Tin nóng ⇢

Tether (USDT) là gì?

Báo cáo trong ngành nói về câu chuyện đằng sau của Tether. Không có thứ gì gọi là một dạng tiền ổn định cả như bạn đang nghĩ về nó.

Ngay cả các loại tiền tệ fiat như USD hay Euro cũng đối mặt với lạm phát và giảm sức mua, nhưng vì những biến động này thường rất nhỏ, chúng ta vẫn thấy chúng có thể sử dụng được hàng ngày.

Tether là gì?

Đối với tiền điện tử, các dao động hàng ngày được khuếch đại lên, khiến việc sử dụng chúng một cách chính thống là không thực tế. Mặc dù tính biến động thúc đẩy việc sử dụng tiền điện tử làm tài sản đầu cơ tích trữ, nhưng nó lại giới hạn tính hữu dụng như một phương tiện trao đổi. Tiền điện tử đã biến bản thân thành phương tiện chính thống khi nó được sử dụng như một công cụ của các dark web bởi Con đường tơ lụa (Silk Road) khét tiếng, thứ đã bị đóng cửa sau này. Vào thời điểm đó, nó không phải là một lựa chọn đầu tư cho các nhà đầu tư bán lẻ, nhưng họ đã sớm bị lôi cuốn bởi sự thay đổi giá cả.

Đột nhiên, các chủ ngân hàng và tổ chức tài chính trên toàn thế giới có các quan điểm ​​về crypto. Mọi người đều nói về nó. Tính biến động đã thiết lập crypto như một tài sản tiềm năng mà một ngày nào đó có thể trở thành xu hướng. Tuy nhiên, tính biến động cũng có thể là con dao hai lưỡi. Nó có thể thu hút các nhà đầu tư khi có sự tăng giá như đã xảy ra vào tháng 11/2017 khi giá tăng lên mức rất cao.

Điều đó cũng có thể dẫn đến một cuộc di cư của các nhà đầu tư, như trong năm nay, khi mức giá đã giảm hơn 50% so với cuối năm là 13.000 đô la. Những tác động xấu của việc giảm giá cũng đã được cảm nhận trên thị trường vì nó ảnh hưởng đến khối lượng giao dịch và sự quan tâm đến thị trường tiền điện tử.

Để thấy được một tương lai khi mà crypto được sử dụng hàng ngày, sự biến động cần phải được xử lý, và đây là lúc USDT phát huy tác dụng. USDT là một stablecoin được tạo ra với đủ ổn định trong sức mua của nó hay ít nhất là chỉ lạm phát một chút, khuyến khích chủ sở hữu chi tiêu thay vì giữ các token. Ở dạng đơn giản nhất, USDT là một loại crypto có giá cố định được đo bằng một loại tiền tệ, trong trường hợp này là đô la Mỹ.

Một stablecoin như USDT rất quan trọng đối với các giao dịch hàng ngày. Nếu không có sự ổn định, một người bán sẽ hoài nghi về việc giao dịch hàng hóa và dịch vụ vì sợ mất giá do sự biến động – một trong những lý do tại sao crypto chưa được áp dụng rộng rãi. Giống như BTC, ETH và LTC đã được sử dụng cho một số các giao dịch liên quan đến thanh toán trực tuyến. Tuy nhiên, chúng không đáng tin cậy để thực hiện việc chuyển tiền hàng ngày do biến động trong giá cao.

Tether mang lại lợi thế so sánh mà những tiền nhiệm của nó đã không thể có được, đó là giá trị để chuyển đổi giá trị của tiền tệ fiat thành tiền điện tử, do đó có thể tạo điều kiện cho chúng có thể được giao dịch với nhau. Khi mới ra đời, USDT đã được phát hành trên blockchain Bitcoin trước khi được chuyển thông qua Omni Layer Protocol để tới blockchain Litecoin. Là một dự án của các sàn giao dịch tiền điện tử chính, Tether xếp thứ 15 về mức vốn hóa cao nhất thị trường (khoảng 2 tỷ USD).

Crypto Tether là gì?

Tether là một loại “stablecoin” – tiền điện tử lai tạo với fiat, có giá trị gắn liền với giá trị của đồng đô la Mỹ và các fiat khác. Nó là một tài sản tiền điện tử do Tether Limited phát hành và hoạt động trên giao thức Omni dưới dạng token, được phát hành trên blockchain. Theo nguyên tắc thông thường, mọi giao dịch Omni (bao gồm cả Tether) được ghi lại trong một giao dịch BTC có cùng hash giao dịch.

Nguồn: BlockSpur

Tether là stablecoin phổ biến nhất thế giới, nó thậm chí hoạt động như một sự thay thế đồng đô la trên các sàn giao dịch lớn như Bitfinex và Poloniex. Được hỗ trợ bởi USD, có nghĩa là khi một lượng USDT được phát hành, sẽ có một lượng đô la tương đương được giữ trong cục dự trữ.

Tuy nhiên, USD không tránh khỏi những thay đổi trong mô hình thị trường thế giới và do đó, nó cũng đối mặt với sự biến động.

Việc nhập vào tiền tệ Tether giúp giảm bớt sự biến động của crypto và cho phép sử dụng crypto dưới dạng tiền fiat bởi những người dùng sẵn lòng làm như vậy. Do đó, không có nghĩa là giá trị của USDT sẽ không chịu sự thay đổi vì nó bắt buộc duy trì tương đương với $1. Đồng Euro cũng là một loại tiền tệ mà Tether phải ổn định giá token do sự kiểm soát của Liên minh châu Âu, tổ chức này cũng kiểm soát một tỷ lệ phần trăm lớn của thị trường tài chính thế giới.

Như đã được mô tả bằng việc sử dụng một tính chất thích hợp, áp dụng USDT có một số lợi ích hơn so với các loại tiền điện tử khác.

  • Tiền điện tử chuyển tuyến:

Tether tạo điều kiện cho việc chuyển tiền thật thành tiền kỹ thuật số. Xem xét các khoản thanh toán an toàn được cung cấp thông qua việc sử dụng blockchain. Việc này cũng diễn ra nhanh hơn khi chuyển đổi sang tiền điện tử so với fiat thông thường. Tether cũng nắm giữ át chủ bài khi mua tiền điện tử giá rẻ khi thị trường sụt giảm.

  • Sự chấp nhận:

Một số lượng lớn các nền tảng làm việc với tiền điện tử đã cải thiện nền tảng của họ sau khi họ chấp nhận Tether. Các nền tảng ban đầu thiếu cơ sở để sử dụng đồng đô la Mỹ, thay vào đó là sử dụng USDT, cho phép chúng mở ra các thị trường mới.

  • Khả năng dự phòng tốt:

Sự ổn định thị trường của khoản đầu tư crypto của bạn được đảm bảo thông qua việc sử dụng USDT làm quỹ dự phòng. Lượng USDT đang lưu lưu thông tương xứng với các quỹ dự phòng.

Làm thế nào mà USDT luôn ở mức $1?

Sử dụng tỷ lệ 1:1, Tether Limited có trụ sở tại Hồng Kông nắm giữ fiat trong kho dự trữ được cho là tương đương với USDT trong lưu thông. Nói cách khác, Tether Limited đóng vai trò là bên thứ ba đáng tin cậy cho các tài sản. Sự phức tạp của việc thực hiện kiểm toán cả fiat và tiền điện tử được giảm bớt bằng việc thực hiện đơn giản, không ảnh hưởng đến tính bảo mật và tính minh bạch của kiểm toán.

Công nghệ ngăn xếp của Tether

Nguồn: Tether

Tether hoạt động trên giao thức Omni – một nền tảng đa năng được sử dụng cho một số tài sản kỹ thuật số và tiền tệ được móc nối vào blockchain BTC. Mỗi 1 USDT trị giá $1, và nó có thể được đổi lại bất cứ lúc nào với $1 tiền fiat. Ý tưởng là vậy, nhưng nó không hoạt động theo cách đó.

Cùng với đó, một khách hàng được chấp thuận khi chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng của Kraken, sẽ nhận được lượng USDT với tỷ lệ $1 mỗi Tether. Người dùng cũng có thể trao đổi crypto của họ để lấy USDT trên các nền tảng giao dịch.

Các khoản tiền gửi được thực hiện trong tài khoản ngân hàng của Tether Limited bằng cách sử dụng các loại tiền tệ fiat, công ty kê khai ví tiền của người dùng bằng USDT tương đương, do đó cho phép người dùng sử dụng USDT theo ý muốn. Tuy nhiên, kể từ ngày 18/04 năm 2017, Tether đã ngừng nhận tiền gửi để tránh các vấn đề pháp lý về token với các ngân hàng ở Đài Loan.

Có những câu hỏi về việc Tether được mô tả là một mạng lưới an toàn và một hệ thống phi tập trung. Nhìn vào cơ chế hoạt động của nó, rõ ràng hệ thống phụ thuộc vào khả năng và sự sẵn có của Tether để duy trì chốt giá tiền tệ. Giả sử một kịch bản trong đó một trong các sàn giao dịch có thể tiếp cận với kho dự trữ USD được phân bổ cho các khách hàng sẵn sàng bán USDT, do đó, sẽ buộc phải cung cấp việc trao đổi bằng USD trong khung thời gian hợp lý. Điều này cũng làm cho Tether trở thành một hệ thống hoàn toàn tập trung, trái ngược với những gì nó tuyên bố.

Tether được sử dụng để làm gì?

Mục đích chính của USDT là cung cấp thanh khoản và hàng rào chống lại sự biến động của thị trường. Các token được chốt vào một fiat, điều đó có nghĩa là nó sẽ không mất giá trị hay biến động như với các token khác.

Điều này cũng làm cho stablecoin ít rủi ro hơn so với các loại tiền điện tử thông thường. Dù là một lựa chọn thay thế cho fiat, một lợi thế lớn như vậy không thể được nhấn mạnh một cách quá thiên vị bởi các thương nhân và trader. Đối với nhiều nhà đầu tư, Tether cung cấp một lối đi để giữ lại các khoản đầu tư của họ khi thị trường giảm giá, đặc biệt là ở các quốc gia nơi mà chuyển đổi giữa các loại tiền điện tử là một sự rắc rối.

Sự ổn định về giá

Sự biến động của crypto được coi là một yếu tố nổi trội, và đây là nơi mà một stablecoin nổi bật sẽ trở thành một “cô dâu trên màn bạc”. Những người thích lợi ích này, nhất là các trader với những altcoin nhỏ hơn không có sẵn thị trường thanh khoản. Có một mê cung của những sự phức tạp và rủi ro, liên quan đến việc giao dịch một loại tiền tệ dễ biến đổi cho một loại tiền khác. Bạn sẽ đánh giá cao việc thu về những sự phức tạp này bằng việc viết ra kịch bản đã định sẵn trong đầu.

Nguồn: Tether

Mối liên quan với Bitfinex

Đã có những cáo buộc liên quan đến kết nối giữa Bitfinex và Tether trên phương tiện truyền thông. Cả hai pháp nhân này đều có chung một CEO, CFO, CSO và cố vấn chung. Vụ rò rỉ Paradise Papers gần đây đã xác nhận Philip Potter và Giancarlo Devasini là những người đứng sau giao trách nhiệm. Các nhà quan sát đang theo dõi xu hướng không coi đây là điều bất ngờ.

Các tài khoản Tether mới chảy chủ yếu vào Bitfinex và do đó, đánh giá cao việc nhập vào là lí do cả hai công ty đều bị đóng băng hoạt động fiat sau khi ngừng làm đối tác với Ngân hàng Hoa Kỳ và Wells Fargo.

Do đó, Bitfinex hiện từ chối khách hàng Hoa Kỳ vì các thị trường mà nó cung cấp không còn bằng USD. Thay vào đó, Bitfinex độc quyền sử dụng USDT.

Theo một bài báo nghiên cứu có tiêu đề “Có phải Bitcoin thực sự không bị ràng buộc?” đã được xuất bản vào tháng 06/2018 bởi hai giáo sư John M. Griffin và Amin Shams (Griffin và Shams) từ Đại học Texas. Trong bài báo, các giáo sư đã làm sáng tỏ các động lực đằng sau sự bùng nổ trong thị trường tiền điện tử.

Các nhà nghiên cứu lập luận rằng Bitfinex cung cấp cho thị trường Tether các nhu cầu bất kể là gì. Bitfinex đã sai lầm trong động thái này, điều mà các nhà nghiên cứu tin rằng việc tạo ra nhu cầu nhân tạo đối với BTC và các loại crypto khác, thứ sẽ đẩy giá cao lên, tương tự như hiệu ứng lạm phát của việc in thêm tiền. Khi giá giảm, mọi người có thể chuyển đổi USDT thành BTC, theo cách đẩy BTC lên, bán một số và bổ sung dự trữ Tether. Khi giá giảm, họ có một “tùy chọn đặt” mặc định khi đổi lấy USDT, hoặc họ có thể tuyên bố đã trải qua một vụ bị “hack”, để giải thích sự biến mất của USDT hoặc USD liên quan.

Kịch bản dưới đây cho thấy các sự kiện in tiền của Tether từ tháng 03/2017 đến tháng 07/2018, cùng với sự tích lũy được in màu đỏ, sự tăng giá của BTC và phát hành đòi ra hầu tòa của Bitfinex / Tether vào ngày 06/12 năm 2017. Trong biểu đồ này, giá BTC thu được dưới dạng nến 1 giờ.

Các coinmonk

Một trong những suy luận từ kịch bản này là phần lớn các đợt phát hành của USDT dường như đã xảy ra vào khoảng tháng 11/2017 đến tháng 01/2018, đúng lúc sự gia tăng và bùng nổ của bong bóng Bitcoin.

Griffin và Shams nhận thấy những hệ quả này là “phù hợp nhất với giả thuyết thao túng dựa vào nguồn cung, qua đó Tether đang được thúc đẩy bởi những người tham gia thị trường.”

Giả thuyết được đưa ra bởi ấn phẩm của John M. Griffin, rằng Tether đã được phát hành và gửi đến một số sàn giao dịch để mua BTC nhằm đáp ứng thị trường nhúng để tạo ra bullish giả, thu hút các nhà đầu tư khác có thể tham gia vào đoàn tàu và mua thêm BTC.

Bằng cách vạch ra các blockchain của BTC và USDT, chúng ta có thể thiết lập các đối tượng liên quan đến sàn giao dịch Bitfinex, sử dụng USDT để mua BTC khi giá giảm. Các hoạt động hỗ trợ giá như vậy là thành công, bởi giá BTC tăng sau các giai đoạn can thiệp.

Các nhà nghiên cứu cũng mô tả cách Tether thường xuyên được di chuyển qua những người tham gia chính trên blockchain. Sau khi được khởi tạo, nó sẽ được chuyển sang Bitfinex và sau đó được chuyển đến các sàn giao dịch tiền điện tử khác.

Một trong những tiết lộ hấp dẫn là hầu như không có sự ràng buộc nào trả ngược lại cho nhà phát hành khi đi mua lại. Kraken là sàn giao dịch chính, nơi mà được mong rằng có thể mua đổi lại USDT, chỉ chiếm một phần nhỏ trong các giao dịch.

Các nhà nghiên cứu cũng đã chạy thử nghiệm để tìm mối quan hệ giữa các sàn giao dịch lớn và giữa các loại tiền điện tử hàng đầu.

Để tìm ra số vốn ròng đã ký giữa hai bên giao dịch với Tether, cuộc nghiên cứu đã thực hiện một thử nghiệm sử dụng các sàn giao dịch USDT lớn như Bitfinex, Poloniex và Bittrex theo mẫu. Xác định một phương trình cho số lượng BTC và USDT ròng được chuyển giữa các sàn giao dịch trong mỗi giai đoạn mẫu.

Đối với lượng Bitcoin ròng, các nhà nghiên cứu sử dụng công thức:

Nguồn: GRIFFIN và SHAMS

Sử dụng USDT để xác định giá trị liên quan đến giá BTC, nghiên cứu đã sử dụng giá trị có tên Bitcoin của Tether lấy giá BTC tại thời điểm đó.

Nguồn: GRIFFIN và SHAMS

Phát hành Tether

Đã có những suy đoán về vai trò của USDT trong việc tăng giá BTC thêm 3 con số 0 một cách vượt trội vào đầu năm 2018. Một trong những tiếng nói hàng đầu cho thấy sự tin cậy vào khả năng này là Charlie Lee – nhà khởi tạo Litecoin. Bài đăng trên Twitter của ông vào ngày 30/11:

“Có một mối lo ngại về việc tăng giá gần đây bằng sự giúp sức từ việc in thêm USDT (Tether) mà không được hỗ trợ bởi USD trong tài khoản ngân hàng.”

Nguồn: GRIFFIN và SHAMS*

Sơ đồ trên cho thấy luồng tổng hợp của Tether giữa các sàn giao dịch lớn từ khối genesis Tether đến ngày 31/03 năm 2018. Mỗi bản dịch Tether được gắn nhãn là giao dịch với coin ID 31 trên Lớp Omni.

Các đặc điểm nhận dạng của sàn giao dịch được lấy từ sổ sách phong phú của Tether, và độ dày của các cạnh kết nối các sàn giao dịch tỷ lệ thuận với kích thước của dòng chảy giữa hai node. Độ cong của các cạnh cho thấy dòng Tether từ người gửi đến người nhận. Mỗi kích thước node tỷ lệ thuận với dòng vào và luồng ra cho mỗi node.

Sơ đồ trên cung cấp một cái nhìn sâu sắc sống động về cấu trúc của Tether và cách nó được phát hành. Tất cả lượng USDT được in bởi Tether Limited (nút màu đỏ ở dưới cùng) được chuyển sang trước tiên đến Bitfinex.

Mọi thứ bắt đầu từ đây trước khi được phân phối qua mạng lưới. Một chi tiết thú vị trong sơ đồ là dòng chảy trở lại node Tether ban đầu, điều này giải thích tại sao không thể bán lại USDT cho công ty phát hành để đổi lấy USD bằng việc công ty tuyên bố rằng điều này ngăn chặn các tác nhân xấu lợi dụng nền tảng.

Node Kraken màu vàng nhỏ ở trên cùng biểu đồ đã trở thành thị trường thực tế để giao dịch các cặp USD-USDT trong năm 2017, mặc dù cường độ của dòng USDT nhỏ hơn đáng kể so với mức được gửi đến cái sàn giao dịch để giao dịch USDT với các loại tiền điện tử khác, đáng chú ý là BTC.

Một chi tiết thú vị khác là mối quan hệ giữa Poloniex và Bittrex, hai trong số các sàn giao dịch lớn nhất của Tether và mối quan hệ chặt chẽ của chúng với Bitfinex thông qua một dòng Tether khổng lồ chảy vào và ra khỏi Bitfinex bằng địa chỉ trung gian.

Số lượng USDT trong lưu thông tăng gần 9000% kể từ tháng 02/2017, tăng từ khoảng 25 triệu đô la lên hơn 2,8 tỷ đô la vào cuối tháng 01/2018. Từ tháng 12/2017, Tether đã phát hành thêm 775 triệu USDT, tăng 52,5% tổng nguồn cung, ngay sau khi Tether và Bitfinex bị Ủy ban Giao dịch hàng hóa Tương lai Hoa Kỳ (CFTC) triệu tập vào ngày 06/12 năm 2017.

Nghiên cứu của Griffin và Sham tiết lộ rằng Bitfinex đã gửi 2,99 tỷ USDT tới Poloniex và Bittrex cho đến tháng 02/2018, trong khi hai sàn giao dịch đã gửi lại 1,89 tỷ USDT cho Bitfinex, giữ lại 1,11 tỷ USDT còn lại ban đầu được gửi từ Bitfinex.

Thị trường Tether bất thường trên Kraken

Kraken – thị trường được chỉ định để giao dịch các cặp USD-USDT có một động thái giương cờ đỏ bất thường. Theo bài báo cáo trên Bloomberg có tiêu đề “Crypto Coin Tether Defies Logic on Kraken’s Market, Raising Red Flags”(tạm dịch: Coin crypto Tether giương cờ đỏ bất chấp logic trên thị trường Kraken) vào ngày 29/06 năm 2018, giá USDT đã không đáp ứng với nền kinh tế thị trường của cung và cầu. Giá của USDT vẫn không thay đổi mặc cho các lệnh mua và bán coin dù lớn hay nhỏ trên Kraken.

Nguồn: Bloomberg

Các tác giả của báo cáo đã tiến hành phân tích trên order book công khai của Kraken, bao gồm hơn 56.000 giao dịch được đặt trên nền tảng tài sản kỹ thuật số từ ngày 01/05 đến ngày 22/06. Dữ liệu cũng được chia sẻ với Giáo sư Đại học New York kiểm kiểm người đứng đầu tại Tập đoàn Kinh tế Toàn cầu Rosa Abrantes-Metz và cựu thanh tra ngân hàng của FED Mark Williams. Theo báo cáo của Bloomberg, cả hai nhà kinh tế đều kết luận rằng có điều gì đó không ổn đang diễn ra tại Kraken.

Báo cáo nhấn mạnh rằng một giao dịch cho 13076,389 USDT, điều này cho thấy có sự bất bình thường khi các lệnh khác có năm chữ số thập phân. Giao dịch đặc biệt này có 3 số thập phân, điều mà Abrantes-Metz và Williams nghi ngờ rằng có thể được liên kết với các chương trình giao dịch tự động.

Nguồn: Bloomberg

Kraken đã đáp trả ngược lại với một bài đăng trên blog của riêng mình có tựa đề là “On Tether: Journalists Defy Logic, Raising Red Flags”(tạm dịch: Nhắm tới Tether: Nhà báo giương cờ đỏ bất chấp logic) vào ngày 01/07 năm 2018, trong đó nó nhấn mạnh sự sơ suất của các tác giả của Bloomberg khi “nhận thức các khái niệm thị trường cơ bản.”

Kraken cũng phản pháo lại rằng nghiên cứu của Bloomberg đã không hiểu được độ ổn định rõ ràng của USDT, vốn đã không gặp phải sự biến động tương tự như các loại tiền điện tử khác, bởi việc chốt giá của nó. Sàn giao dịch cũng loại bỏ ý tưởng rằng nền tảng của Kraken đang bị thao túng bằng việc tuyên bố rằng nền tảng tài sản kỹ thuật số này đang cố gắng để “vận hành một nền tảng mở và công bằng cho người dùng.”

Nguồn: Kraken

Những cuộc tranh cãi với Wells Fargo

Tiếp đó, quyết định của Wells Fargo và cộng sự vào đầu năm 2017 để giảm bớt vai trò của một ngân hàng đại lý giữa các khách hàng Hoa Kỳ và các ngân hàng Tether tại Đài Loan. Bitfinex cũng đã công bố quyết định ngừng các dịch vụ cung cấp cho khách hàng Hoa Kỳ do chi phí hoạt động. Sau đó, cả Bitfinex và Tether đã đưa ra một bản kiện cáo chống lại Wells Fargo, nhưng vụ việc đã được rút lại khi dường như những cuộc tranh cãi có thể gây ra bất lợi cho cả hai bên.

Tài liệu từ văn bản kiện cáo Wells Fargo đã tiết lộ sự hiện diện của bốn ngân hàng Đài Loan trong mối kết nối giữa Bitfinex / Tether. Tuy nhiên, Ronn Torossian – người phát ngôn của Bitfinex và Tether đã từ chối xác định các ngân hàng hiện tại của công ty trừ khi các phóng viên muốn tìm hiểu sâu về vấn đề này sẽ phải ký vào một bản thỏa thuận kín. Lời đề nghị sau đó đã bị từ chối.

Từ các báo cáo và tài liệu truyền thông được đăng trực tuyến, Bitfinex đã liên kết với Ngân hàng Spoldzielczy tại Skierniewice, Ba Lan, nhưng tính xác thực của các tài liệu này không bao giờ được xác nhận, vì Torossian từ chối không bình luận gì thêm.

Nỗ lực xác minh tính xác thực của các tài liệu này từ CEO của ngân hàng là Wladyslaw Klazynski đã gặp một rào cản lớn do luật tài chính Ba Lan nghiêm cấm việc tiết lộ dữ liệu khách hàng. Tuy nhiên, một phát ngôn của Wladyslaw được trích dẫn rằng đã xác nhận công ty của ông ta không “giao kèo tài chính” với bất kỳ công ty giao dịch Bitcoin nào.

Hơn nữa, việc quản lý hành chính và ví trị văn phòng của Bitfinex và Tether không được tiết lộ trên các trang web riêng của họ hoặc trong bất kỳ tài liệu công khai nào.

Paradise Papers

Bị rò rỉ bởi Hiệp hội các nhà báo điều tra Quốc tế, các tài liệu này chỉ ra rằng một sinh viên tốt nghiệp của Đại học Yale có tên Phil Potter là giám đốc của Tether và CSO tại Bitfinex. Anh ta bắt đầu làm việc tại Morgan Stanley với tư cách là nhà phân tích phái sinh trước khi tiếp tục tham gia Bear Stearns Cos., nơi mà Phil làm việc về cơ sở hạ tầng công nghệ và thiết kế phần mềm trong đơn vị dịch vụ khách hàng tư nhân.

Theo tiết lộ của Công ty Registry tại Hồng Kông, vào năm 2013, Bitfinex được thành lập tại Hồng Kông nhưng sau đó đổi tên thành Renrenbee Ltd vào một năm sau đó. Giancarlo Devasini được xác định là giám đốc tại Renrenbee bởi Công ty Registry. Ngay lập tức, Paradise Papers cũng xác định Giancarlo là giám đốc của Tether, xác nhận thêm rằng cả hai công ty không phải là các pháp nhân riêng biệt như tất cả chúng ta nghĩ và được kiểm soát bởi cùng một nhóm các cá nhân.

Thất vọng nối tiếp thất vọng

Là CEO của một công ty công nghệ quảng cáo ở Thổ Nhĩ Kỳ, Oguz Sedar đã thấy rằng thật khôn ngoan khi chuyển tiền của mình thành USDT sau khi lo ngại về giá BTC, khi mà chính ông đã đầu tư vào Bitcoin. Nỗi lo của Sedar ban đầu được giảm đi phần nào trên PayPal, nhưng mọi thứ đã đổ vỡ sau khi Thổ Nhĩ Kỳ ra lệnh cấm PayPal vào năm 2017. Vào tháng 11, yêu cầu rút tiền 1 triệu đô la của Sedar đã bị từ chối.

Đoạn trích email được gửi cho ông ta:

“Vì những khó khăn liên quan đến ngân hàng, chúng tôi chỉ có thể xử lý các yêu cầu cho khách hàng doanh nghiệp đã được xác minh”

Dựa vào tiền đề là các khoản dự trữ, Sedar đã tìm cách biết xem Tether đã ký hợp đồng với ai, nhưng công ty đã từ chối tiết lộ ngân hàng của mình và thay vào đó khuyến nghị rằng ông nên thực hiện việc mua bán trên một trong những sàn giao dịch đối tác được liệt kê trên trang web của công ty.

Sedar đã kiểm tra và có hơn một chục cái tên xuất hiện nhưng chỉ có một vài nhà đầu tư được mời chào, đưa ra một lối đi để đổi USDT lấy đô la. Kraken là một trong những lựa chọn khả thi, nhưng Serdar đã hoài nghi về khả năng xử lý giao dịch của họ.

Hóa ra sau đó, Serdar cuối cùng đã bị Tether đánh dấu là đáng ngờ vì có nhiều thứ bất thường mà ông được cho là có liên quan. Serdar đã chuyển tiếp tất cả những gì xảy ra tới Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp Hoa Kỳ thông qua trang web Tip online nhưng vẫn chưa nhận được phản hồi.

Các nhà phê bình có ảnh hưởng của Bitfinex và Tether đã cáo buộc cả hai công ty điều hành chương trình dự trữ có ý xấu khi dự trữ chỉ bằng một phần nợ phải trả. Điều đó ám chỉ rằng lượng USDT được phát hành nhiều hơn lượng dự trữ được hoan nghênh bằng đô la fiat. Theo các nhà phê bình, điều này được che đậy thông qua lạm phát giá BTC để thao túng thị trường.

Mặc dù bản tự báo cáo tài chính của Tether đã đưa ra các yêu cầu về việc dự trữ vượt mức kết hợp với việc được xác nhận trong sạch từ tuyên bố của kiểm toán viên vào tháng 09/2017, các nhà phê bình vẫn nghi ngờ về những phát hiện này. Tuy nhiên, điều hợp lý là sàn giao dịch Bitifnex có một số tiền trong khoảng một tỷ đô la và điều này đủ lớn để hỗ trợ Tether.

Việc tách khỏi những sự việc từ những câu chuyện bịa đặt có thể phức tạp như trường hợp của Tether. Mặc dù vẫn chưa có kết luận cuối cùng, trường hợp của Sedar là một sự phản ánh đầy nghiệt ngã về sự không đáng tin cậy của Tether về khả năng chuyển đổi USD. Công ty không bị bắt buộc phải cung cấp dịch vụ cho khách hàng được cho là không tuân thủ quy định.

Sau sự đổ vỡ giữa Wells Fargo và Bitfinex vào năm 2017, đã có sự gia tăng mạnh trong việc phát hành USDT. Nhu cầu về BTC ngày càng tăng cũng được ghi nhận là yếu tố chiếm một lượng USDT trong lưu thông.

Tranh cãi xung quanh vấn đề phi tập trung

Vào tháng 11/2017, Tether tuyên bố 30.95 triệu USD giá trị các token đã bị hack. Bài đăng được công bố ban đầu trên trang web, nhưng rồi cũng đã bị xóa sau khi có tuyên bố rằng Tether đang trong quá trình khôi phục token để đảm bảo chúng không xâm nhập vào thị trường tiền điện tử chính thống. Nhận định của Tether về sự phi tập trung đã bị đưa ra thẩm vấn bởi địa chỉ “cách ly” ở trên, thứ mà có chứa số tiền bị hack và bị đóng băng bởi công ty.

Cuộc chạm trán với Cơ quan quản lý liên bang Hoa Kỳ

Vào ngày 6 tháng 12, CFTC đã gửi yêu cầu hầu tòa đến nền tảng tiền ảo Bitfinex và Tether sau những bằng chứng không thuyết phục về việc hold của nó đối với công chúng.

Mặc dù Bitfinex không phải là một công ty có trụ sở tại Hoa Kỳ, nhưng nó có khách hàng ở Hoa Kỳ. Theo Bittrex, tình trạng pháp lý của Tether là một nguồn tranh luận với nhiều nhà phê bình, họ tin rằng nó có thể phải trả những cái giá đắt khi chính quyền Hoa Kỳ quay lưng đi.

Tuy nhiên, không có bình luận chính thức nào từ Tether hay các cơ quan, và điều này cũng đã che giấu hoạt động của Tether trong nhiều cuộc tranh cãi hơn trước khi được công khai.

CẠNH TRANH MỚI VÀ THÁCH THỨC CHO USDT

Đô la Gemini

Vào tháng 9, tiểu bang New York đã phê duyệt việc hai công ty tài chính công nghệ phát hành tiền điện tử được chốt bằng đồng đô la Mỹ, cho phép cạnh tranh minh bạch và rõ ràng hơn trong thế giới các stablecoin, mà Tether dường như đang có được sự ưu việt.

Cameron và Tyler Winklevoss là những nhà sáng lập Gemini Trust Co., sàn giao dịch tài sản kỹ thuật số này đã được Bộ Dịch vụ Tài chính New York chấp thuận để ra mắt đồng đô la Gemini.

Nguồn: CoinMarketCap

Cùng quan điểm, một công ty blockchain phục vụ cho các tổ chức tài chính cũng đã được phê duyệt để ban hành Tiêu chuẩn Paxos.

Sẵn sàng dẹp tan những góc khuất đằng sau việc sử dụng các stablecoin, Tyler Winklevoss nhấn mạnh trong cuộc phỏng vấn rằng đồng đô la Gemini sẽ mang lại sự minh bạch cho người dùng tiềm năng nhiều hơn so với các stablecoion khác.

Phát ngôn viên của ngân hàng Kerri Doherty khẳng định rằng dù State Street Corp sẽ không đóng vai trò là tổ chức giám sát cho bất kỳ tài sản kỹ thuật số nào, nó vẫn sẽ hold đồng đô la Mỹ ủng hộ loại coin này. Winklevoss nói thêm rằng sự lưu hành và kho dự trữ đô la của nó sẽ được kiểm toán hàng tháng bởi công ty BPM có trụ sở tại San-Francisco để đảm bảo sự trùng khớp. Doherty nhận xét trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại.

“Chúng tôi không nghĩ bất cứ ai có thể giải quyết vấn đề về sự tin cậy. Cho đến thời điểm này, việc kiểm toán vẫn tỏ ra sự kém cỏi”

Sự hợp tác của Gemini với State Street – một ngân hàng có uy tín quốc tế, có từ thế kỷ 18, có thể giúp giải quyết các lỗ hổng thể chế thường thấy với các stablecoin. Theo Dan Guido – CEO của công ty bảo mật kỹ thuật số, Gemini cũng đã mở cuộc đàm phán với Trail of Bits, tiến hành đánh giá các hợp đồng thông minh liên kết với stablecoin trên mạng lưới Ethereum.

Không giống như Tether, Gemini được cho là có trụ sở tại Quần đảo Virgin thuộc Anh, đã đăng ký làm công ty ủy quyền có trụ sở tại New York, có nghĩa là nó đặt lợi ích của khách hàng lên trên lợi ích của công ty. “Đây là những gì được gọi là nghĩa vụ ủy thác. Đó là một tiêu chuẩn cao hơn so với tiêu chuẩn áp dụng cho các công ty đã nhận được BitLicense, giấy phép tiền điện tử của bang được lập ra bởi Bộ Dịch vụ Tài chính New York.”

Paxos cũng hướng mũi giày tới lối đi tương tự

Theo Chad Cascarilla – CEO của Paxos, một số ngân hàng của Tập đoàn tiền gửi bảo hiểm Liên bang cũng sẽ hold đô la Mỹ để ủng hộ PAX

Nguồn: Etherscan

Một công ty kiểm toán lớn sẽ xem xét stablecoin của sàn giao dịch. Trong khi Chad từ chối cung cấp tên của các ngân hàng, ông lưu ý rằng kiểm toán viên sẽ là Withum.

“Điều lớn nhất cần phải thực hiện giải quyết là các vấn đề về hệ thống bơm tiền phát hành trong không gian tiền điện tử. Chúng tôi kinh doanh dựa trên sự tin tưởng. Chúng tôi không chỉ thực hiện điều này bằng một số hình thức điều chỉnh rất nhẹ nhàng. Cho đến nay, Paxos đã có thể bán 63 triệu đô la giá trị token.”

AnchorUSD, Tiêu chuẩn White ra mắt trên Stellar

Được hỗ trợ bởi Y-Combinator, AnchorUSD là một loại tiền điện tử được bake bằng USD với tỉ lệ 1:1. Nó nắm giữ tất cả các khoản tiền gửi trong các tài khoản ngân hàng có trụ sở tại Hoa Kỳ, đó là lý do tại sao một số người dùng tin rằng nó có lợi thế hơn Tether và phần còn lại của các stablecoin ngoài kia.

AnchorUSD tận dụng Tether sau khi nó được bắt đầu xây dựng trên Stellar. Đảm bảo được các nhà đầu tư tiềm năng của kiểm toán thường xuyên, nhiều người tin rằng sự an toàn của các quỹ của họ được đảm bảo tốt hơn.

Trước AnchorUSD, Tiêu chuẩn Trắng (WSD) cũng được ra mắt trên Stellar Network. Vào tháng 8, công ty White cùng với Fintech Ltd đã tuyên bố hợp tác, mang đến những khoản tiền gửi và tiền rút ra bằng fiat USD, GBP và Euro thông qua các các stablecoin của WSD.

Nền tảng sàn giao dịch phi tập trung (DEX) Stella của Fintech là nền tảng sàn giao dịch và ví dựa trên Stellar DEX đầu tiên, bắt đầu cung cấp dịch vụ này hai tháng trước.

Được hỗ trợ đầy đủ bởi các khoản tiền gửi được kiểm toán hàng tháng từ bên thứ ba, WSD cung cấp các giao dịch tức thời, hiệu quả và tích hợp dễ dàng vào hệ sinh thái hiện có và Stellar DEX.

TrueUSD

TrueUSD được ra mắt vào tháng 01/2018, được marketing với tư cách là “một stablecoin được hỗ trợ bằng USD mà bạn có thể tin tưởng.” Được hình thành bởi Trust Token, nhiều người tin rằng nó đã có được bài học từ những sai lầm của Tether và sẽ không muốn lặp lại sai lầm đó như người anh tiền nhiệm của mình.

Điều này sẽ giải thích lý do tại sao TUSD nhấn mạnh rằng “toàn bộ tài sản thế chấp, kiểm toán thường xuyên và bảo vệ pháp lý.” Cần có đầy đủ KYC trước khi TUST có thể được mua trực tiếp từ TrueUSD. Mặc dù TUSD có thể giảm giá nhẹ, nhưng cơ hội đi chệch khỏi ngưỡng $1 là không thể. Như Token giải thích:

“Vì các trader luôn có thể giao dịch TUSD với số tiền tương đương USD trên TrueUSD.com, nên sẽ có sự khuyến khích mua và bán TrueUSD lệch giá trên các sàn giao dịch và quy đổi trên Trueusd.com.”

Tether có an toàn không?

Bittrex mở rộng stablecoin đô la

Trước khi Tether được bao che trong loạt tranh cãi mới nhất với Cơ quan quản lý liên bang Hoa Kỳ, một số sàn giao dịch đã phụ thuộc rất nhiều vào Tether. Nhiều người bắt đầu suy nghĩ về một lựa chọn thứ hai vì sợ một cuộc thanh trừng sắp xảy đến với stablecoin.

Vào tháng 03/2018, Bittrex đã thêm TUSD là stablecoin thứ hai của mình trong một mánh khóe được gọi là một hàng rào chống lại hậu quả có thể xảy ra với Tether.

Trong khi USDT bị che đậy bởi những cuộc tranh cãi, TrueUSD tự coi mình là một vành đai an toàn hơn. Trong khi USDT được ra mắt trên Lớp Omni, TrueUSD chạy trên blockchain ETH. Theo thông báo chính thức của công ty vào thời điểm đó, một khi người dùng gửi fiat của họ vào, tiền được giữ trong một ký quỹ mà họ có thể truy cập và lấy lại bất cứ lúc nào.

Trong 24 giờ đầu tiên sau khi được niêm yết, 2.3 triệu đô la TUSD đã được giao dịch trên Bittrex, chiếm 56% tổng khối lượng coin được chốt bằng đô la.

Digifinex thế chỗ Tether bằng TrueUSD

Sau một loạt các tranh cãi có mặt Tether mới đây, theo báo cáo của CoinDesk, Digifinex đã thay thế USDT bằng đối thủ chính của nó – TrueUSD vào tháng 9. Trong vòng 24 giờ đầu tiên sau khi thay thế, Digifinex đã xử lý hoạt động gần 131 triệu đô la về khối lượng giao dịch.

Kiana Shek – nhà đồng sáng lập Digifinex, thừa nhận rằng cô đã tìm kiếm lối đi mới để rời bỏ với USDT. Tuy nhiên, Shek khẳng định rằng lập trường của mình không phải là hỗ trợ bí mật cho các loại token khác.

“Tôi chỉ đơn giản là không tin tưởng vào Tether, nhưng tôi không có sự lựa chọn nào khác”

Khi Shek đưa ra quan điểm của mình về quyết định đưa vào TrueUSD, cô nói:

“Thông qua nghiên cứu của bản thân, nhờ sự nỗ lực và liên lạc của tôi với đội ngũ TrustToken, tôi đã đánh giá cao cam kết của họ đối với các hoạt động tốt nhất đang dẫn đầu trong ngành.”

Đi sâu hơn về quyết định của Shek khi tìm một giải pháp thay thế cho USDT, cô đã đưa ra một phản ánh ảm đạm về quyết định của đội ngũ phát triển với việc tuân thủ các quy định do Mạng lưới Thi hành Hình sự Tài chính Hoa Kỳ (FinCEN) đặt ra.

Tiên lượng dài hạn cho USDT

Thu hẹp vốn hóa thị trường

Vào thứ Ba, ngày 16/10 năm 2018, Tether đã rút 250 triệu USDT khỏi lưu thông sau khi 50 triệu USDT ban đầu và 200 triệu USDT được gửi đến địa chỉ kho bạc Tether bởi Bitfinex.

Tổng cộng, Tether đã rút về 740 triệu USD cho đến tháng 10. Từng đợt 100 triệu, 200 triệu, 200 triệu, 50 triệu, 50 triệu, 10 triệu, 80 triệu, 50 triệu USD với tổng số 740M triệu USD.

Những khoản tiền rút lố bịch này có báo trước cho một vụ buôn chứng khoán stablecoin?

Một số nhà phân tích tin rằng Tether đang mua USDT trên thị trường để được giảm giá và quy kết giá $1 cho chính nó.

Không có gì vô đạo đức cả, và điều này có thể được so sánh với việc một công ty trách nhiệm hữu hạn công khai mua lại cổ phiếu của công ty khi cảm thấy giá hợp lý của nó không tương xứng với giá trị của các thuộc tính thị trường đối với công ty.

Trong khi thị trường tràn ngập các những nhà đầu cơ hưởng chênh lệch “nói không với Tether”, thì một phần lớn số tiền mua lại vẫn sẽ được kê khai vào Tether. Với mức giá chiết khấu hiện tại là 3-5% giá giao dịch, Tether có thể kiếm được từ 18 triệu đến 30 triệu đô la cho việc mua lại.

Sự trượt giá hiện tại đối với thị trường xem xét hold USDT là quá rủi ro khi họ yêu cầu giảm giá 3-4% giá để hold. Mặt khác, Tether được khuyến khích tiếp tục mua lại USDT và đổi chúng lấy đô la Mỹ.

Nguồn: OminExplorer

Tài sản đã báo trước của Tether giảm mạnh tới gần 25% trong vòng hai tháng. Vào tháng 08/2018, token được chốt bằng USD có mức định giá hiện tại là 2,8 tỷ đô la, nhưng mọi thứ đã sụp đổ kể từ đó và để lại chỉ 2 tỷ đô la giá trị.

Nguồn: CoinMarketCap

Một phần đáng kể của sự sụt giảm đã được quy cho sự sụt giảm của giá USDT, đã xuống dưới mức $1 trong tài sản, được cho là hỗ trợ mỗi token đang lưu hành. Sự trượt dốc đã khiến cho thị trường rùng mình khi đặt quá nhiều sự tín nhiệm vào hàng tỷ giá trị đô la của Tether được giao dịch hàng ngày trên các sàn giao dịch.

Nguồn: CoinMarketCap

Vào thứ Hai, ngày 15/10 năm 2018, giá trung bình trên trên toàn cầu của Tether được giao dịch thấp nhất ở mức 0,92 đô la nhưng sau đó được cải thiện lên 0,98 đô la. Thị trường USDT / USD được giao dịch mỏng và cung cấp trên Kraken đã giảm xuống mức thấp nhất là 0,85 đô la trước khi quay trở lại mức 0,95 đô la.

Nhiều hơn những điều không chắc chắn

Có rất nhiều sự khó khăn xung quanh Tether sau khi bị triệu tập vào tháng 12/2017. Những suy đoán đã dẫn đến sự không chắc chắn về một số nền tảng giao dịch với USDT, hệ quả là các nhà đầu tư đã do dự. Bất chấp những sự chênh lệch tỷ lệ được chứng kiến ​​trong những tháng qua, Tether dường như đã vượt qua cơn bão với những con đường vẫn phải đi qua.

Yêu cầu đòi hầu tòa của các công ty có sự hiện diện của họ trong lĩnh vực kinh tế của Hoa Kỳ là một thông lệ được thực hiện bởi các nhà quản lý. Một bản yêu cầu có nghĩa là bắt buộc có lời khai khi không có bằng chứng về việc đóng cửa sắp xảy ra và cũng không nói rằng các cơ quan quản lý không thể thực hiện các đặc quyền còn tồn tại trong việc xử phạt tiền chuyển được thực hiện bằng đô la Mỹ.

Trong khi cân nhắc tỷ lệ chênh lệch với các sự xâm nhập tiềm tàng, Tether vẫn được che đậy bởi một loạt các biện pháp luật định, điều mà có thể cản trở tính liên tục của Tether trong tương lai gần. Công ty vẫn là một sàn giao dịch không được kiểm soát, cách thức hoạt động của nó nhấn mạnh một lý do quan trọng tại sao các sàn giao dịch crypto được tách ra khỏi hệ thống ngân hàng thông thường.

Một trong số các nỗ lực hạn chế những tiêu cực một cách tốt nhất là thực hiện hard fork, đưa vào danh sách đen số tiền bị đánh cắp lên tới 30 triệu USDT. Vẫn còn một số lượng lớn các sàn giao dịch sử dụng token để cho phép các trader trội hơn về tiền mặt trước khi bắt tay vào giao dịch. Sự phụ thuộc quá mức vào token này mang đến những mối đe dọa lớn cho toàn bộ ngành công nghiệp crypto với mức vốn hóa thị trường đang phát triển.

Vì vậy, tính khả thi của nó trong dài hạn vẫn là một vấn đề đáng để xem xét. Hệ thống kết quả được duy trì bằng việc sử dụng Tether còn nhiều lỗi và hậu quả nghiêm trọng. Các loại tiền điện tử truyền thống rõ ràng như Bitcoin và Ethereum được chuyển đổi thành số dư SQL riêng tư, đòi hỏi sự tin tưởng lẫn nhau của khách hàng. Ngay cả với một hệ thống như vậy, các sàn giao dịch có thể bị dụ dỗ bởi sự khuyến khích của những mánh khóe gian lận.

Các sàn giao dịch có thể quyết định thao túng số dư khi họ muốn và việc đảm việc hold số crypto đó của họ trở nên nặng nề. Từng có nhiều vụ việc không mấy tốt đẹp trước đó với crypto của họ như bị đánh cắp hay bị tịch thu, và các khách hàng bị ảnh hưởng đã phải chịu gánh nặng.

Đi theo lý do này, Tether có lẽ sẽ giống như một phép ẩn dụ cho một hệ thống yếu kém. Nếu các sàn giao dịch tập trung có phần dễ bị tổn thương, Tether có một điểm yếu phức tạp hơn, với các hệ quả sẽ gây ra tiếng vang trên các sàn giao dịch ngay cả khi họ duy trì hoạt động một cách hợp lý. Đủ để nói rằng toàn bộ hệ thống trong trạng thái toàn vẹn và những người tham gia trong đó cần phải học hỏi từ những sai sót trong quá khứ, làm tốt hơn với những nhược điểm của việc tập trung hóa và sự thiếu minh bạch trong đó.

Nếu là sàn giao dịch tập trung, không rõ ràng như Polonies, Bitfinex và Coinbase dễ bị mất dữ liệu, lừa đảo, hack và với khách hàng bị mất tiền mà không cần truy đòi, điều gì sẽ khiến một hệ thống như Tether miễn nhiễm?

Chúng ta thường có xu hướng nhanh quên đi quá khứ, và nếu một số người thích hóng các vụ việc diễn ra đến khi chúng đi vào quên lãng, thì lại có những người sẽ luôn đào bới quá khứ vì lợi ích của mai sau. Thử nghiệm với tiền tệ tự phát hành mà không có bất kỳ sự chấp thuận nào của Chính phủ không phải là một canh bạc mới đối với những người còn nhớ đến cơn sốt “Liberty Reserve.”

Liberty Reserve là một loại tiền tệ kỹ thuật số tập trung có trụ sở tại Costa Rica, đã tự nhận là bộ xử lý thanh toán “lâu đời nhất, an toàn nhất và phổ biến nhất, phục vụ hàng triệu người trên toàn thế giới.” Vào thời điểm các công tố viên Hoa Kỳ đóng cửa trang web của Liberty Reserve với cáo buộc rửa tiền và cung cấp dịch vụ tài chính không có giấy phép, nó đã có hơn một triệu người dùng hoạt động. Nhiều người trong số đó tỏ ra chán nản khi công tố viên cuốn phăng đi mọi hành động vào năm 2013.

Đi theo vết xe đổ của Tether, Liberty Reserves đã hoạt động theo cách tập trung và đây là trung tâm của mọi vấn đề, khiến sàn giao dịch này sụp đổ như câu tục ngữ “Humpty-Dumpty” (ám chỉ việc sinh ra đã là sai trái thì khó tài nào sửa chữa được). Satoshi Nakamoto – cha đẻ của Bitcoin, đã đưa ra một gợi ý từ những sai lầm đã xảy ra ba năm trước khi ông tạo ra tiền điện tử hiện đang phổ biến nhất hiện nay.

Kết luận về tiền điện tử Tether

Nhiều người đã đánh cược rằng Tether (USDT) sẽ không còn tồn tại vào Q4 của năm. Mặc dù vậy, nó vẫn luôn là đích bắn của các nhà quản lý Hoa Kỳ trong mọi trường hợp, Tether quyết định hành động đối với các case bị cáo buộc rửa tiền. Đây là một trách nhiệm có thể được san sẻ đối với bất kỳ công ty tài chính nào, bất kể với mức độ phạm tội nào. Sự phụ thuộc của Tether vào một thỏa thuận ngân hàng chính thức thậm chí sẽ mở một vấn đề khó giải quyết khác, thứ sẽ dẫn đến một cuộc tranh cãi nếu đi sâu vào thêm nữa.

Tóm lại, những mối thách thức áp đảo vượt xa bất kỳ sức mạnh nào, thứ mà khiến Tether trở nên phổ biến kể từ khi đi vào hoạt động. Dù muốn hay không, USDT vẫn rất quan trọng đối với thị trường tiền điện tử.

Nguồn: Tapchibitcoin.io

Có thể bạn quan tâm

Mục lục