Tin nóng ⇢

Nhật Bản thúc đẩy Web3, quá trình chuyển đổi kỹ thuật số tăng tốc

Ông Fumio Kishida, thủ tướng Nhật Bản đã đề xuất phát triển Web3 trở thành ngành kinh tế của đất nước. Các nhà lập pháp đã phát hành sách trắng (whitepaper) để giải quyết vấn đề về thuế tiền điện tử và NFT, với các dự luật mới và các dự án liên quan đến Metavere trong năm 2023.

Thủ tướng Nhật Bản, ông Fumio Kishida. Ảnh: India Today

Thủ tướng Nhật Bản từng phát biểu: “Khi lực lượng lao động thu hẹp và nhu cầu cấp thiết phải tận dụng các công nghệ kỹ thuật số, Nhật Bản sẽ tích cực thúc đẩy chuyển đổi trong cả khu vực công và tư nhân.”

Đất nước mặt trời mọc cũng khuyến khích người dân ngừng sử dụng đĩa mềm, để cho cuộc cách mạng công nghệ mới, nhưng vấp phải nhiều chỉ trích. Từ quy định cho đến thuế, cách tiếp cận thận trọng của chính phủ Nhật Bản đối với Web3 cũng đang đe dọa vị trí của nước này với tư cách là nhà lãnh đạo toàn cầu trong ngành công nghiệp trò chơi.

Sau khi đảm nhận chức vụ, ông Kisida đề xuất Web3 sẽ là trụ cột của kinh tế Nhật Bản trong tương lai và cố gắng loại bỏ những quyết định kém hiệu quả trước đây.

Sự thúc đẩy của Nhật Bản

Chính phủ Fumio Kishida đã thành lập một văn phòng trực thuộc Bộ Kinh Tế, Thương Mại và Công Nghiệp dành riêng cho chính sách Web3, trong khi các cơ quann khác, bao gồm phụ trách tài chính, thuế và tư pháp, cũng có thể tham gia vào việc xây dựng chính sách tiền tệ kỹ thuật số.

Một số quan chức chính phủ đóng vai trò hàng đầu trong Web3, giảm bớt thời gian soạn thảo chính sách, khi có thể mất đến nhiều tháng.

Ông Takuya Hirai, cựu bộ trưởng chính sách CNTT-TT và chính trị gia nổi tiếng ủng hộ blockchain, chỉ định ông Masaaki Taira, chính trị gia Đảng Dân Chủ Tự Do lãnh đạo cuộc đánh giá chính sách NFT được ban hành vào tháng 1/2022. Ngay sau khi nhóm dự án được thành lập, Taihara Masaki đã nói trên phương tiện truyền thông xã hội rằng NFT và blockchain đại diện cho chiến lược tăng trưởng của Nhật Bản.

Ông Masaki Taihara là một nhà lập pháp dày dạn kinh nghiệm đã nắm giữ các vị trí chủ chốt từ năm 2005, có hiểu biết sâu sắc về cách thức hoạt động của việc ra quyết định LDP và đã thuyết phục ông Fumio Kishida ủng hộ nó.

Tuy nhiên, ông Akihisa Shiozaki, chính trị gia Đảng Dân Chủ Tự Do, người được bầu vào Hạ Viện năm 2021, đang dẫn đầu việc phát triển các đề xuất chính sách Web3. Đến tháng 4/2022, nhóm của ông phát hành “Whitepaper NFT – Chiến lược NFT trong kỷ nguyên Web3 của Nhật Bản”.

Ông Shiozaki nói với giới truyền thông rằng whitepaper rất độc đáo vì nó chỉ mất ba tháng hoàn thành, được soạn thảo bởi các quan chức chính phủ và luật sư. Thông thường, một quyết định cần trả qua trên dưới 10 cuộc họp, trong nhiều tuần liền, đồng thời thành lập một ủy ban cố vấn và tìm kiếm ý kiến ​​đóng góp của công chúng. Giờ đây, họ đã bỏ qua quy trình này, cắt giảm thời gian xuống còn chín tháng. Ông Shiozaki nói rằng: “Đáng lẽ chúng tôi phải chịu nhiều sự can thiệp của các bên liên quan. Hơn nữa, những lời hứa trong bài phát biểu của ông Kishida mang lại động lực chính trị mạnh mẽ để hỗ trợ các chính sách Web3.”

Vào tháng 6, Web 3 đã được đề cập trong “Chính sách Gutai” (Chính sách cơ bản cho hoạt động và cải cách kinh tế và tài khóa), một tài liệu phác thảo các kế hoạch rộng lớn của chính phủ Nhật Bản trong tương lai, nêu rõ luật về tiền điện tử sẽ được trình lên quốc hội Nhật Bản vào năm 2023.

Đến tháng 8, ông Fumio Kishida đã cải tổ lại nội các và bổ nhiệm ông Taro Kono, chính trị gia nổi tiếng, làm bộ trưởng kỹ thuật số của Nhật Bản. Được biết đến với sự sẵn sàng chống lại truyền thống quan liêu, Kono rất tích cực trên mạng xã hội. Trong thời gian giữ chức ngoại trưởng, ông đã gặp gỡ Vitalik Buterin, nhà đồng sáng lập Ethereum. Anh ấy cũng yêu cầu 2,4 triệu người theo dõi Twitter của mình tạo ảnh đại diện kỹ thuật số. Kono sẽ là nhân vật chủ chốt trong việc thúc đẩy chính sách Web 3 của Nhật Bản.

Mới đây, Bloomberg cho biết trong bài báo ngày 19/10, trong một tài liệu nội bộ của chính phủ Nhật Bản, thể hiện sự nới lỏng các quy định về tiền điện tử của các cơ quan quản lý từ bây giờ, đơn giản hóa các thủ tục niêm yết token và hạ thấp rào cản gia nhập thị trường để giúp các công ty khởi nghiệp cạnh tranh trong thị trường Nhật Bạn.

>> Đọc thêm: Ngân hàng Nhật Bản Bitbank sắp niêm yết Cardano (ADA)

Ông Genki Oda, phó chủ tịch của Hiệp Hội Trao Đổi Tài Sản Kỹ Thuật Số Nhật Bản, nhận xét rằng đến tháng 3/2024, hiệp hội có thể giảm bớt sự giám sát đối với các tài sản tiền điện tử mới.

Cải cách thuế và tình trạng thiếu hụt nhân tài

Sự phát triển của các loại tiền điện tử gặp phải một trở ngại lớn ở Nhật Bản – vấn đề thuế. Hiện tại, Nhật Bản áp thuế 30% đối với các khoản thu nhập và lợi nhuận trước thuế của các nhà đầu tư tiền điện tử, có nghĩa cả quỹ đầu tư, sàn giao dịch và nhà đầu tư cá nhân đều buộc phải nộp thuế.

Ông Yuzo Kano, nhà đồng sáng lập sàn giao dịch tiền điện tử bitFlyer, cho biết Hiệp Hội Blockchain Nhật Bản (JBA) muốn chính phủ bãi bỏ thuế doanh nghiệp đối với lợi nhuận trước thuế từ các công ty phát hành hoặc nắm giữ tiền điện tử, với tỷ lệ 20% giống như cổ phiếu. Thu nhập từ tiền điện tử bị đánh thuế theo tỷ lệ và chỉ khi các cá nhân chuyển đổi thành tiền tệ fiat. Whitepaper của NFT cũng gợi ý rằng chỉ nên nộp thuế khi thu được lợi nhuận.

Vào tháng 8, Cơ Quan Dịch vụ Tài chính Nhật Bản và Bộ Kinh Tế, Thương Mại và Công Nghiệp cho biết họ có ý định sửa đổi luật thuế doanh nghiệp để những công ty chỉ nộp thuế khi họ thu được lợi nhuận từ việc bán tiền điện tử.

>> Đọc thêm: Binance lên kế hoạch trở lại thị trường Nhật Bản

Các cuộc tranh luận về các vấn đề thuế ở Nhật Bản thường diễn ra từ tháng 11/2021 và đang được đề xuất cải cách thuế của đảng cầm quyền.

Hiệp Hội Doanh Nghiệp Tiền Điện Tử Nhật Bản và Hiệp Hội Blockchain Nhật Bản đã trình bày các đề xuất cải cách thuế cho chính phủ. Ông Yuzo Gana sẽ đệ trình đề xuất lên Cơ quan Dịch vụ Tài chính (FSA) với tư cách là người đứng đầu JBA và có kế hoạch giải thích với những người trong quốc hội.

Ông Shiozaki Akihisa gọi cải cách thuế là một phép thử quan trọng về việc liệu chính phủ có đang coi trọng ngành công nghiệp tiền điện tử hay không.

Ông Sota Watanabe, nhà sáng lập Astar Network, cho biết do các luật thuế mà Nhật Bản đang gặp bất lợi đáng kể so với các khu vực pháp lý như Singapore và Dubai.

Mặt khác, ông Masakazu Masujima, một đối tác tại công ty luật Mori Hamada và Matsumoto, đồng thời là một cựu quan chức tại Cơ Quan Dịch Vụ Tài chính, cho rằng nên đơn giản hóa quy trình niêm yết tiền điện tử rườm rà hiện tại.

Về NFTs, ông Shiosaki nói rằng các công ty liên quan đến NFT đang tìm kiếm các dịch vụ kế toán và kiểm toán đã phàn nàn rằng các công ty này không thích giao dịch với tiền điện tử vì thiếu các quy tắc và tiền lệ kế toán rõ ràng.

Ngoài ra còn có câu hỏi là làm thế nào để thu hút những tài năng tốt nhất trong ngành công nghiệp tiền điện tử phát triển ở Nhật Bản. Theo quan điểm của Watanabe, Nhật Bản chưa có nhiều dự án thành công nổi bật và đang tụt hậu về mặt tích lũy nhân tài. Trong khi cải cách thuế được hoan nghênh, chính phủ cần phải làm nhiều hơn nữa để thu hút các doanh nhân đến Nhật Bản. Ông đề nghị giới thiệu các loại thị thực nhập cảnh mới để thu hút tài năng hàng đầu từ khắp nơi trên thế giới.

Masakazu Masujima tin rằng “Whitepaper NFT” là một bản tóm tắt về những thay đổi nhỏ trong hệ thống pháp luật chứ không phải là một chiến lược thay đổi lớn. Hiện tại, FSA quan tâm nhiều hơn đến các quyết định của cộng đồng quản lý quốc tế hơn là việc xây dựng các chính sách địa phương. Ông nói: “Đã đến lúc chúng ta phải vẽ một bức tranh toàn cảnh.”

Công dân cần cởi mở hơn

Từ quan điểm thiết kế cấp cao nhất, Web3 của ông Fumio Kishida đang tiến triển một cách hiệu quả, nhưng “trở ngại lớn nhất là để mọi người hiểu những gì chúng ta đang nói,” ông Shiozaki Akira nói.

Ở Nhật, máy fax vẫn còn phổ biến và hầu hết người dân vẫn sử dụng tiền mặt để thanh toán. Một số thủ tục hành chính có thể được thực hiện trực tuyến, nhưng nhiều cơ quan Nhật Bản vẫn yêu cầu ứng viên phải mang theo giấy tờ đến văn phòng và đóng dấu xác nhận danh tính.

Chính phủ Nhật Bản đã phát triển một ứng dụng, Cocoa, để theo dõi sự bùng phát của COVID-19, nhưng nó không được ưa chuộng và không mang lại hiệu quả như mong muốn.

Ngay từ năm 2016, Nhật Bản đã ra mắt hệ thống ID kỹ thuật số, nhưng tỷ lệ sử dụng chưa cao. Gần đây, chính phủ đã tăng cường thúc đẩy kỹ thuật số, nói với công dân rằng họ phải đăng ký ID kỹ thuật số hoặc có nguy cơ không thể sử dụng bảo hiểm y tế công cộng. Thuật ngữ “My number”, tức con số của tôi, đại diện cho ID kỹ thuật số, có một con chip tích hợp và được liên kết với giấy phép lái xe và các bảo hiểm y tế (thẻ cứng đang được sử dụng sẽ hết hiệu lực vào cuối năm 2024).

Sau một vài vụ lùm xùm về các vấn đề như rò rỉ, nhiều người Nhật không tin tưởng vào cách xử lý dữ liệu kể trên.

Ông Hidenori Watanave, giáo sư tại Đại Học Tokyo, cho biết có thể cần một điều gì đó quyết liệt để người dân Nhật Bản chấp nhận sự thay đổi, giống như Nhật Bản đã biến thành một cường quốc kinh tế sau thất bại nặng nề trong Thế Chiến thứ hai. “Sự không đồng tình rộng rãi trong công chúng,” ông nói.

Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với Associated Press, ông Taro Kono thừa nhận rằng cần phải làm việc nhiều hơn nữa để thuyết phục người dân Nhật Bản về lợi ích của số hóa. “Để tạo ra một xã hội kỹ thuật số, chúng ta cần nỗ lực phát triển cơ sở hạ tầng mới.”

Nhật Bản từng khuynh đảo thế giới khi những gã khổng lồ về trò chơi như Nintendo và Sega xuất hiện, những trò chơi như Super Mario, Sonic the Hedgehog và Game Boy đã làm mưa làm gió trên toàn cầu trong nhiều thập kỷ. Tuy nhiên, Nhật Bản chưa để lại dấu ấn rõ ràng trong không gian GameFi. Các chuyên gia lo lắng rằng nếu điều đó không sớm thay đổi, toàn bộ ngành công nghiệp trò chơi sẽ gặp rủi ro.

>> Đọc thêm: Bandai Namco, SEGA – Hai gã khổng lồ trò chơi truyền thống nhắm đến blockchain game

Vào tháng 7, Đại Học Tokyo thông báo rằng họ sẽ mở các khóa học đầu tiên trong Metaverse, cung cấp cho mọi người từ học sinh trung học đến người lớn có việc làm.

Ngày 2/9, chính phủ Nhật Bản đã trao giải thưởng NFT cho bảy thị trưởng vì nỗ lực truyền tải thông tin đến các địa phương bằng cách sử dụng công nghệ kỹ thuật số. Đây là lần đầu tiên chính phủ Nhật Bản sử dụng NFT để vinh danh các quan chức và ông Fumio Kishida cũng tham dự lễ trao giải. Tuy nhiên, những NFT
không có giá trị về mặt hiện kim, chúng tương tự món quà kỷ niệm được nhận từ chính phủ.

Những doanh nghiệp tư nhân có bước tiến tốt hơn. Vào tháng 7, Sumitomo Mitsui Banking, gã khổng lồ ngân hàng Nhật Bản đã nhảy vào không gian Web 3, khởi động các dự án NFT và Web 3 hợp tác với công ty blockchain HashPort.

Trước đó, SoftBank đã đầu tư vào một số công ty Web 3 thông qua Quỹ Tầm Nhìn 2. Tập đoàn ngân hàng lớn nhất Nhật Bản, Mitsubishi UFJ Financial Group, đã ký một thỏa thuận Animoca Brands để hỗ trợ sự phát triển của thị trường NFT, trong khi tổ chức dịch vụ tài chính Nomura Securities đã ký một thỏa thuận với tập đoàn SBI để khởi chạy Web A tập trung vào đầu tư công ty con mới của dự án Web3.

Có thể bạn quan tâm

Mục lục