Hedera Hashgraph là một hình thức mới của đồng thuận phân tán. Giống như các nền tảng ngang hàng khác, nó loại bỏ việc cần thiết bắt buộc phải có một người trung gian để hoàn thành các giao dịch.
Trang web của họ có viết: “Nền tảng nhanh như chớp (với khoảng 10.000 giao dịch mỗi giây), công bằng, an toàn và không giống như một số nền tảng dựa trên blockchain, không yêu cầu proof-of-work tính toán nặng nề”.
Proof-of-work thuộc về một phần dữ liệu khó sản xuất nhưng dễ xác minh. Trong không gian của tiền điện tử, nó được sử dụng trên các blockchain để xác minh các giao dịch là hợp pháp. Nó giúp đảm bảo cho blockchain có thể chạy trong suốt nhất có thể.
Hedera Hashgraph là gì?
Trang web Hedera lưu ý rằng nền tảng này có thể xử lý hàng trăm nghìn giao dịch mỗi giây và có thể xác minh hơn một triệu chữ ký mỗi giây.
Nền tảng được cho là đảm bảo rằng không có người dùng nào chặn luồng giao dịch xâm nhập vào cộng đồng. Họ cũng tuyên bố rằng không một nhóm người nhỏ nào có thể ảnh hưởng đến trật tự đồng thuận của các giao dịch, họ nêu rõ, “các tính năng này chưa có trong nhiều công nghệ sổ cái phân tán, nhưng là một sự cần thiết cho các ứng dụng hiện có ngày nay”.
Hệ thống chịu lỗi đồng bộ Byzantine
Có một lý do tại sao tất cả những điều này rất hứa hẹn và tại sao Hedera Hashgraph có thể có khả năng cách mạng hóa cách thức hoạt động của các ứng dụng. Điều này là do Hedera sử dụng “asynchronous Byzantine fault tolerance” (aBFT – tạm dịch: hệ thống chịu lỗi đồng bộ Byzantine).
Trong một cuộc phỏng vấn podcast với Hidden Forces, người sáng lập và nhà khoa học trưởng tại Hedera Hashgraph, Tiến sĩ Leemon Baird tiết lộ rằng, “Byzantine fault tolerance (BFT – hệ thống chịu lỗi) có nghĩa là khi bạn cố gắng tìm ra thứ tự của các giao dịch, sẽ đến lúc bạn biết rằng bạn đã đạt được sự đồng thuận. Cuối cùng, BFT đồng nghĩa với ba điều sau:
- Chúng ta sẽ đạt đến sự đồng thuận
- Chúng ta sẽ biết khi nào chúng ta đạt đến sự đồng thuận
- Chúng ta sẽ không bao giờ sai – bạn được bảo đảm về mặt toán học, và sẽ đạt được chính xác sự đồng thuận tương tự.
Đó chính là Byzantine”.
Ông tiếp tục tuyên bố rằng BFT có thể đồng bộ toàn phần hoặc đồng bộ một phần. Nhưng dù bằng cách nào, cả hai đều được đảm bảo để tạo ra sự đồng thuận như nhau.
aBFT trong phạm vi của Hashgraph có nghĩa là “không có giả định nào về việc các tin nhắn được truyền qua internet có nhanh hay không, khiến nó trở nên linh hoạt trước các cuộc tấn công DDoS, các botnet và tường lửa. Hashgraph được bảo đảm về mặt toán học để đạt được sự đồng thuận và an toàn miễn là chỉ có ít hơn 1/3 số người tham gia là thành phần độc hại”.
Một cuộc tấn công DDoS là một cuộc tấn công độc hại nhằm phá vỡ lưu lượng truy cập bình thường của máy chủ đã bị nhắm mục tiêu. Nó sẽ áp đảo máy chủ/mạng bị nhắm mục tiêu bằng cách làm “ngập” nó với lưu lượng truy cập internet. Bằng cách ngăn chặn các cuộc tấn công DDoS, về mặt lý thuyết, Hashgraph có thể ngăn chặn những ảnh hưởng xấu làm gián đoạn nền tảng.
Giao thức “tin đồn” và các tính năng khác
Một tính năng khác trong Hashgraph là giao thức tin đồn đang được triển khai của họ. Các node (máy tính hoặc các thiết bị khác) trao đổi dữ liệu với các node khác để xây dựng cấu trúc dữ liệu Hashgraph được bảo mật bằng mật mã.
Trang web của Hedera lưu ý rằng, “sử dụng giao thức tin đồn này làm đầu vào, các node sẽ chạy thuật toán đồng thuận bỏ phiếu ảo giống như các node khác. Cộng đồng đạt được sự đồng thuận theo thứ tự thời gian mà không cần bất kỳ thông tin liên lạc nào qua internet”.
Tiền điện tử của Hedera là HBAR. Vì Hedera đã loại bỏ các thuật toán proof-of-work truyền thống, token HBAR sẽ có thông lượng cao, với mức phí thấp và các khoản thanh toán vi mô thực tế. Các nhà phát triển ứng dụng phi tập trung (dApps) cũng sẽ có thể thanh toán cho các dịch vụ trên mạng bằng HBAR. Những dịch vụ này bao gồm xử lý giao dịch, chạy hợp đồng thông minh và lưu trữ tệp.
Hợp đồng thông minh Hedera sẽ được viết bằng ‘Solidity’ trên mạng của họ. Các ứng dụng phi tập trung được xây dựng trên nền tảng Hedera Hashgraph có thể sử dụng các hợp đồng thông minh này với tốc độ và hiệu quả cao hơn bao giờ hết.
Các nhận xét cuối cùng
Dự án Hedera Hashgraph chắc chắn có tham vọng trong nỗ lực cạnh tranh với công nghệ blockchain. Mặc dù Hashgraph vẫn là một dạng công nghệ sổ cái phân tán, nhưng nó cũng không chính xác là một blockchain. Ban đầu, Hashgraph đã không có mã nguồn mở, cho đến khi những người tạo ra thuật toán Hashgraph cấp bằng sáng chế cho nó.
Tuy nhiên, vào tháng 10 năm 2018, Hedera đã phát hành Hedera SDK bằng Java. Kể từ khi phát hành SDK, các nhà phát triển đã có thể phát triển các ứng dụng dựa trên Hedera để sử dụng trên nền tảng. Nó cũng hỗ trợ ba dịch vụ đã được cung cấp trước đó: tiền điện tử, hợp đồng thông minh và lưu trữ tệp. SDK có thể được tìm thấy trên GitHub .
Hashgraph vẫn còn tương đối mới, và vẫn còn phải xem tiềm năng nó có thể trở nên mạnh mẽ như thế nào. Dường như tất cả các nền tảng đều đã sẵn sàng.
Tuy nhiên, vẫn còn những câu hỏi dai dẳng về việc nó được phân cấp như thế nào. Điều này là do họ có một hội đồng quản trị bao gồm 39 doanh nghiệp. Hedera tin rằng hội đồng quản trị sẽ đảm bảo “không một thành viên nào có quyền kiểm soát và không một nhóm thành viên nhỏ nào có ảnh hưởng đến toàn bộ cơ chế”.
Mặc dù có sự đảm bảo từ Hedera, nhưng thực tế, nó không được phân cấp chính xác hoàn toàn nếu có quản trị giám sát nền tảng. Không phải là do hội đồng vốn đã mang tiếng xấu, nhưng cũng không rõ về vai trò của họ và quyền lực mà họ sở hữu. Không phải là họ sẽ làm gì đó sai trái, mà chỉ là họ có thể sẽ làm. Đây là một mối quan tâm được chia sẻ bởi nhiều người, người dùng Reddit u/quyhp đã chỉ ra vào năm 2018.
Thuật toán đồng thuận bỏ phiếu ảo có thể sẽ mang ý nghĩa lớn đối với tất cả các ứng dụng phi tập trung trong tương lai. Bằng cách loại bỏ proof-of-work, nó sẽ cho phép các ứng dụng và nền tảng hoạt động nhanh hơn khá nhiều. Thời gian sẽ chứng minh liệu nó có hoạt động tốt hay không.
Nguồn: Tapchibitcoin.io