Tin nóng ⇢

Các Quỹ đầu tư mạo hiểm (VCs) đang nuốt thị phần Web3

Web 3.0 đang trở thành tâm điểm trong mắt các VC

Vào ngày 16 tháng 3 năm 2022, Microsoft, Softbank của Nhật Bản và Temasek của Singapore đã công bố hoàn thành vòng tài trợ mới trị giá $450 triệu đô la cho công ty khởi nghiệp ConsenSys, việc này tạo ra một cú hích lớn vào lĩnh vực Web 3.0.

Vào ngày 17 tháng 3, công ty đầu tư mạo hiểm The Spartan Group đã công bố ra mắt quỹ Web 3.0 trị giá $100 triệu đô la.

Cũng trong tháng 3 năm 2022, Sequoia Capital cũng thường xuyên có các động thái trên đường đua đến Web 3.0. Sau khi rót khoản đầu tư $450 triệu đô la vào công ty blockchain Polygon trong năm 2021, Sequoia Capital đã rót thêm vào Seed Round $12 triệu đô la cho EthSign, một nền tảng thỏa thuận điện tử Web 3.0, vào ngày 9 tháng 3 năm 2022; và vào ngày 7 tháng 3, quỹ đầu tư này cũng đã tham gia vào vòng gọi vốn trị giá $32 triệu đô la cho Espresso Systems, một hệ thống bảo mật Web 3.

Trước đó, Sequoia đã âm thầm ra mắt một startup trị giá $600 triệu USD tập trung đầu tư vào các công nghệ liên quan đến Web 3.0.

Michelle Bailhe, người đứng đầu quỹ, tin rằng cho dù đó là gaming, ngành hàng tiêu dùng hay mua sắm trực tiếp, sẽ có sự chuyển dịch sang Web 3.0, giống như mọi người đang chuyển từ PC sang Internet di động.

Bất kể các quỹ VC khác có sẵn sàng tiếp nhận Web 3.0 vào thời điểm này hay không, thì gã khổng lồ quỹ đầu tư này (được thành lập vào năm 1972 và trước đây chỉ đầu tư vào lĩnh vực năng lượng, tài chính và Internet track) đã phát biểu rằng: quỹ đầu tư này đang dịch chuyển sự quan tâm của họ sang một thế hệ công nghệ Internet mới và tân tiến hơn.

Trên thực tế, các quỹ VC đã thật sự tham gia cuộc chiến tranh giành “lãnh thổ” trong thế giới Web 3.0.

Tích cực hơn hết là một nền tảng đầu tư mạo hiểm khác từ Silicon Valley: a16z.

Vào ngày 17 tháng 3 năm 2022, a16z và các tổ chức khác đã hoàn thành việc rót vốn trị giá $200 triệu đô la vào dự án Aptos của các thành viên cũ trong nhóm phát triển Facebook.

Từ tháng 1 năm 2022, a16z đang huy động $4.5 tỷ đô la để thành lập một quỹ mới, trong đó $1 tỷ đô la sẽ được sử dụng để đầu tư vòng Seed round vào các dự án Web 3.0.

Quỹ thậm chí còn thu hút các quỹ trong nước đăng ký. Công ty niêm yết hạng A BlueFocus gần đây đã thông báo rằng họ sẽ sử dụng quỹ riêng của mình không quá $35 triệu đô la Mỹ để tham gia đăng ký và trở thành đối tác có giới hạn của công ty.

Một số tổ chức dự đoán rằng quy mô thị trường của Web 3.0 về mặt ứng dụng sẽ vượt qua $50 tỷ đô la Mỹ vào năm 2022.

Với không gian phát triển và dòng vốn đổ vào khổng lồ, liệu Web 3.0 đã mở ra “cánh cửa mùa xuân” chưa?

Tại sao là Web 3.0?

Hiểu được Web 3.0 không phải là một vấn đề đơn giản. Đây là một lời giải thích rất phổ biến về Web 3.0: 1.0 chỉ có thể đọc thông tin, 2.0 có thể đọc, viết và ghi thông tin và 3.0 có thể đọc, viết và sở hữu thông tin.

Trước năm 2004, Internet ở thời đại Web 1.0. Đặc điểm chính của nó là mọi người có được thông tin một chiều từ Internet; thông tin và kiến thức được sản xuất và tổ chức bởi các công ty lớn, chẳng hạn như Yahoo, Sina và các cổng thông tin khác.

Từ năm 2004, Internet đã bước vào kỷ nguyên Web 2.0. Nhiều kiến thức và thông tin được tạo ra bởi người dùng. Các tổ chức thương mại xây dựng nền tảng, thu thập thông tin người dùng và phân phối thông tin một cách hiệu quả.

Tất cả các nền tảng Internet này đều dựa vào việc bán thông tin người dùng và phân phối quảng cáo làm doanh thu chính. Theo thống kê tại Trung Quốc, vào năm 2021, doanh thu quảng cáo của Pinduoduo và Weibo chiếm hơn 80% tổng doanh thu, trong khi Kuaishou và Baidu vượt hơn 50%.

Nhưng liệu điều này có hợp lý chưa? Hãy tưởng tượng rằng những người sáng tạo dành nhiều thời gian và năng lượng, nhưng nền tảng mới là người hưởng lợi lớn nhất. Không chỉ trở thành một công cụ sinh lời cho các tập đoàn lớn, quyền riêng tư trong dữ liệu cá nhân cũng bị đe dọa. Mọi người đang dần nhận ra các vấn đề từ big data killing, lạm dụng quyền riêng tư và các quảng cáo xúc tiến thương mại.

Trong thời đại của Web 2.0, trước áp lực quản lý của các cơ quan chính phủ khác nhau về dữ liệu Internet, việc quản lý quyền riêng tư dữ liệu người dùng đã dần được các nền tảng Internet quan tâm. Chúng ta thấy rằng Facebook đã phải tham dự một phiên điều trần và Apple cũng đã phải chịu áp lực chuyển giao quyền IDFA cho người dùng.

Tiếng nói của dữ liệu gắn liền với người dùng ngày càng lớn hơn. Vào năm 2015, Tim Berners-Lee, cha đẻ của World Wide Web, cùng Gavin Wood, người đồng sáng lập Ethereum, và những người khác đã đề xuất Web 3.0 với mục tiêu bảo vệ quyền riêng tư của người dùng, nhằm "phi tập trung hóa" Internet: chuyển thông tin cá nhân cho người dùng nhằm mục đích lưu giữ an toàn, người dùng có thể chọn gửi nó lên các nền tảng hoặc chọn giữ nó lại, những dữ liệu này không thể được truy tìm và sẽ không bị rò rỉ.

Trong quá trình phát triển lên Web 3.0, có nhiều sản phẩm lai tạo giữa Web 2.0 và Web 3.0, chẳng hạn như nền tảng giao dịch NFT Opensea, nơi những người sáng tạo nghệ thuật treo tác phẩm của họ trên nền tảng này để tối đa hóa lợi nhuận và nền tảng thì tính phí làm lợi nhuận, tương tự như sự kết hợp giữa thương mại điện tử truyền thống và các mô hình giao dịch phi tập trung.

Vào năm 2021, với sự phổ biến của thị trường giao dịch NFT, khối lượng giao dịch của Opensea đã tăng đột biến. Dữ liệu cho thấy khối lượng giao dịch hàng tháng chỉ tính riêng trong tháng 8 đã vượt $3.4 tỷ đô la Mỹ. Trước đó, OpenSea đã nhận được một lượng lớn vốn tài trợ từ các quỹ đầu tư nổi tiếng như a16z và Coinbase với mức “định giá thấp” là $1.5 tỷ USD.

Ngoài ra, theo thống kê của China Investment Network, các quỹ VC, không bao gồm tại Trung quốc, đã tham gia rót vốn vào lĩnh vực NFT như Bridgewater Fund, Sequoia Capital, VISA và các tổ chức khác.

Tại sao có quá ít vốn đầu tư rót vào Web 3.0 ở thị trường Trung Quốc?

Meng Bo, một nhà thực hành blockchain, đã giới thiệu với China Investment.com rằng hầu hết các dự án Web 3.0 đều có quy mô nhỏ và thị trường sẽ không kiếm được lợi nhuận trong ngắn hạn và hầu hết các VC sử dụng cấu trúc đầu tư truyền thống và chỉ các dự án cổ phần quy mô lớn mới có thể được lựa chọn trong danh mục đầu tư của họ.

Lấy Sequoia Capital được đề cập ở phần đầu làm ví dụ, cấu trúc của quỹ này đã được điều chỉnh vào năm 2021, phá vỡ mô hình đầu tư chu kỳ 10 năm truyền thống của VC và cố gắng tạo ra một cấu trúc mở trong dài hạn, đó là đầu tư trực tiếp theo chu kỳ hoàn vốn đầu tư Web 3.0. Các dự án, mà trong dài hạn và khó khăn để đánh giá, đã loại bỏ các rào cản về thể chế.

Michelle Bailhe, người đứng đầu quỹ, tin rằng các VC, giống như tất cả các sinh vật sống, hoặc tiến hóa hoặc chết đi. Và dự đoán trong mười năm tới, số lượng người dùng và nhà phát triển Web 3.0 sẽ tăng gấp 10 lần, thậm chí 100 lần và Sequoia Capital sẽ tiếp tục đầu tư hàng trăm triệu đô la vào nó.

Vậy Sequoia quảng bá dự án như thế nào? Michelle thừa nhận rằng hầu hết các dự án Web 3.0 đều được tìm thấy trên Twitter. Investment China phát hiện ra rằng Michelle có hơn 5,000 người theo dõi trên Twitter. Trong danh sách theo dõi của cô ấy, một số người dùng ở hàng đầu tiên đều là các doanh nhân Web 3.0 và nhiều người trong số họ là người sáng lập các dự án nổi tiếng như Paradigm, Coinbase và OpenSea mà được các đối thủ cạnh tranh a16z đầu tư vào.

Theo Mark Anderson, người sáng lập a16z, lý do tại sao họ có thể được đầu tư trước vào các dự án Web 3 quy mô nhỏ này với tư cách là nhà đầu tư thiên thần là vì quỹ của họ có thể "đề nghị số vốn nhỏ từ 25,000 đô la đến hàng trăm triệu đô la Mỹ".

Không nghi ngờ gì nữa, chiến lược đầu tư dài hạn và nhỏ sẽ thành công trong lĩnh vực blockchain. Theo thống kê, chỉ riêng trong năm 2021, 43 công ty trong danh mục đầu tư của a16z đã hoàn thành IPO hoặc mua bán và sáp nhập, và phạm vi kinh doanh của họ liên quan đến các khái niệm mới nổi như Web3.0, DAO và NFT. Một trong những trường hợp nổi tiếng là cổ phiếu Coinbase mà a16z đã nắm giữ từ năm 2012, và lợi nhuận vào ngày IPO đã đạt mức đáng kinh ngạc, tăng 4,000 lần.

Với các chiến lược đầu tư kiểu truyền thống và theo bẫy giá trị, có rất ít dự án Web 3.0 mà các quỹ VC trong nội địa Trung Quốc có thể tập trung vào.

"Hầu hết các nhà đầu tư sẽ nói rằng họ đang đầu tư vào Web 3.0 và thậm chí là thế hệ tiếp theo của Internet, nhưng thực tế thì đó vẫn là Crypto." Mengbo cho biết ông không mấy lạc quan về việc đầu tư vào Web 3.0 đối với thị trường Trung Quốc.

Từ một góc độ khác, quy định về thanh khoản của token tại thị trường nội địa Trung Quốc cũng hạn chế hoạt động kinh doanh Web 3.0. Zang Chengdu, người sáng lập nền tảng NFT, tin rằng token là kênh tài chính chủ đạo nhất cho các dự án blockchain ngoài tài trợ vốn cổ phần. Nếu hoạt động và bảo trì cộng đồng tốt, token do nó phát hành sẽ có ưu điểm là tính thanh khoản cao và đồng thời có phí bảo đảm cao; Đối với yếu tố thanh khoản, nhà đầu tư đương nhiên không còn nhiệt tình, mà dần chuyển hướng sự quan tâm sang thị trường nước ngoài.

Cuộc tranh luận nảy lửa về Web 3.0

Tất nhiên, những lời ca thán về việc rót vốn điên cuồng không thể khiến tất cả mọi người phải lạc quan về Web 3.0. Một khái niệm tiên tiến và huyền diệu như vậy đã thu hút các nhà công nghiệp kỳ cựu đứng lên và oanh tạc thuật ngữ mới mà được các VC "khai hỏa" theo đúng nghĩa đen này.

Cựu Giám đốc điều hành Twitter Jack Dorsey cực kỳ không hài lòng với Web 3.0: "Bạn không sở hữu Web 3.0, các VC và LP của họ sở hữu nó, và Web 3.0 sẽ không bao giờ thoát khỏi sự kích thích cho hoạt động tài trợ của họ."

Giám đốc điều hành Tesla Elon Musk cũng hoài nghi không kém, khi tweet: "Có ai thực sự đã xem Web 3.0 chưa? Dù sao thì tôi vẫn chưa." Ông đã đăng một bức ảnh để châm biếm những người sẽ “bán” khái niệm Web 3.0 cho mọi người và ám chỉ ai đó mà đang cố thúc đẩy người dùng tham gia vào DAO.

"It's between a and z – Nó nằm ngay giữa a và z," Jack Dorsey trả lời bên dưới dòng tweet của Musk, ám chỉ rằng Web 3.0 đang được điều khiển bởi a16z.

Đối tác của A16z, Chris Dixon phản bác: "Đầu tiên họ phớt lờ bạn, sau đó họ cười nhạo bạn, sau đó họ mắng mỏ bạn, và sau đó nữa là ngày chiến thắng của bạn."

Sau đó, Jack Dorsey hạ bệ Giám đốc điều hành Coinbase là Brian Armstrong và người sáng lập a16z Mark Anderson trên Twitter, và Anderson đã trực tiếp chặn Dorsey.

Sau cùng, liệu Web 3.0 có thực sự là một công cụ mới cho các VC để dụ dỗ các nhà đầu tư cá nhân hay không?

Một nhà quản lý dự án blockchain đã chia sẻ quan điểm của cô ấy với Touzhong.com rằng Web 3.0 có tồn tại, nhưng nó cũng là một khái niệm dấy lên nhiều ý kiến trái chiều. Nhiều dự án được gọi là Web 3.0 ở Trung Quốc thậm chí còn chưa đạt được sự phân quyền về bản chất. Hiện tại, “đường đua” ở lĩnh vực này vẫn còn là sự pha trộn hỗn hợp.

Một kỹ thuật viên blockchain khác đã giới thiệu với China Investment Network từ quan điểm kỹ thuật rằng hầu hết các dự án Web 3.0 hiện tại chỉ có thể được coi là Web 2.5. Lớp cơ bản của tính toán dữ liệu đang hạn chế sự phát triển của Web 3.0. "Điện toán chuỗi" vẫn chưa được giải quyết. Hiện tại, chỉ riêng cơ chế đồng thuận và cross-chain còn rất xa so với tiêu chuẩn của Web 3.0, nhưng nó có thể được hiện thực hóa sau 5 năm nữa.

Các quan điểm và ý kiến được trình bày ở đây chỉ là của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm củaTheCoinDesk. Mọi động thái đầu tư và giao dịch đều có rủi ro, bạn nên tự nghiên cứu khi đưa ra quyết định.

Có thể bạn quan tâm

Mục lục