Mọi người đều muốn sở hữu tài sản kỹ thuật số riêng biệt, không trùng lặp nhằm khẳng định giá trị bản thân, NFT hội tụ nhiều đặc điểm của nền tảng blockchain và được cộng đồng ủng hộ mạnh mẽ.
NFT là gì?
Non-fungible token (NFT) là một tài sản kỹ thuật số trên blockchain. NFT được tạo ra bởi thuật toán và duy nhất, không thể thay thế. NFT thể hiện thông qua các tác phẩm nghệ thuật nhằm truyền cảm hứng đến mọi người, ngoài ra nó còn có thể là tài liệu Word, bản ghi âm, PDF hoặc thậm chí là một tweet.
NFT được ứng dụng trong nhiều trường hợp, chúng ta có thể yên tâm tính linh hoạt của chúng sẽ phát triển đều đặn và sẽ có nhiều cơ hội để sinh lời. Số lượng ứng dụng NFT đã tăng lên với tốc độ nhanh chóng, nếu bạn là nhà đầu tư NFT thì hãy kiên nhẫn chờ đợi bùng nổ của thị trường này.
Tổng quan về thị trường NFT
NFT bùng nổ vào năm 2021 khi hàng loạt ngưởi nổi tiếng sở hữu các tác phẩm độc đáo cho riêng mình như Justin Bieber mua BAYC #3850 với mức giá 166 ETH, cựu giám đốc điều hành Goldman Sachs chi 140 ETH mua BAYC #7894, Paris Hilton bán NFT "ICONIC CRYPTO QUEEN" với giá hơn 1,1 triệu USD,… Các lĩnh vực trọng tâm bao gồm nghệ thuật, âm nhạc và trò chơi thu hút người dùng đến với NFT nhất. Mọi người dần không thể tách rời khái niệm NFT với các hoạt động trong thế giới tiền điện tử, nhiều người sẵn sàng trả giá rất cao để sở hữu món sưu tầm mình thích nhưng có thể đối với người khác trông nó thật vô dụng. NFT là nơi thỏa sức sáng tạo, thu hút người mới và tạo ra thị trường giao dịch "Thuận mua vừa bán".
Raoul Pal mua BAYC #7894 với giá 140 ETH
Tổng vốn hóa thị trường NFT hiện tại vào mức 10,28 tỷ USD, một con số khá khiêm tốn với những gì mà các tổ chức đầu tư mong đợi. Các bạn có thể hình dung đơn giản là nếu xếp thị trường NFT so với vốn hóa các dự án crypto thì nó chỉ đứng vị trí thứ 20.
Vốn hóa thị trường NFT so với các dự án crypto khác
Tổng khối lượng giao dịch (volume) NFT từ trước đến nay là 16,4 tỷ USD, mình sẽ so sánh với ETH thì số con này ở mức thấp, volume giao dịch 24h của ETH luôn ở mức từ 10 tỷ USD trở lên trong suốt vài năm trở lại đây:
Dữ liệu giao dịch ETH 24H từ tháng 1/2020 đến tháng 1/2022
Hệ sinh thái NFT
Hệ sinh thái NFT bao gồm rất nhiều mảnh ghép từ cơ sở hạ tầng, các sàn giao dịch đến các lĩnh vực bên trong. Chúng ta hãy điểm qua những cái tên nổi bật nhé:
Cơ sở hạ tầng:
Ethereum: Ethereum giúp hàng nghìn người không sử dụng ngân hàng từ khắp nơi trên thế giới tiếp cận với hệ thống tài chính, cho phép dòng vốn chảy qua biên giới không bị cản trở và cung cấp cơ sở hạ tầng cho các nhà phát triển xây dựng các sản phẩm mới. Ngoài hỗ trợ phát triển DApps, hệ thống DeFi thì Ethereum cực kỳ quan tâm đến NFT. Họ đang là nền tảng được các dự án NFT tin tưởng lựa chọn hoạt động bởi lượng người dùng lớn nhất trong thị trường tiền điện tử và hoạt động rất ổn định.
Tổng khối lượng giao dịch NFT của Ethereum là gần 23 tỷ USD.
Ronin: Ronin là một sidechain Ethereum được thiết kế rõ ràng cho chain game phổ biến Axie Infinity và nó cũng là một cơ sở hạ tầng hỗ trợ quan trọng cho trò chơi này. Roni sử dụng mô hình đồng thuận PoA trong đó các khối cần được phê duyệt bởi 2/3 số người xác nhận, những người chịu trách nhiệm viết và xác thực các khối, cập nhật giá trị cũng như xử lý quy trình gửi và chuyển tài sản (ETH, ERC20 và ERC721). Hiện tại, các trình xác thực trên mạng Ronin bao gồm Ubisoft, Binance, Animoca Brands, Nonfungible và Sparq, một số khác.
Tổng khối lượng giao dịch NFT của Ronin là hơn 4 tỷ USD.
Solana: Solana được thành lập vào năm 2017 bởi Anatoly Yakovenko và Raj Gokal, và đã phát triển một giao thức đồng thuận độc đáo PoH và 7 công nghệ sáng tạo như Tower BFT, Turbine và Gulf Stream. Từ vị thế vô danh trở thành “con ngựa ô” đối đầu với thị trường, ngoài việc thu hút các nguồn vốn chất lượng cao như a16z, Polychain Capital và Alameda Research, hệ sinh thái của Solana cũng đã mở rộng nhanh chóng, bao gồm nhiều lĩnh vực như DeFi, cơ sở hạ tầng, NFT, công cụ và ví.
Tổng khối lượng giao dịch NFT của Solana là hơn 1,9 tỷ USD.
Khối lượng giao dịch NFT trên 3 nền tảng lớn nhất hiện tại
Các sàn giao dịch:
OpenSea: OpenSea thành lập vào năm 2017 và trở thành sàn giao dịch NFT lớn nhất hiện nay, chiếm phần lớn thị phần với các ưu điểm của giao dịch “một cửa” (one-stop trading), mint miễn phí gas và ngưỡng thấp. Các dự án NFT được liệt kê liên quan đến đồ sưu tầm, nghệ thuật và âm nhạc, tên miền, thế giới ảo, thể thao và các phân khúc khác. Vào tháng 1 năm nay, OpenSea thông báo rằng họ đã hoàn thành khoản tài trợ Series C trị giá $300 triệu USD với mức định giá lên tới $13 tỷ đô la.
Tuy nhiên, với cơn bão IPO, mất mát tài sản NFT, các dự án bị hủy niêm yết liên tục và vi phạm, sự ưa chuộng trên thị trường của OpenSea dần giảm sút. Hiện tại, OpenSea đang thiết kế một hệ thống mới để tự động xác minh các dòng NFT đáp ứng các tiêu chí nhất định, cho phép người sáng tạo kết nối an toàn với các tài khoản mà họ sở hữu (chẳng hạn như Twitter và Discord) để cộng đồng có thể xác minh tính xác thực của các kết nối đó và cũng sẽ thiết lập Ngưỡng giao dịch tối thiểu và dò xét quyền sở hữu tài khoản qua oAuth.
Khối lượng giao dịch của OpenSea đến hết quý 1 năm nay đạt hơn 24 tỷ USD và lượng người dùng vượt 1,39 triệu người.
Binance NFT Marketplace: Đây là sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất thế giới, thu hút các nghệ sĩ, nhà sáng tạo và người đam mê tiền mã hóa đến với nền tảng để tạo và giao dịch các NFT. Binance giới thiệu 3 dòng sản phẩm chính bao gồm:
Marketplace: Mint, giao dịch và đấu giá NFT.
Event: Sở hữu NFT độc quyền được tạo ra bởi các nghệ sĩ hàng đầu thế giới thông qua các sự kiện tổ chức thường xuyên.
Mystery Box: Mỗi box chứa đựng NFT ngẫu nhiên, có cơ hội mở ra NFT thường (N), hiếm (R), siêu hiếm (SR) hoặc siêu siêu hiếm (SSR).
LooksRare: Với kế hoạch khuyến khích marketing airdrop, khai thác giao dịch và phần thưởng staking, LooksRare đã từng vượt qua OpenSea về khối lượng giao dịch hàng ngày. LooksRare cho phép người dùng mua hoặc bán NFT bằng ETH và WETH riêng lẻ hoặc kết hợp và cũng có thể sử dụng WETH để báo giá một NFT đơn lẻ hoặc sử dụng tính năng “Series Quote – Báo giá hàng loạt” để tạo báo giá bằng một cú nhấp chuột cho NFT trong một series. Đồng thời, LooksRare cũng cho phép người dùng giao dịch NFT để nhận cổ tức phí nền tảng và thế chấp LOOKS để nhận phần thưởng token.
Tính đến hết quý 1/2022, tổng khối lượng giao dịch của LookRare đạt 18 tỷ USD và số lượng người dùng vượt 44.000.
Hiện tại, Metaverse đã trở thành một chủ đề cho các cuộc nói chuyện không hồi kết và ngày càng có nhiều công ty và cá nhân bắt đầu tham gia vào thế giới ảo. Trước đó, PANews cũng đã tiến hành kiểm kê toàn diện một số dự án phổ biến trong lĩnh vực blockchain tập trung vào khái niệm thế giới ảo.
Decentraland: Decentraland là một thế giới ảo 3D dựa trên blockchain Ethereum. Nó xây dựng một thế giới ảo trên chain cho người dùng, nơi người chơi giao lưu, chơi, giao dịch. Hiện tại, JPMorgan Chase, Samsung, Sotheby's, công ty niêm yết Tokens.com của Canada và nhiều đơn vị khác đã thành lập trụ sở ảo tại Decentraland, các nghệ sĩ nổi tiếng như Rat Lord, Paris Hilton, Nina Nesbitt, RAC, 3LAU đã thực hiện các màn trình diễn ảo thông qua nền tảng Decentraland.
The Sandbox: The Sandbox là một trò chơi thế giới ảo. Người chơi có thể sử dụng NFT và SAND token trong các hoạt động của The Sandbox và nhận phần thưởng. Phần thứ hai của phiên bản Alpha của Metaverse đã được áp dụng trên macOS. Chương trình này trực tuyến (online) và bất kỳ người dùng nào cũng có thể tự do khám phá 35 trải nghiệm ảo khác nhau, bao gồm cả “Snoopverse” được ra mắt với sự hợp tác của rapper người Mỹ nổi tiếng Snoop Dogg. Người chơi có thể kiếm NFT Alpha Pass bằng cách hoàn thành nhiệm vụ và thưởng cho người sở hữu tối đa 1000 SAND. Theo lộ trình năm 2022 của The Sandbox, nó sẽ ra mắt DAO trao quyền bỏ phiếu cho chủ sở hữu SAND, Virtual Land và Avatar bắt đầu từ quý tới.
Somnium Space VR: Somnium Space VR là một thế giới VR xã hội mã nguồn mở được cung cấp bởi blockchain và hoàn toàn do người dùng định hình, cho phép người dùng mua và xây dựng một vùng đất kỹ thuật số gồm các ngôi nhà và tòa nhà VR, với tầm nhìn tương tự như bộ phim khoa học viễn tưởng.
CryptoVoxels: CryptoVoxels là một thế giới Metaverse chuyên nghiệp dựa trên Ethereum, tương tự như MineCraft, nơi người dùng có thể xây dựng, phát triển và bán tài sản kỹ thuật số trên đường phố bằng cách sử dụng các khối đơn sắc pixel tùy chỉnh. Người sáng lập CryptoVoxels là Ben Nolan, cựu thành viên trong đội ngũ của Decentraland. CryptoVoxels có kế hoạch phát hành Native token vào tháng 4 năm nay và khởi chạy Scarcity Island, một vùng đất ảo với các viễn cảnh về bỏ phiếu tự trị. Ngoài ra, theo lộ trình năm 2022 do Cryptovoxels phát hành, họ cũng sẽ có kế hoạch khởi động chương trình mua lại đất ở Origin City, ra mắt nền tảng giao dịch và cho thuê chính thức vào cuối năm nay với tổng cung đất ảo là 70.000.
Matrix world: Matrix world là một thế giới ảo đã phát triển, nơi người dùng có thể xây dựng các ứng dụng 3D nhập vai trên nhiều blockchains và NFT được lưu trữ vĩnh viễn trên các chuỗi như Ethereum và Flow. Đồng thời, Matrix World có thể cung cấp beacon cho thế giới Metaverse, tích hợp không gian đa vũ trụ thông qua code và cung cấp các kịch bản phong phú và các nguồn lực hợp tác cho sự đổi mới của Metaverse. Vào tháng 2 năm nay, Matrix World đã nhận khoản tài trợ 5,5 triệu USD với mức định giá 50 triệu USD. Vòng tài trợ này do Tess Ventures, Everest Ventures Group, Com2Us và Y2Z Ventures tài trợ.
Trò chơi:
Axie Infinity: Axie là trò chơi NFT giống Pokemon do studio Sky Mavis của Việt Nam phát triển. NFT của Axie được tìm kiếm nhiều nhất trên thế giới với khoảng 3,86 triệu lượt hàng tháng. Axie Infinity đã tạo ra gần 1,3 tỷ USD tổng doanh thu và đạt mức cao nhất trong ngày là 17,5 triệu USD vào ngày 6/8/2021.
MOBOX: MOBOX là một trò chơi P2E dựa trên BNBChain, có thể cung cấp cho người chơi trang trại momo, bậc thầy tiền vàng (gold coin master), những cuộc chiến tranh block, các cuộc thi mô phỏng và các cách khác để nhận token MBOX và đã nhận được khoản đầu tư chiến lược từ Binance Labs. Dữ liệu của DappRadar cho thấy khối lượng giao dịch của MOBOX đã vượt quá 83 triệu USD và số lượng người dùng hơn 200.000.
Illuvium: Một trò chơi chiến đấu RPG cấp độ AAA được xây dựng trên Immutable X, dựa trên chế độ F2P và P2E, kết hợp yếu tố thu thập RPG truyền thống với cơ chế chiến đấu kiểu Auto Battler. Người chơi có thể bắt quái thú thông qua các trận chiến và nâng cấp quái vật, mint NFT và bán chúng trên thị trường giao dịch, đồng thời trò chơi đã ra mắt phiên bản Beta vào quý 1/2022. Trước đó, Illuvium đã nhận khoản tài trợ 38 triệu USD thông qua Balancer LBP. Hiện tại, Illuvium có hơn 280,000 người theo dõi trên Twitter.
DeFi Kingdoms: DeFi Kingdoms là một trò chơi P2E được phát triển dựa trên blockchain Harmony Protocol. Nó cũng là một vương quốc được xây dựng với phong cách pixel hoài cổ, bao gồm các trò chơi, DEX, pool thanh khoản và thị trường NFT. Khối lượng giao dịch của nó đã từng vượt qua Axie Infinity. Trước đây, Avalanche Foundation đã đưa ra kế hoạch xúc tiến trị giá 290 triệu USD để thúc đẩy các dự án trò chơi phát triển sub-network và DeFi Kingdoms là người đại diện đầu tiên nhận được phần thưởng thông qua chương trình Multiverse. Gần đây, DeFi Kingdoms đã ra mắt blockchain DeFi Kingdoms, một mạng con được phát triển chung với Ava Labs. Khối lượng giao dịch của DeFi Kingdoms vượt mốc 480 triệu USD và số lượng người dùng hơn 130.000.
Âm nhạc:
Audius: Audius là một nền tảng truyền thông âm nhạc cho phép người dùng giới thiệu các NFT Solana và Ethereum của họ trên nền tảng này và đã được Apple App Store chính thức đề xuất. Hiện tại, Audius đã hợp tác với các nghệ sĩ bao gồm deadmau5, Rezz, 3LAU, MR.CAR và The Stafford Brothers. Vào tháng 9 năm ngoái, sau khi nhận được khoản tài trợ 8,6 triệu USD từ Coinbase Ventures và những bên khác. Audius đã huy động thêm được 5 triệu USD tài trợ, các nhà đầu tư bao gồm Katy Perry, The Chainsmokers, Nas, Jason Derulo, Pusha T và cựu Giám đốc điều hành Sony Music Martin Bandier.
One Of: One Of là một nền tảng sưu tầm nhạc kỹ thuật số dựa trên blockchain Tezos, không tính phí minting của các nghệ sĩ, cho phép họ phát hành NFT giá rẻ hoặc thậm chí miễn phí, đồng thời hỗ trợ tiền điện tử và stablecoin ngoài tiền pháp định (fiat), mục đích là tạo ra trải nghiệm bền vững với môi trường, nghệ sĩ và người hâm mộ thân thiện. Tháng 5 năm ngoái, One Of đã khép lại vòng tài trợ với 63 triệu USD từ các nhà đầu tư mạo hiểm kỳ cựu Bill Tai và Nima Capital’s Suna Said. Không chỉ vậy, một trong số họ đã ký thỏa thuận 3 năm với Giải Grammy để phát hành NFT cho các Giải Grammy lần thứ 64, 65 và 66, số tiền thu được sẽ được quyên góp vào quỹ học bổng của Viện Hàn lâm.
EulerBeats: Một dự án nghệ thuật và âm nhạc dựa trên NFT trên Polygon, EulerBeats được đặt theo tên nhà toán học nổi tiếng thế kỷ 18 Leonhard Euler, và tính năng nghệ thuật và âm thanh được tạo ra theo thuật toán. EulerBeats đã phát hành hai series, Genesis và Enigma, với 27 đĩa gốc trong mỗi series.
ROCKI: ROCKI là NFT âm nhạc và streaming media âm nhạc đầu tiên trên BNB Chain, đã ra mắt hai NFT âm nhạc độc đáo, quyền thu nhập bản quyền ERC721 và âm nhạc có bản quyền nghe ERC1155. ROCKI cho phép chủ sở hữu token đặt phiếu bầu cho các nhạc sĩ yêu thích của họ và cả người bầu chọn và nhạc sĩ đều có thể nhận được phần thưởng staking. Trước đây, ROCKI đã hợp tác với Binance và 1001 Tracklists để khởi động quỹ cứu trợ nghệ sĩ trị giá 1 triệu USD.
Royal: Royal là một nền tảng đầu tư âm nhạc giống NFT được đưa ra bởi các nghệ sĩ 3LAU và JD Ross. Các nghệ sĩ có thể sử dụng nền tảng này để bán các bài hát của họ và người hâm mộ có thể mua quyền đối với các bài hát và kiếm tiền bản quyền từ các giao dịch mua của họ. Vào tháng 11 năm 2021, Royal đã hoàn thành khoản tài trợ 55 triệu USD, với các tổ chức tham gia bao gồm a16z, Coinbase Ventures, Paradigm, The Chainsmokers, Nas và Logic & Kygo.
Opulous: Opulous là một nền tảng tài chính, cho vay và giao dịch cho NFT bản quyền âm nhạc. Người sáng lập Lee Parsons cũng thành lập Ditto Music, một trong những hãng thu âm và phân phối kỹ thuật số lớn nhất thế giới. Trên nền tảng Opulous, sau khi người dùng mua NFT âm nhạc, thu nhập bản quyền hàng tháng từ âm nhạc sẽ được phân phối cho chủ sở hữu. Không chỉ vậy, những người sáng tạo âm nhạc cũng có thể đăng ký các khoản vay trên nền tảng bằng các tác phẩm âm nhạc và tiền bản quyền của họ. Vào cuối năm 2021, Opulous thông báo hợp tác với công ty truyền thông khổng lồ LINE của Nhật Bản để cùng phát triển các sản phẩm NFT. Trong cùng năm, Opulous cũng nhận khoản tài trợ 6,5 triệu USD.
Các mảnh ghép chính trong hệ sinh thái NFT
Tiềm năng tăng trưởng của NFT
NFT chắc chắn sẽ phát triển hơn nữa trong tương lai nhưng thị trường cần tạo ra một bộ quy tắc để cho các dự án mới dựa vào đó để xây dựng tốt hơn, thể hiện đúng giá trị văn hóa của bộ sưu tập. Những điều mà tôi nghĩ cần thiết cho NFT bao gồm:
Cơ sở hạ tầng: Thị trường giao dịch thứ cấp, kênh phân phối và giao dịch cross-chain của các bộ sưu tập kỹ thuật số cần mở rộng hơn nữa.
Cơ chế pháp lý: Từng bước hoàn thiện dựa trên sự đóng góp ý của cơ chế đồng thuận, điều này dễ thực hiện vì hầu hết các nền tảng sử dụng công nghệ chuỗi liên minh, nó đảm bảo rằng mỗi nền tảng có thể xử lý các giao dịch thu thập và xử lý dữ liệu. Các khía cạnh nằm trong phạm vi có thể kiểm soát được, ngăn chặn hiệu quả đầu cơ thị trường.
Mô hình kinh doanh: Khả năng cạnh tranh cốt lõi của các bộ sưu tập sẽ được chuyển đổi từ việc xác nhận của tổ chức phát hành sang nhiều yếu tố như chất lượng nội dung và cơ chế hoạt động. Cải thiện sự đa dạng và chất lượng nghệ thuật sẽ trở thành yếu tố ưu tiên ảnh hưởng đến doanh số bán hàng.
Cơn sốt NFT trên toàn cầu
Chắc hẳn nhiều người chưa hình dung được NFT là gì, họ sẽ tra cứu thông qua Google, thông tin từ báo chí, các hội nhóm crypto để hiểu rõ hơn bản chất của NFT. Mức độ tìm kiếm trên Google tăng dần kể từ đầu năm 2021 cho thấy NFT dần có vị trí đứng trong thị trường tiền điện tử rộng lớn. NFT rất khó cạnh tranh với DeFi nhưng đây là lĩnh vực được nhiều người yêu thích bởi sự sáng tạo vô tận, sở hữu độc quyền giúp khẳng định bản thân, kiếm lợi nhuận từ những xu hướng khác trong của thị trường.
Trong vài năm qua, chúng ta đã chứng kiến sự phát triển của NFT từ Pepe trong MySpace đến một xu hướng thịnh hành trên toàn thế giới. Cho dù đó là trong giới âm nhạc, giới game hay nhiếp ảnh, nếu bạn muốn trở thành một người tạo ra xu hướng trong ngành, bạn không thể làm mà không có sự tham gia của NFT.
"Khi con người ngày càng đi sâu vào xã hội mà nhiều công nghệ đan xen thì NFT và các tài sản kỹ thuật số khác sẽ phản ánh giá trị và sở thích của chúng ta" – Max Moore, phó chủ tịch Ban Nghệ thuật Đương đại của Sotheby
Để trả lời cho câu hỏi tại sao NFT lại gây sốt thì có nhiều cách giải thích nhưng tôi thấy một điều đang hiện hữu trước mắt chúng ta là đại dịch Covid-19 hoành hành trong 2-3 năm trở lại đây. Các quy định phòng chống dịch diễn ra toàn cầu, nhiều người tạm nghỉ việc hoặc làm việc tại nhà do đó thời gian dành cho mạng xã hội tăng lên, họ cũng tìm các kênh đầu tư và nơi dự trữ tài sản của mình. NFT cho bạn cảm nhận về nghệ thuật theo cách riêng biệt, thể hiện cá tính mỗi người.
Đối với các nghệ sĩ và nhà sáng tạo có thể tạo ra tác phẩm dưới dạng NFT, bán đấu giá trên thị trường như OpenSea, Binance NFT Marketplace, họ vẫn tiếp tục nhận được phần trăm doanh thu dù tác phẩm đã được bán cho chủ sở hữu mới. Không chỉ có cá nhân đơn lẻ tham gia, NFT cũng thu hút các tổ chức, tập đoàn lớn.
Ứng dụng của NFT
NFT là tài sản được mã hóa trên nền tảng blockchain nên thừa hưởng những ưu điểm của blockchain như tính phi tập trung, độ bảo mật cao, không thể thay đổi khi đã tạo ra,… Một số giá trị thực tiễn của NFT như sau:
Quyền sở hữu: Quyền sở hữu là vấn đề mọi người hay bàn luận về tài sản trong thế giới kỹ thuật số, làm thế nào để một tài sản mà mọi người có thể nhìn ngắm, tải về thậm chí chia sẻ nhưng thuộc quyền sở hữu của bạn, NFT sẽ giải quyết vấn đề đó.
Nghệ thuật: NFT gắn liền với nghệ thuật như tranh ảnh, bài hát, video,… Các nghệ sĩ và nhà sáng tạo không phải lo vấn đề bản quyền khi sáng tạo ra NFT của riêng mình, nó không thể sao chép được, quyền sở hữu do bạn quyết định.
Đứng trên phương diện người mua, bạn sẽ mua các tác phẩm của người mình hâm mộ, từ đó khẳng định bản thân mình, không cần lo đến vấn đề bảo quản, chi phí vận chuyển, bạn chỉ cần nhấn nút mua và chi trả đủ tiền thì NFT đó đã thuộc về bạn.
Trò chơi: Những dự án game gần đây thường gắn với NFT được thể hiện thông qua các vật phẩm, nhân vật và lớn hơn nửa là đất ảo, tương tự như bất động sản trong thế giới thực. Các dự án sẽ đưa ra phần thưởng có thể là token hoặc NFT để khuyến khích người dùng mới và giữ chân người chơi lâu năm. Bạn hoàn toàn có thể giao dịch nó trên thị trường và thu lại một khoản lợi nhuận không nhỏ khi tham gia trò chơi.
Còn ứng dụng của NFT trong đời sống thực thể hiện thông qua nhiều lĩnh vực, gần đây ở nước ta, Bộ Giáo dục và Đào tạo sử dụng TomoChain để lưu trữ văn bằng trên blockchain, đây là một bước đi hết sức bất ngờ bởi từ trước đến nay Việt Nam không cấm crypto nhưng không khuyến khích, khi có các vụ án liên quan đến crypto thì nhà nước gần như không can thiệp. Giờ đây mọi người có thể tra cứu văn bằng đại học của mình trên nền tảng của TomoChain.
Bộ sưu tập NFT giá trị
Không có một cuốn sách nào nói về cách xác định giá trị của NFT. Những chỉ số mà mọi người sử dụng để định giá các công ty tư nhân hoặc các phương tiện đầu tư thông thường như cổ phiếu không áp dụng cho trường hợp định giá NFT.
Thông thường, số tiền mà người mua cuối cùng sẽ là dấu hiệu về giá trị của tài sản đó. Tuy nhiên, đối với NFTs thật khó để đoán người mua tiếp theo có thể trả bao nhiêu. Hầu hết người mua và người bán thiếu các kỹ năng để xác định giá trị của NFT để tối ưu hoá lợi nhuận cho mình.
Chúng ta hãy điểm qua bộ sưu tập Board Ape Yacht Club, một dự án NFT đang hot nhất thời điểm hiện tại.
Board Ape Yacht Club (BAYC) bao gồm 10.000 NFT hoạt động trên Ethereum. Độ khan hiếm và sự biểu cảm của các "vượn người" đã thu hút lượng lớn cộng đồng, BYAC bao gồm 172 đặc tính khác nhau từ biểu cảm, họa tiết, trang phục. Người dùng mua BYAC về làm ảnh đại diện để khẳng định bản thân dù mức giá không hề rẻ (có thể lên đến hàng trăm ngàn USD).
Tổng kết
Thị trường NFT nở rộ trên toàn cầu vào năm 2021 nhưng nhìn vào dữ liệu on-chain về tổng vốn hóa thị trường và khối lượng giao dịch NFT thì vẫn thua xa so với các dự án tiền điện tử có vốn hóa lớn. Đây chỉ là bước khởi đầu để NFT phát triển trong tương lai, các blockchain cần tối ưu hóa hơn nữa để hỗ trợ tốt nhất cho NFT về tốc độ và phí giao dịch, độ bảo mật, tính phi tập trung.
Chúng ta đã trải qua quý 1/2022 với sự sụt giảm về doanh số giao dịch NFT trên OpenSea nhưng đây có thể là tâm lý chung của thị trường khi giá BTC giảm mạnh từ mốc $69.000. Khi thị trường tiền điện tử ổn định và tăng trở lại, rất khó có một rào cản nào để ngăn NFT tiếp tục bùng nổ hơn nữa.