2020 thì bạn vẫn tăng hơn 200% và vượt xa lạm phát. Nếu bạn mua sau khi lạm phát bắt đầu ổn định, thì ít hơn nhiều. 

Ngay cả khi có sự điều chỉnh, Bitcoin và ETH vẫn tăng lần lượt 500% và 1.000% so với mức thấp nhất của đại dịch. Tuy nhiên các tài sản hiếm cũng không tăng vọt và khó có thể phủ nhận rằng thời điểm này xung quanh tiền điện tử rộng hơn có mối tương quan cao với cổ phiếu – đặc biệt là công nghệ.

Cổ phiếu công nghệ được coi là tài sản rủi ro. Xét về mối tương quan, công bằng mà nói rằng hầu hết các cá nhân vẫn đang đối xử với tiền điện tử một cách tương tự. Các tài sản rủi ro có giá trị tăng cao cũng như rủi ro giảm giá cao. Khi tiền bị thắt chặt, đó là điều xảy ra khi các Ngân hàng Trung ương thắt chặt, các tài sản rủi ro thường được bán đầu tiên. Tóm lại, điều đó giải thích cho sự suy thoái của thị trường tiền điện tử gần đây.

Nhìn về phía trước

Nếu đây là lần suy thoái thị trường tiền điện tử đầu tiên của bạn, nó chắc chắn rất đáng sợ. Tuy nhiên, tuy nhiên điều này không phải là không có tiền lệ. Thị trường này đã từng bị coi là đã chết trong các năm 2018, 2015 và 2013, và mỗi lần trở lại thì luôn mạnh mẽ hơn.

Giống như Internet trước đó, sự đổi mới tiền điện tử vẫn tiếp tục hoạt động bất kể chu kỳ thị trường.

Bitcoin đã được chấp nhận trên toàn cầu, hiện được nắm giữ bởi các tổ chức, tập đoàn, quốc gia và hàng triệu cá nhân. DeFi đã tạo ra nền tảng của một hệ thống tài chính dựa trên internet mà không có một bên nào kiểm soát. Nền tảng cho Web3 và một mạng internet do người dùng làm chủ. NFTs đã khai sinh ra các ngành công nghiệp nghệ thuật hàng tỷ đô la. DAO quản lý gần 10 tỷ đô la và chắc chắn tương lai sẽ nhiều hơn. Tiện ích thực của Crypto cũng đã được chứng minh trên thế giới khi quyên góp được hàng triệu đô la viện trợ cho Ukraine sau cuộc xâm lược của Nga.

Có thể bạn quan tâm

Mục lục