Mapping out NFT Ecosystem
Trước khi đi vào phân tích sâu vào các dữ liệu của thị trường NFT, mình sẽ cùng anh em khái quát lại một cách tổng quan về các thành phần cầu tạo nên NFT Ecosystem:
Tổng quan NFT Ecosystem
Infrastructure Layer
Cơ sở hạ tầng của các nền tảng NFT
Cơ sở hạ tầng luôn là Layer quan trọng nhất để phát triển NFT Ecosystem, trong lớp Layer này sẽ được cấu tạo bởi 3 thành phần chính:
- Blockchain nền tảng.
- Storage.
- NFT Issuance.
1. Blockchain nền tảng
Blockchain nền tảng là yếu tố căn bản để phát triển NFT nói riêng và toàn bộ thị trường Crypto nói chung. Trong mảnh ghép này, anh em có thể thấy rằng hiện tại Ethereum vẫn là Blockchain nổi bật nhất đối với NFT.
Ngoài Ethereum, hiện tại cũng có thể kể đến một vài Blockchain khác được thiết kế riêng cho việc phát triển NFT như Flow, ImmutableX, Enjin, Wax,…
Hoặc một số Blockchain đã có sự phát triển rất mạnh và đa dạng về hệ sinh thái như Solana, Binance Smart Chain, Polygon, Avalanche,… hay Ronin, một sidechain được phát triển riêng phục vụ cho tựa game Axie Infinity.
Về các số liệu cụ thể mình sẽ phân tích và làm rõ trong phần sau của bài viết.
2. Storage
Tiếp đó chính là phần Storage, mình sẽ đưa ra một ví dụ để anh em có thể hiểu rõ về tầm quan trọng của mảnh ghép này.
Về bản chất, khi anh em mua một bức ảnh NFT trên Opensea thì anh em chỉ đang sở hữu những dòng code đơn thuần. Do hạn chế về việc lưu trữ của Blockchain hiện tại, nội dung của bức ảnh đó đang được lưu trữ tại một nơi khác. Và những dòng code anh em sỡ hữu trên Blockchain (hay NFT) không phải là nội dung bức ảnh, mà là bằng chứng cho việc anh em sở hữu bức ảnh Original.
Do thị trường NFT hiện nay phần lớn là các Collectibles, Artworks, Music, Video, … do đó Storage đóng một vai trò rất quan trọng.
3. NFT Issuance
Cuối cùng trong Infrastructure Layer là các NFT Issuance, các dự án giúp người dùng có thể tạo ra NFT từ tranh ảnh, video,… Một số dự án nổi bật trong mảng này có thể kể đến như Mintbase, Metaplex, Zora, OpenSea, …
Direct Application Layer
Các protocol ứng dụng trực tiếp các đặc tính của NFT
Đây là lớp Layer mà anh em quen thuộc và hay tiếp xúc nhất với Trend NFT cùng Play to Earn nổi lên gần đây. Layer này sẽ được cấu tạo bởi các dự án, các ứng dụng, hay đơn giản là các tác phẩm NFT được xây dựng trực tiếp dựa trên các cơ sở hạ tầng kể trên.
Ứng dụng đầu tiên và đơn giản nhất đó chính là Collectibles, đó là những bộ sưu tập tranh ảnh hoặc các Video, Gif, âm nhạc,… Tuy đơn giản nhưng mỗi khi Trend NFT nổi lên, chúng ta lại thấy những bức ảnh được giao dịch với giá hàng triệu USD và hiện tại đây cũng là ứng dụng phổ biến nhất của NFT.
Tiếp theo đó là các dự án hoạt động trong mảng Gaming và Metaverse Oriented. NFT trong các dự án này được ứng dụng với mục đích giúp cho người chơi thực sự sở hữu các tài sản trong Game hoặc các Virtual Worlds (thế giới ảo) mà không chịu sự kiểm soát của nhà phát hành như những tựa game truyền thống.
Ngoài Gaming và Collectibles là 2 ứng dụng phổ biến nhất của NFT hiện tại, thì chúng ta còn có nhiều các ứng dụng khác như:
- NFT Liquidity: Được sử dụng trong Uniswap V3 như một LP Token đại diện khi cung cấp thanh khoản cho nền tảng.
- Governance: Được Synthetix sử dụng trong việc quản trị.
- Identity: Anh em có thể tìm hiểu chi tiết về ứng dụng Danh tính của NFT tại đây.
- Mã hoá tài sản: Thông qua đặc tính duy nhất và không thể thay thế của NFT thì hoàn toàn có thể phát triển các ứng dụng liên quan đến xác thực tài sản.
- …
Derivative Application Layer
Như anh em có thể thấy, các dự án thuộc Layer này đều được xây dựng dựa trên sự tồn tại và phát triển của lớp bên trên.
Marketplace:
- Trend NFT nổi lên sẽ xuất hiện nhu cầu mua bán sở hữu NFT với nhiều mục đích khác nhau, do đó dẫn đến nhu cầu về Marketplace.
- Một số NFT Marketplace nổi bật trên thị trường hiện tại đó là Opeasea, Rarible, Binance NFT Marketplace, Superare,…
NFT Fractionalization:
- Rất nhiều NFT Collectibles hiện nay có giá “trên trời”, lên tới vài trăm nghìn cho đến vài triệu USD, mà nhu cầu mua bán lại cao, do đó đã xuất hiện nhu cầu chia nhỏ NFT để dễ tiếp cận và nâng cao tính thanh khoản.
- Fractional và Niftex là hai dự án hoạt động trong mảng này. Concept chung đều dựa trên việc chia nhỏ NFT thành các Fungible tokens và user có thể thu thập đủ các phần để nhận lại NFT ban đầu.
- Ngoài ra, với việc thanh khoản của NFT được gia tăng sẽ dẫn đến nhiều Use Case được áp dụng cho NFT Collectibles hơn, ví dụ như làm tài sản thế chấp cho Lending, hoặc có thể là nền tảng cho các dự án DeFi NFT Fractions phát triển.
NFT Liquidity Pools:
- Đây cũng là một hình thức khác của việc chia nhỏ NFT thành nhiều phần, nhưng thay vì từng NFT riêng lẻ thì users có thể Deposit nhiều NFTs vào một Pool và Mint ra token đại diện cho Pool đó.
- Các token này có thể được Add LP để nhận về phí giao dịch, hoặc là một hình thức để thành lập NFT DAO.
- Một số dự án nổi bật trong mảng này đó là NFT20, NFTX, Unicly,…
NFT Liquidity Management:
- Các dự án này hiện tại được phát triển trên nền tảng ứng dụng NFT làm LP Token của Uniswap v3.
- Một số cái tên có thể kể đến như Visor Finance, xToken, Multiple, Lixir,…
NFT DAO:
- Về cơ bản đây là các quỹ đầu tư Decentralized trong mảng NFT (Collectibles & Gaming).
- Ví dụ điển hình nhất anh em có thể thấy đó là Yield Guild Games, ngoài ra còn có UJENNY, FlamingoDAO,…
Aggregator & Interface Layer
Lớp cuối cùng là Interface, các nền tảng phát triển tập trung vào vấn đề giao diện cũng như tổng hợp tính năng của nhiều dự án khác nhau trên UI của mình. Để đơn giản thì anh em có thể hiểu các nền tảng này sẽ được xây dựng giống như cách 1Inch, Paraswap, OpenOcean,… nhưng được áp dụng trong NFT Ecosystem.
Một vài ví dụ có thể kể đến như:
- Audius: Nền tảng chia sẻ nhạc trực tuyến có thể kết nối trực tiếp người nghe với nhà sáng tác âm nhạc, cung cấp cho mọi người sự tự do phát hành, quản lý và kinh doanh các nội dung âm thanh.
- Showtime & Nifty: Social Networks cho các nhà sưu tập, nơi họ có thể trưng bày, chia sẻ và tương tác với bộ sưu tập các tác phẩm của mình cũng như của người khác.
Tuy không xây dựng những cơ sở hạ tầng nền tảng, tuy nhiên các Aggregator và Interface này lại giúp gia tăng trải nghiệm của người dùng, từ đó phổ cập NFT và các ứng dụng của nó một cách rộng rãi hơn.
Các con số về toàn cảnh thị trường NFT
Marketcap
Trong phần này mình sẽ đưa ra các số liệu tổng quan về Market Cap của:
- Các Token thuộc Category NFT nói chung.
- Các Collectibles & Gaming NFT.
- Các NFT của một số protocol khác.
Các token trên thị trường NFT
Theo thống kê của Coingecko, các Token thuộc Category NFT hiện tại đang có tổng vốn hoá lên tới $27.2B, bao gồm: 9349 Token các loại và chiếm khoảng 1.2% vốn hoá của thị trường Crypto.
Về Marketcap của các Collectibles và NFT Gaming, theo số liệu mình thu thập được từ Coinmarketcap thì vốn hoá của các NFT này lên tới $8B
Nếu anh em truy cập vào Website của Cryptoslam (cryptoslam.io – source data của Coinmarketcap) thì có thể thấy các NFT được thống kê tại đây hầu hết đều trên nền tảng Ethereum, Ronin (mạng lưới dành riêng cho Axie Infinity), Flow và Wax. Các Blockchain khác như BSC hay Solana vẫn chưa được thống kê tại đây.
Theo một nguồn số liệu mình tham khảo được tại Solanalysis (solanalysis.com), thì Marketcap của NFT trên Solana lên tới gần $400M, chưa kể đến việc nguồn này chưa liệt kê hết tất cả các Collections trên thị trường.
Vốn hoá của các Collectibles nổi bật trên Solana
Trên mạng lưới Binance Smart Chain (BSC), dù mình chưa tìm được nguồn số liệu để tham khảo, nhưng nhiều khả năng con số còn lớn hơn trên Solana rất nhiều, do BSC là hệ sinh thái chỉ đứng sau Ethereum hiện nay.
Chưa kể tới việc số liệu thống kê đến từ Coinmarketcap có thể tồn tại nhiều sai sót.
Ví dụ như Cryptopunks collection có tổng cung là 10,000 NFT, với mức giá trung bình khoảng $408,000 (theo The Block – chi tiết tại đây), thì Marketcap phải lên tới $4B.
⇒ Do đó, số liệu thực tế về Marketcap của NFT (Collectibles & Gaming) sẽ lớn hơn con số $8B rất nhiều.
Về số liệu của các protocol khác sử dụng ứng dụng NFT, hầu hết các dự án ở category này chưa phát triển nhiều, Marketcap của NFT chủ yếu vẫn nằm ở Uniswap v3 (LP Token NFT).
Tóm lại, marketcap của các token NFT (gồm 3 category kể trên) hiện tại đang ở khoảng gần $40B. Và số liệu thực tế có thể còn lớn hơn nữa do việc thống kê Marketcap nhiều khả năng vẫn còn nhiều sai lệch.
Khối lượng giao dịch
Theo thống kê từ The Block tại đây, khối lượng giao dịch NFT bùng bổ từ khoảng cuối tháng 7/2021 với khối lượng giao dịch mỗi tuần nằm trong khoảng $250M – $500M (trong thời gian cao điểm).
Volume giao dịch NFT
Đỉnh điểm khối lượng giao dịch NFT một tuần còn lên tới $750M – hơn $1B. Tổng khối lượng giao dịch NFT tính tới thời điểm hiện tại lên tới $8.5B (tổng hợp từ Cryptoslam).
Nếu so sánh với Volume giao dịch trên với Uniswap v3 (AMM hàng đầu trong thị trường DeFi) thì con số này chưa bằng ⅓ Volume giao dịch trong 1 tháng của UNI.
Volume giao dịch của Uniswap v3
Doanh thu của một số dự án nổi bật
Tuy có Volume giao dịch khá thấp khi so sánh với các nền tảng DeFi, nhưng khi xét trên doanh thu thì các nền tảng NFT lại đạt được những con số rất ấn tượng.
Mình sẽ liệt kê doanh thu của một số nền tảng dựa trên số liệu thu thập được từ Token Terminal (www.tokenterminal.com):
Khi “Zoom Out” bức tranh toàn cảnh về doanh thu của các protocol trên thị trường Crypto, thì anh em có thể thấy 2 dự án có doanh thu đứng đầu lại thuộc Category NFT.
2 dự án có doanh thu cao nhất hiện nay đều thuộc category NFT (Theo Token Terminal)
Tóm lại, sau khi thu thập và phân tích một số con số về tổng quan thị trường NFT, anh em có thể thấy rằng:
- Market cap của NFT nhìn chung không hề nhỏ: Chỉ tính riêng số liệu về vốn hoá thị trường của các NFT dạng sưu tầm đã lên tới $8B (chưa kể số liệu này còn nhiều sai sót và nhỏ hơn thực tế rất nhiều).
- Gaming & Collectibles là chủ yếu: Dựa trên các số liệu kể trên thì đây vẫn là 2 ứng dụng phổ biến nhất hiện nay của NFT.
- Doanh thu rất lớn: 2 dự án có doanh thu hàng đầu thị trường hiện tại lại thuộc mảnh ghép NFT.
- Tiềm năng tăng trưởng trong tương lai vẫn còn rất nhiều: Do trong tương lai sẽ xuất hiện nhiều Dapp hơn nữa được xây dựng trên nền của những Dapp hiện tại. Do đó tiềm năng phát triển và tối ưu hơn trên nhiều khía cạnh (doanh thu, users, tính ứng dụng,…).
NFT hiện tại đang được ứng dụng như thế nào?
Trong phần này, mình sẽ đi sâu vào số liệu của từng mảnh ghép nổi bật.
Arts & Collectibles
Chiếm phần lớn trong ứng dụng của NFT hiện nay, trong 3 tháng trở lại đây (thời gian cao điểm của NFT), tổng Volume giao dịch của Arts & Collectibles NFT đạt tổng cộng khoảng $2.8B (chiếm khoảng 58.7% tổng Volume giao dịch 3 tháng).
Volume giao dịch NFT trong 3 tháng trở lại đây (Nguồn: The Block)
Trong mảng này có một số bộ sưu tập nổi tiếng bao gồm: Art Blocks, CryptoPunks, Bored Ape Yacht Club, Cool Cats, Loot, Meebits, NBA Topshots, Hashmasks, Stoner Cats,…
Nhìn chung, do mức giá khá cao của các NFT trên khiến cho chỉ có ít người có thể sở hữu, dẫn đến số lượng Buyer và Owner khá thấp. Và mức giá cao của các NFT kể trên cũng là một bằng chứng cho việc nhu cầu của thị trường khá lớn.
Dựa trên sự chênh lệch về giá trung bình, tổng khối lượng sales với số lượng Owners chúng ta có thể thấy vấn đề đối với NFT Collectibles đó chính là thanh khoản thấp.
Số liệu tổng hợp từ The Block
Điều này dẫn đến việc thị trường NFT Collectibles hiện tại bất ổn định hơn so với Gaming khá nhiều (mình sẽ đưa số liệu Volume Trade của NFT Gaming ở phần dưới để làm rõ điều này).
Ngoài ra, khi tracking dữ liệu lịch sử của các NFT OG (những NFT có nhiều ý nghĩa lịch sử hoặc tính sưu tầm cao) như CryptoPunks, thì anh em đều có thể thấy giá sẽ có xu hướng tăng trong dài hạn.
Từ đó sẽ dẫn đến nhu cầu cho việc phát triển các dự án như:
- NFT Fractionalize: Giúp chia nhỏ NFT, khiến chúng có nhiều ứng dụng hơn và được phổ cập rộng rãi hơn, cũng như có thể mua bán như một tài sản đầu tư. Ngoài ra, thanh khoản cao cũng sẽ khiến giá cả NFT được ổn định hơn.
- NFT DAO: Mô hình định giá hoặc các quỹ đầu tư NFT (như UJENNY và Yield Guild Games).
Gaming
Cùng với NFT Collectibles, Gaming cũng là một ứng dụng phổ biến của NFT hiện tại với thị phần chỉ kém một chút so với Collectibles (chiếm khoảng 38.72%).
Dữ liệu tổng hợp từ The Block
Trong tháng 6 và tháng 7/2021, thị phần của NFT Gaming có có phần lấn lướt khi Trend Play to earn nổi lên. Tuy hiện tại thị phần đã giảm khá nhiều nhưng Volume giao dịch hiện tại vẫn khá ổn định so với NFT Collectibles kể trên.
Do tính chất của NFT Gaming khá khác so với NFT collectibles, nên thanh khoản của NFT tại Category này cũng lớn hơn, do đó Volume giao dịch cũng ít pump dump hơn so với NFT Collectibles.
Trong Category Gaming, anh em có thể thấy hiện tại Axie Infinity vẫn đang có thị phần gần như tuyệt đối về Volume giao dịch NFT.
Về Collection Net Worth, Axie Infinity vẫn chiếm phần lớn với 83.8%, sau đó là Sorare, Decentraland, The Sandbox, Alien Worlds,…
Tuy là một category ngang ngửa với Collectibles, nhưng hiện tại trong mảng Gaming vẫn chưa có dự án nào thực sự nổi bật để đánh bại Axie Infinity.
Collection Net Worth
Financial Utilities
Về các ứng dụng khác của NFT, như mình mapping out ở bên trên thì chủ yếu các ứng dụng khác của NFT hiện tại đều liên quan đến tài chính. Do vậy, Trong phần này phân tích các số liệu về các protocol:
- NFT Liquidity Management.
- Fractional & Liquidity Pools.
- NFT DAO.
Đầu tiên là các Protocol trong mảng NFT Liquidity Management, trong mảng này thì các dự án chủ yếu sẽ xoay quanh Uniswap V3, do đây là AMM đầu tiên và duy nhất ở thời điểm hiện tại triển khai thành công cơ chế cung cấp thanh khoản áp dụng NFT.
So với lượng thanh khoản hàng tỷ USD ở trên Uni v3 thì các Protocol kể trên vẫn chỉ đạt được những con số khá khiêm tốn về TVL. Hơn nữa, các vấn đề mà các dự án kể trên đang giải quyết vẫn còn đang có phạm vi khá hẹp, khó có khả năng scale.
Tiếp đó là các NFT Liquidity & Fractional Protocol, mình sẽ đưa ra một vài dự án cũng như thông số nổi bật dưới đây:
Do các protocol này khá mới nên các số liệu còn khá thiếu sót để phân tích do đó mình sẽ cập nhật cho anh em sớm nhất có thể.
Nghiên cứu số liệu của 2 protocol nổi bật trong Sectors này, chúng ta có thể thấy TVL hiện tại dù chưa lớn nhưng lượng Fee thu được so với TVL là khá ổn. Mức 0.06 của NFTX có thể tương đồng với các AMM có mức độ hiệu quả sử dụng vốn (Fee/TVL) hiện tại như Pancakeswap hay Sushiswap.
Cuối cùng đó là các dự án NFT DAO, một số liệu của các dự án nổi bật anh em có thể tham khảo dưới đây:
Có thể thấy mảng NFT DAO cũng đang đón nhận dòng tiền khá tích cực, đối với đầu tư NFT đơn thuần, FlamingoDAO cũng đã huy động được số vốn lên tới 7,920 ETH (~$27.7M), một con số khá ấn tượng.
Còn đối với Yield Guild Games, do có một danh mục cũng như chiến lược đầu tư khá đa dạng trong mảng Gaming mà số lượng tài sản ở trong Treasury của dự án là rất lớn.
Tóm lại, đối với các NFT Financial Utilities protocol, chúng ta có thể đưa ra một số kết luận:
- Đối với NFT Liquidity Management: Hiện tại tính ứng dụng cũng như phổ cập vẫn chưa cao, các protocol hoạt động còn nhiều điểm hạn chế.
- Đối với Fractional & Liquidity Pools: Số liệu hiện nay khá hạn chế, nhưng khi tham khảo một vài protocol nổi bật, anh em có thể thấy các nền tảng này có mức độ hiệu quả sử dụng vốn khá tốt.
- Đối với NFT DAO: Trong mảng đầu tư NFT đơn thuần, tuy có tính thanh khoản khá thấp nhưng cũng nhận được sự chú ý nhất định từ cộng đồng. Còn đối với mảng Gaming, dưới tác động của Trend Play to earn và đặc tính thanh khoản khá cao, cùng lợi nhuận có thể dự phóng đã thu hút được dòng vốn lớn đổ vào.
Dự phóng về NFT
Tổng quan Money Flow
Money Flow ở trong thị trường NFT khá khác so với DeFi do phát triển sau và tính liên kết giữa các dự án cũng chưa cao.
Anh em có thể quan sát thấy việc trend NFT nổi lên trong năm 2021 bắt nguồn từ các Collectibles, sau đó là Axie Infinity với trend Play to earn. Bản thân các Collectibles cũng như Gaming tại thời điểm đó hay thậm chí hiện tại cũng chưa có tính liên quan tới nhau nhiều.
Tuy nhiên trong bối cảnh hiện tại, với sự ra đời của nhiều nền tảng Interface, Aggregator hay Fractionalize & NFT Liquidity Pool,… thì tính liên kết trong thị trường NFT đã được nâng cao.
Do đó theo góc nhìn của mình, NFT Money Flow sẽ có cấu trúc tổng quát như sau:
Tổng quan Money Flow NFT
Nguyên lý chung của dòng tiền sẽ là đi từ những thứ nền tảng đến những ứng dụng được xây dựng từ sự phát triển có sẵn của nền tảng đó.
Đối với mảng Aggregator hoặc Interface thì không hẳn sẽ là phát triển sau cùng. Layer này hoàn toàn có thể phát triển song hành với Direct Application Layer, một ví dụ rất thực tiễn đó chính là Audius, một dự án rất thành công trong mảng âm nhạc.
Ngoài ra, anh em ngoài việc theo dõi sự phát triển theo Layer vĩ mô thì cũng nên theo dõi sự phát triển theo vi mô.
Ví dụ đó chính là với sự tăng giá chóng mặt của NFT, nhu cầu gia tăng mà lại khó sở hữu do tính độc nhất của NFT, sẽ dẫn đến nhu cầu đối với NFT Fractionalized & Liquidity Pool. Tiếp đó có thể là các nền tảng NFT DAO hoặc Yield Optimizing được build tiếp trên đó.
Và chuỗi phát triển này hoàn toàn có thể độc lập với sự phát triển của NFT Gaming. Do đó chúng ta nên linh động trong việc theo dõi dòng tiền cũng như sự phát triển theo Layer trong cả vi mô lẫn vĩ mô.
Dự phóng đối với từng Category
1. Infrastructure
Hiện tại đối với các mảng Infrastructure như Blockchain hay Storage trên thị trường, anh em có thể thấy đã có Market Cap khá lớn.
Một số ví dụ điển hình như FLOW, THETA, ENJ,… đã có Marketcap lên tới vài tỷ USD. Do đó đối với Layer cơ sở hạ tầng Blockchain nền tảng hiện tại, chúng ta có khá ít cơ hội đầu tư với mức ROI với 2 chữ số trở lên.
Nhưng đây cũng là một category khá an toàn so với category khác, do hiện nay đã có nhiều token được coi là Blue-chip trên thị trường.
Trong mảng cơ sở hạ tầng có một mảng mình khá chú ý đó chính là Cross-chain NFT. Do khi nhiều hệ sinh thái NFT trên nhiều Blockchain phát triển thì nhu cầu đối với khả năng tương tác đa chuỗi là rất lớn.
Trong tương lai khi NFT được phổ biến rộng rãi thì nhu cầu sở hữu đối với các token của Blockchain nền tảng cũng gia tăng (cần thiết để làm phí giao dịch, tham gia trao đổi, tương tác trong hệ sinh thái NFT trên Blockchain đó,…).
2. Direct Application Layer
Trong Layer này anh em có thể thấy mình đã đưa khá nhiều số liệu về sự phát triển của NFT Collectibles hay NFT Gaming. Thực tế thì Layer này hiện tại tuy đã khá phát triển nhưng không phải không còn các cơ hội cho ROI ấn tượng.
Ở mảng NFT Collectibles:
Theo cá nhân mình thấy đã khá bão hoà, và việc đầu tư các NFT này cũng khó có thể đảm bảo hay xác định được lợi nhuận trong tương lai.
Tiềm năng tăng trưởng ở mảng này có thể nằm ở việc sẽ có Collections, các tác phẩm thực sự chất lượng với nhiều hiệu ứng (như 3D, hỗ trợ trải nghiệm VR,…).
Ở mảng Gaming:
Trong mảng này dù đã khá phát triển với Trend Play to earn, nhưng dựa trên số liệu về Axie Infinity Dominance hiện tại thì mình thấy tiềm năng trong mảng này vẫn còn khá lớn.
Đặc biệt đối với các tựa game thiết kế theo concept Metaverse như My neighbor Alice, Decentraland, The Sandbox. Do các tài sản trong đây (đất đai, nhà cửa,…) có thể sinh lời cũng như có giá trị sưu tầm rất lớn.
Ngoài ra, Metaverse cũng là một concept rất tiềm năng trong tương lai và blockchain là một môi trường rất phù hợp để phát triển Metaverse, do đó các tựa game này không thể bỏ qua.
Đối với các tựa game khác, trong thời gian sắp tới nhiều khả năng chúng ta sẽ thấy sự trầm lắng của thị trường để các tựa game với đồ hoạ, cốt truyện có chiều sâu thực sự, cũng như có những nguồn lực đến từ những Studio làm Game chuyên nghiệp hơn có thời gian phát triển.
Đối với một số ứng dụng trực tiếp khác của NFT:
Trong Category này hiện tại cơ hội đầu tư cũng như bức tranh tương lai khá bất định, do đó mình sẽ cập nhật cho anh em sớm nhất khi có cơ hội thực sự trên thị trường.
3. Derivative Application
Như phân tích một số số liệu bên trên, anh em có thể thấy rằng hiện tại category này chưa được nhiều người chú ý đến. Hơn nữa, chúng ta có thể thấy nhu cầu với các sản phẩm NFT Collectibles hay Gaming tuy đã hạ nhiệt nhưng vẫn còn khá lớn và có tiềm năng tăng trưởng trong dài hạn.
Do đó, nhiều khả năng đây sẽ là Category đón dòng tiền trong thời gian sắp tới và anh em có thể tìm thấy nhiều cơ hội đầu tư tại đây.
Từ nhu cầu đối với NFT Collectibles:
Hiện tại các NFT Collectibles có giá rất cao, thanh khoản thấp, khó mua bán mà thị trường sẽ có các thời điểm rất hứng thú với những bộ sưu tập này. Đây là cơ hội để cho các nền tảng NFT Fractionalized & Liquidity Pool hay NFT DAO phát triển.
Mặc dù vậy, mảng đầu tư theo mình vẫn là khá bất định do yếu tố định giá hoặc cộng đồng đối với các tác phẩm NFT là khá khó xác định.
Do đó khi đầu tư những dự án này, anh em cần phải đánh giá dựa trên sự hứng thú của thị trường đối với các sản phẩm này là nhất thời hay có thể phát triển trong dài hạn.
Từ nhu cầu đối với NFT Gaming:
Các cơ hội rõ ràng nhất có lẽ là các NFT DAO với ví dụ điển hình là Yield Guild Games.
NFT DAO trong mảng này khá khác so với Collectibles ví các tài sản trong game có thể định giá dựa trên dòng tiền, cũng như cộng đồng Gaming đông hơn dẫn đến việc thanh khoản dễ dàng hơn.
Từ nhu cầu đối với mảng Marketplace:
anh em cũng nên chú ý do hiện tại Opensea vẫn là nền tảng chính tại đây. Cũng như vừa qua đã có Bug và tình trạng không minh bạch xảy ra trên nền tảng này. Đây là cơ hội rất tốt để các marketplace khác vươn lên và chiếm thị phần.
Từ nhu cầu đối với NFT Liquidity Management:
NFT Liquidity Management được phát triển trên nền Uniswap v3 (hoặc các protocol tương tự trong tương lai).
4. Aggregator & Interface
Cơ hội đầu tư trong mảng này mình thấy cũng khá hấp dẫn do:
- Là những nền tảng phát triển tiếp cận với End-users với việc tối ưu giao diện và tính năng.
- Dẫn đến mức độ tiếp cận khách hàng là tốt hơn, khả năng scale lớn.
Theo góc nhìn của mình, dự án thành công nhất đó chính là Audius với việc kết hợp Interface, Aggregator và xu hướng Social token. Hiện tại, với mảng này mình chưa thấy thêm nhiều cơ hội nhưng cũng có một vài sự kết hợp mình thấy anh em nên chú ý:
- Interface, Aggregator & Social Token.
- NFT Liquidity Management Aggregator (một phiên bản All-in-one đầy đủ các dịch vụ quản lý và tối ưu thanh khoản).
- Interface, Aggregator & NFT DAO – đây là nơi giúp anh em quản lý và tối ưu portfolio NFT Gaming & Collectibles.
Ngoài ra, nếu anh em thấy cơ hội hay keywords đáng chú ý nào trong mảng này thì có thể comment xuống bên dưới để cùng thảo luận nhé!
Tổng kết
Như vậy, NFT hiện tại đã và đang khá phát triển với rất nhiều các ứng dụng khác nhau. Giờ đây, NFT không chỉ đơn thuần là các bức ảnh mà có thể là các vật phẩm Gaming, ứng dụng Metaverse, làm LP Token cho AMM,… cũng như những ứng dụng trên là nền tảng để rất nhiều nền tảng phát sinh khác tạo nên một hệ sinh thái NFT rất đa dạng.
Tuy đã và đang được phát triển với rất nhiều protocol nhưng thông qua các số liệu mình phân tích kể trên thì anh em có thể thấy rằng dòng tiền NFT hiện tại vẫn đang tập trung khá nhiều vào các mảng như Collectibles & Gaming.
Đặc biệt trong từng mảng thì dòng tiền cũng mới chỉ tập trung vào một số dự án cũng như Collection nhất định (Collectibles chúng ta có CryptoPunks, NBA Topshot,… Gaming thì chỉ tập trung ở Axie Infinity). Nhưng đây cũng là cơ hội để anh em có thể tìm ra được các dự án với mức tăng trưởng ấn tượng trong tương lai.
Theo C98