Tin nóng ⇢

Avalanche (AVAX) là gì?

Avalanche là nền tảng cho phép mọi người và doanh nghiệp trên toàn thế giới xây dựng các giải pháp phi tập trung trên quy mô lớn. Với Avalanche hiện đang chạy trên mainnet (mạng chính), bài viết sẽ mang lại cái nhìn tổng quan sâu sắc về nền tảng để giúp bạn nắm bắt nhanh hơn cách hoạt động của Avalanche.

Avalanche là gì?

Avalanche là nền tảng mã nguồn mở để khởi chạy các ứng dụng tài chính phi tập trung (DeFi) và triển khai blockchain doanh nghiệp trong một hệ sinh thái có thể tương tác, có khả năng mở rộng cao.

Đây là nền tảng hợp đồng thông minh đầu tiên xác nhận các giao dịch trong vòng chưa đầy 1 giây, hỗ trợ toàn bộ bộ công cụ phát triển Ethereum và cho phép hàng triệu người xác nhận độc lập tham gia với tư cách là nhà sản xuất khối đầy đủ.

Ngoài việc hỗ trợ giao dịch dưới 1 giây, Avalanche có thông lượng lớn hơn nhiều so với các mạng blockchain hiện tại (hơn 4.500 giao dịch/giây) và ngưỡng an toàn cao hơn nhiều so với tiêu chuẩn 51% của các mạng khác.

Một điểm khác biệt chính giữa Avalanche và các mạng phi tập trung khác là giao thức đồng thuận. Theo thời gian, mọi người đã hiểu sai rằng blockchain phải chậm và không thể mở rộng khi nhìn vào các blockchain đang có hoạt động, như Ethereum chẳng hạn. Giao thức Avalanche sử dụng cách tiếp cận mới để đạt được sự đồng thuận và đảm bảo an toàn mạnh mẽ, giao dịch nhanh chóng, thông lượng cao mà không ảnh hưởng đến phân cấp.

AVAX là gì? Chức năng như thế nào?

AVAX là token gốc của nền tảng Avalanche và được sử dụng để bảo mật mạng thông qua staking, giao dịch ngang hàng, thanh toán phí và cung cấp đơn vị tài khoản cơ bản giữa nhiều mạng con được tạo trên nền tảng Avalanche.

Điều gì làm cho giao thức đồng thuận của Avalanche trở nên độc đáo?

Trong lịch sử 45 năm của hệ thống phân tán, chỉ có 3 cách tiếp cận vấn đề đồng thuận: Classical, Nakamoto và Avalanche.

Sau Nakamoto, thế giới vẫn muốn có một giao thức với tất cả các lợi ích của đồng thuận Nakamoto (tính mạnh mẽ, phân quyền) và tất cả các lợi ích của đồng thuận Classical (tốc độ, quy mô, giao dịch nhanh chóng và hiệu quả năng lượng).

Avalanche lấy những ưu điểm đó và kết hợp chúng thành một giao thức mới có quy mô mở rộng, bảo mật và tốc độ trên nền tảng mạng phi tập trung tuyệt đối. Sự đồng thuận của Avalanche cho thấy bạn có thể có những gì tốt nhất của cả Classical và Nakamoto mà không có nhược điểm đi kèm của một trong hai loại giao thức đó.

Đồng thuận ClassicalĐồng thuận NakamotoĐồng thuận Avalanche
Khả năng mở rộngxx
Chuẩn mạnhxx
Rất phi tập trungxx
Độ trễ thấpxx
Thông lượng caoxx
Nhẹxx
Thân thiện với môi trường, bền vữngxx
Chống tấn công 51%x

Khi một giao dịch được phát tới mạng, trình xác thực Avalanche thực hiện quy trình được gọi là “lấy mẫu con ngẫu nhiên lặp lại” để thăm dò ý kiến độc lập các trình xác thực khác và xác định xem giao dịch có hợp lệ hay không.

Trình xác thực thực hiện điều này lặp đi lặp lại trên các node được chọn ngẫu nhiên mới cho đến khi tạo đủ dữ liệu để xác định xác suất đúng cao đến mức bạn cũng có thể coi đó là không thể sai. Với đủ tự tin, quyết định được hoàn tất ngay lập tức trong một quy trình nhanh đến mức Avalanche cạnh tranh với các hệ thống thanh toán lớn về khả năng bù trừ giao dịch trong mạng.

Cách đồng thuận Avalanche hoạt động

Ngoài hiệu suất vượt trội so với các giao thức đồng thuận hiện có, Avalanche không yêu cầu phần cứng chuyên dụng, đắt tiền để tham gia vào mạng với tư cách là trình xác thực (Validator). Máy tính bạn đang sử dụng hoặc thậm chí là máy tính cất đâu đó không dùng cũng có thể chạy một node Avalanche. Tốt hơn, các node chỉ xử lý giao dịch khi có các giao dịch cần được xác thực, do đó không lãng phí tài nguyên.

Không có giới hạn xác định về số lượng cá nhân có thể tham gia vào mạng ở các cấp độ sâu nhất. Trong khi hiệu suất của các giao thức Classical suy giảm theo cấp số nhân nếu tham gia nhiều hơn (bắt đầu từ ~100 node), Avalanche đã phá kỷ lục với hơn 1.000 trình xác thực đầy đủ, tạo khối trên các testnet (mạng thử nghiệm) công khai và trong vòng một tuần kể từ khi ra mắt, đã có hơn 500 trình xác thực trên mainnet.

Sự kết hợp của những yếu tố đó làm cho các node Avalanche trở nên cực kỳ thân thiện môi trường, tiết kiệm và dễ tiếp cận đối với các cá nhân trên khắp thế giới.

Nền tảng Avalanche hoạt động như thế nào?

Avalanche được cho là đã đổi mới ở mọi cấp độ của mạng blockchain. Về cơ bản, với một bước đột phá trong giao thức đồng thuận và sau đó tiếp tục từng lớp một để phát triển các lĩnh vực như mô hình mạng và máy ảo chưa được khám phá đủ.

Không giống như các mạng khác quy định các điều khoản và điều kiện tham gia thống nhất trên toàn hệ thống, Avalanche trao quyền cho các cá nhân và doanh nghiệp dễ dàng tạo ứng dụng mạnh mẽ, đáng tin cậy, an toàn và các mạng blockchain tùy chỉnh với bộ quy tắc phức tạp hoặc xây dựng trên mạng riêng hoặc công khai hiện có phù hợp với mục đích sử dụng của họ.

Ví dụ, một tổ chức tài chính được quản lý muốn phát hành tài sản kỹ thuật số. Trong hệ thống mà tổ chức không thể kiểm soát node xác thực hoạt động mạng, họ không thể làm như vậy nếu tuân thủ đầy đủ. Trong Avalanche, tổ chức có thể kiểm soát hoàn toàn máy ảo đang chạy các trường hợp sử dụng của họ và các điều kiện chạy node trên mạng con tùy chỉnh của họ.

Avalanche sử dụng khuôn khổ đa chuỗi với 3 blockchain phân chia các chức năng quan trọng và thậm chí sử dụng các cấu trúc dữ liệu khác nhau để cung cấp cho nhà phát triển sự linh hoạt và kiểm soát tối đa đối với các ứng dụng của họ.

Mạng cơ bản

Đầu tiên, đó là Exchange Chain (X-Chain). X-Chain tạo điều kiện thuận lợi cho việc tạo và trao đổi tài sản giữa các cá nhân ngang hàng, bao gồm cả token AVAX của Avalanche. Trái ngược với blockchain truyền thống nơi các giao dịch được tổ chức theo thứ tự thời gian hoặc chiều cao của khối, X-Chain của Avalanche là đồ thị xoắn có hướng (DAG).

Các DAG liên kết giao dịch riêng lẻ với giao dịch khác, thay vì chờ đợi khối giao dịch kết hợp và được xác thực với nhau. Bằng cách tối ưu hóa khối lượng giao dịch lớn, DAG có lợi thế đáng kể về khả năng mở rộng.

Thứ hai là Contract Chain (C-Chain). C-Chain là blockchain hợp đồng thông minh mặc định của Avalanche và bản triển khai siêu nhanh của Ethereum Virtual Machine (Máy ảo Ethereum). Nó hoàn toàn tương thích với các hợp đồng thông minh Solidity và công cụ Ethereum, vì vậy các nhà phát triển Ethereum có thể chuyển ứng dụng vào hệ sinh thái Avalanche một cách liền mạch.

Trong khi X-Chain là DAG, C-Chain sử dụng phiên bản sửa đổi đồng thuận Avalanche cho phép sắp xếp blockchain truyền thống cần thiết cho các hợp đồng thông minh.

Cuối cùng là Platform Chain (P-Chain). P-Chain chịu trách nhiệm staking, điều phối trình xác thực trên các mạng và tạo mạng con tùy chỉnh. Mọi trình xác thực của Avalanche đều tham gia staking trên P-Chain nhằm giúp bảo mật mạng lõi, nhưng những trình xác thực này sau đó có thể tạo thành các tập hợp xác thực động hoặc riêng tư để vận hành mạng con.

Trên các mạng con này, trình xác thực có toàn quyền kiểm soát dữ liệu, mô hình kinh tế, máy ảo, … Có nghĩa là, tập hợp các trình xác thực có thể chuyển các máy ảo từ bất kỳ mạng blockchain nào khác để thay thế một cách hiệu quả cơ chế đồng thuận cơ bản, tối ưu hóa hiệu suất của các mạng đó và logic hợp đồng thông minh.

Staking hoạt động như thế nào trên Avalanche?

Staking là cơ chế tự nhiên để tham gia vào mạng mở và đưa ra lập luận kinh tế trực tiếp: xác suất thành công của một cuộc tấn công tỷ lệ thuận với hàm chi phí tiền tệ được xác định rõ ràng. Các node staking có động cơ kinh tế để hành động có đạo đức và tránh hành vi có thể làm tổn hại đến giá trị stake của họ.

Một node muốn tham gia vào mạng có thể tự do làm như vậy bằng cách đặt trước và khóa một khoản tiền không thể di chuyển trong một khoảng thời gian xác định do chủ sở hữu token xác định. Sau khi được chấp nhận, không thể hoàn nguyên hoặc mở khóa số tiền đã stake để đảm bảo rằng các node chia sẻ cùng một chế độ xem ổn định mạng. Và tốt hơn nữa, đối với cả chủ sở hữu token và mạng, stake này không phải chịu bất kỳ chi phí bảo trì bổ sung nào.

Không giống như các hệ thống khác cũng đề xuất cơ chế PoS, AVAX không sử dụng slashing và do đó, tất cả stake sẽ được trả lại khi hết thời gian staking.

Slashing là hành động định hướng giao thức, trong đó trình xác thực buộc phải mất một tỷ lệ các token được stake vì hành vi mà mạng xem là không trung thực hoặc hoạt động sai quy định. Những hình phạt này được áp dụng mà không có bất kỳ sự can thiệp nào của con người và có thể được thực hiện cho một cái gì đó như sự cố mất điện khiến node ngoại tuyến.

Đã có nhiều tranh luận về slashing, nhưng thực tế là nó khiến staking trở nên khó đoán (có thể không khuyến khích sự tham gia) và hiệu quả hơn trong việc trừng phạt các lỗi vô tội của phần mềm hoặc phần cứng trên máy khách thay vì là biện pháp bảo đảm bảo mật.

Chúng tôi tin tưởng vào việc xây dựng “công nghệ bình tĩnh” mạnh mẽ nhưng có thể dự đoán được. Trong công nghệ được thiết kế cho những thách thức của thế giới thực, đừng quá tự tin vào việc tuân thủ các điều kiện hoàn hảo.

Với Avalanche, các token stake không bao giờ có nguy cơ bị đàn áp mạng do bị lỗi.

Nhóm nghiên cứu Avalanche

Ava Labs, công ty đứng sau nền tảng Avalanche, được đồng sáng lập bởi Giáo sư khoa học máy tính Emin Gün Sirer của Đại học Cornell, thuộc Ivy League, nhóm 8 trường đại học danh giá nhất nước Mỹ, Tiến sĩ khoa học Kevin Sekniqi và Maofan “Ted” Yin – tác giả của HotStuff Protocol được sử dụng trong Libra (nay là Diem) của Facebook.

Một số thành viên của Ava Labs | Nguồn: Ava Labs

Họ đã tụ họp thành một nhóm chuyên gia đẳng cấp thế giới về khoa học máy tính, kinh doanh, kinh tế, tài chính và luật với các văn phòng tại Ithaca, New York City, và một số thành viên trên khắp thế giới.

“Chúng tôi là những cá nhân đam mê tạo ra một thế giới dịch vụ tài chính dễ dàng bằng cách xác định lại cách mọi người xây dựng và sử dụng ứng dụng tài chính,” team tự giới thiệu.

Đồng sáng lập kiêm CEO Emin Gün Sirer

Trước Avalanche, Emin là giáo sư khoa học máy tính tại Đại học Cornell, tập trung nghiên cứu vào hệ điều hành, mạng và hệ thống phân tán. Ông nổi tiếng vì đã triển khai loại tiền đầu tiên sử dụng Proof-of-Work (PoW) để đúc tiền, đồng tác giả một số bài báo nổi tiếng, mô tả quy mô và tập trung của tiền điện tử hiện có, đã bản thảo cho các giao thức on-chain và off-chain,…

Ông là Giám đốc công ty Cryptocurrencies and Smart Contracts (IC3), nơi mới nhận được giải thưởng và tiền đầu tư từ Chainlink.

Chủ tịch John Wu

John Wu có hơn 20 năm kinh nghiệm làm giám đốc điều hành fintech – gần đây nhất là Giám đốc điều hành của SharesPost Digital Assets Group – và nhà đầu tư công nghệ tại các công ty như Tiger Management, Kingdon Capital và Sureview Capital (được hỗ trợ bởi Blackstone Group). John đã tham gia Avalanche như một phần trong việc mua lại Investery, một nền tảng SaaS do anh thành lập để tạo điều kiện cho nhà đầu tư khám phá, quản lý và giao dịch các tài sản thị trường tư nhân.

CPA Maofan “Ted” Yin

Ted đam mê thiết kế và xây dựng các hệ thống phân tán thực tế, giải quyết các vấn đề cơ bản như khả năng chịu lỗi, thiếu hiệu quả đồng thuận và hệ thống ngang hàng. Các công trình nghiên cứu của ông bao gồm các giao thức Snow / Avalanche và giao thức HotStuff, là giao thức đồng thuận nền tảng được sử dụng bởi Facebook Libra.

COO Kevin Sekniqi

Trước Avalanche, Kevin là một ứng cử viên tiến sĩ về Khoa học Máy tính tại Cornell, tiến hành nghiên cứu trong các hệ thống phân tán, mật mã, bảo mật và kinh tế. Trước đây, ông đã nghiên cứu và kỹ thuật phần mềm tại các tổ chức nổi tiếng, bao gồm cả Microsoft và NASA JPL.

Dự án này được cố vấn bởi Maureen O’Hara, Giáo sư Tài chính tại Trường Quản lý Johnson, Đại học Cornell và Adam Kravetz, Giám đốc vận hành của ETF Market Making and Arbitrage, và hàng loạt các công ty về tài chính, đầu tư.

Avalanche khác với Bitcoin như thế nào?

Khi so sánh với Bitcoin, Bitcoin Cash và các đồng coin sử dụng thuật toán PoW khác, Avalanche có thể trông hoàn toàn khác, nhưng chúng thực sự có một số điểm chung.

Avalanche là tài sản có vốn hóa cố định, tối đa 720 triệu AVAX đang lưu hành. Nó sử dụng mô hình UTXO của Satoshi để xác thực sử dụng một lần và tạo điều kiện thanh toán, thay vì mô hình tài khoản. Ngoài ra, Avalanche cấu trúc các giao dịch như Segwit, không có vấn đề tương thích ngược và sử dụng định dạng địa chỉ Bech32 để giảm thiểu lỗi, tối đa hóa khả năng đọc.

Tuy nhiên, không giống như Bitcoin, đồng thuận Avalanche được thiết kế để đạt tốc độ, khả năng mở rộng và tính linh hoạt trong việc triển khai.

– Bitcoin đạt độ hoàn thiện giao dịch trong 1 giờ. Các giao dịch Avalanche đạt độ hoàn thiện chưa đến 1 giây.

– Sản xuất blockchain của Bitcoin tập trung vào khoảng 20 pool khai thác và miner. Avalanche có thể chứa hàng nghìn đến hàng triệu nhà sản xuất khối mà không làm rò rỉ giá trị ra khỏi hệ thống.

– Bitcoin có thể tạo điều kiện cho ~7 giao dịch mỗi giây Avalanche đã đạt được 6,500 giao dịch mỗi giây, chứng tỏ nó có thể đáp ứng thông lượng tương đương công ty thanh toán lớn nhất thế giới Visa.

Avalanche sử dụng mô hình PoS để bảo mật mạng, vừa thân thiện với môi trường vừa không yêu cầu các giàn khai thác chuyên dụng cao (đắt tiền) đã dẫn đến việc tập trung hóa hoạt động khai thác. Có nghĩa là, hàng nghìn đến hàng triệu cá nhân có thể tham gia đầy đủ vào Avalanche chỉ với một máy tính và kết nối internet. Đó là phân quyền thực sự.

Avalanche được triển khai một số đặc tính yêu thích của Bitcoin, nhưng tối ưu hóa phần còn lại của hệ thống cho các hợp đồng thông minh và phát hành tài sản.

Avalanche khác với Ethereum như thế nào?

Khi so sánh với Ethereum, những điểm tương đồng của Avalanche thể hiện rõ ràng hơn ở bề ngoài. Xét cho cùng, nền tảng hỗ trợ toàn bộ Ethereum Virtual Machine (EVM) và công cụ của nó – nhưng đi vào chi tiết, họ tiếp cận những thách thức chung theo những cách rất khác nhau.

Hiện tại, Ethereum sử dụng khai thác PoW như Bitcoin và đang chuyển sang PoS với Ethereum 2.0. Mặc dù PoW là nền tảng tuyệt vời cho các giao thức mạnh mẽ, nhưng nó đạt được sự ổn định bằng cách cố ý làm chậm hoạt động và xác nhận mạng. Một sự đánh đổi hoàn toàn có thể chấp nhận được trong luận điểm “vàng kỹ thuật số” của Bitcoin nhưng là một sự đánh đổi khó khăn đối với thế giới đang bùng nổ của DeFi.

Miễn là Ethereum sử dụng PoW, nó sẽ gặp khó khăn để mở rộng quy mô tham gia mà không phải chịu phí lớn và tắc nghẽn mạng. Phương pháp tiếp cận PoS của Ethereum 2.0 sẽ hữu ích, nhưng cũng tạo ra sự phức tạp và rủi ro thực thi đáng kể với cách tiếp cận mở rộng quy mô, “sharding” nhằm xử lý các giao dịch đồng thời thay vì liên tiếp.

Avalanche giải quyết thách thức mở rộng quy mô từ nền tảng tuyệt đối cho các mạng phi tập trung, đồng thuận. Các giao thức trong Avalanche có khả năng giao dịch dưới 1 giây, hỗ trợ hơn 4,500 giao dịch mỗi giây và mở rộng quy mô lên đến hàng triệu node xác thực tạo khối đầy đủ tham gia đồng thuận.

Không giống như Ethereum, nơi các ứng dụng phải cạnh tranh cho cùng một pool tài nguyên mạng hữu hạn, làm tăng phí cho tất cả những người tham gia, ứng dụng trên Avalanche có thể chạy trong các blockchain độc lập được xác thực bởi một bộ trình xác thực động, tùy chỉnh, được gọi là mạng con. Các mạng con này vẫn được kết nối với hệ sinh thái chuỗi rộng lớn hơn trên Avalanche, nhưng giờ đây, các mối quan hệ của chúng hoàn toàn là gia tăng giá trị (ví dụ: chuyển giao giá trị qua mạng) chứ không phải cạnh tranh.

Điều này không chỉ cho phép tạo ra các mạng con riêng tư mà còn cho phép nhà phát triển xác định quy tắc, kinh tế, người tham gia và bảo mật trong quá trình triển khai của họ.

Tương tự như cách đã chọn các phần yêu thích của Bitcoin, nền tảng đang triển khai một số cải tiến tuyệt vời của Ethereum và EVM, đồng thời thay đổi cơ chế cốt lõi để làm cho nó chạy nhanh hơn, nhẹ hơn và rẻ hơn.

Avalanche khác với những “Kẻ tiêu diệt Ethereum” khác như thế nào?

Nền tảng không coi mình là “Kẻ tiêu diệt Ethereum”. Nhiều người làm việc trên Avalanche đã thực hiện những bước đầu tiên trong lĩnh vực tiền điện tử với Ethereum và họ vẫn yêu cộng đồng Ethereum, cũng như trân trọng những gì nền tảng hợp đồng thông minh lớn nhất thế giới đã đạt được cho đến nay. Trên thực tế, Avalanche tin rằng họ đang bổ sung cho Ethereum như một loại mạng an toàn khi nó chuyển đổi sang Ethereum 2.0 với những rủi ro khi phát triển tiền điện tử lớn thứ hai theo vốn hóa thị trường.

Các dự án khi được gắn nhãn “Kẻ tiêu diệt Ethereum” chủ yếu là nhóm các giao thức đồng thuận Classical có giới hạn được hiểu rõ và nghiên cứu nhiều trong 40 năm qua.

Các dự án này thường thẳng thắn nhất về thông lượng và tốc độ giao dịch, đồng thời im lặng một cách đáng ngờ về sự phân cấp của họ (số lượng người tham gia mà một mạng có thể đáp ứng hoặc phụ thuộc vào các nhà lãnh đạo được chỉ định) và kết quả là sự đánh đổi bảo mật của các nhóm nhỏ có nhiều quyền kiểm soát.

EOS, TRON và một số mạng khác khi ra đời cũng tuyên bố mình là Kẻ tiêu diệt Ethereum, nhưng giờ các mạng này đã tự diệt trước vì quá tập trung, nơi chỉ có một công ty (Block.one với EOS) hoặc một vài cá nhân ảnh hưởng (như Justin Sun với TRON) có quyền sinh sát trên mạng. Hai token gốc của các mạng này đều đã bị đánh bật ra khỏi Top 15 Coinmarketcap.

Không giống như những Kẻ tiêu diệt Ethereum này, Avalanche đạt được độ hoàn thành giao dịch dưới 1 giây, thông lượng cao và hiệu quả mà không phải hy sinh phân cấp hoặc bảo mật.

Trên Avalanche, trình xác thực tiến hành các thử nghiệm riêng lẻ khi xác định node nào cần lấy mẫu. Mỗi node lấy mẫu mà không cần xem xét đến lựa chọn của các node khác. Không có ưu đãi hoặc doanh nghiệp mua chỗ ngồi đặc biệt để ngang hàng với các node có đặc quyền thấp hơn.

Nói rõ hơn, đó không phải là một cây kim dễ luồn chỉ. Đó là bước đột phá lớn đầu tiên trong hơn một thập kỷ để thực hiện điều mà các nhà khoa học và nhà nghiên cứu nghĩ rằng sẽ không bao giờ có thể đạt được.

Avanlanche cùng với Polkadot, Cardano là ba mạng blockchain PoS đáng chú ý nhất thị trường crypto trong năm 2021, hứa hẹn một đợt bùng nổ parabol.

Nguồn: Tapchibitcoin.io

Có thể bạn quan tâm

Mục lục