Tin nóng ⇢

Một dự án Web3 thực sự có giá trị thể hiện như thế nào?

Công ty khởi nghiệp Web3 là một loại hình công ty mới và có những cách mới để đánh giá giá trị của họ.

Trong thập kỷ qua, chúng ta đã chứng kiến ​​đợt bùng nổ các phiên bản phi tập trung của nền tảng và dịch vụ Web2. Chẳng hạn như Compound đang xây dựng phiên bản Web3 của ngân hàng Hoa Kỳ, Uniswap là NYSE, Yearn Finance là Blackrock phi tập trung, v.v.

Về lý thuyết, hơn 9.000 dự án Web3 đang tồn tại ngày nay hứa hẹn có mã nguồn mở, không cần phải cấp phép và được hỗ trợ bởi tokennomics.

Các dự án Web3 gần đây chủ yếu được đánh giá qua hai số liệu là giá cả và vốn hóa thị trường. Tuy nhiên, đây không phải là số liệu tuyệt vời để đo độ bền vững cho thành công lâu dài.

Dưới đây là một số chỉ số tăng trưởng hữu ích cho các dự án trên Web3, được áp dụng cho DeFi, layer 1/layer 2 và P2E.

DeFi: Tăng trưởng giá trị thông qua dòng vốn tài chính và tích hợp

Ứng dụng tài chính phi tập trung (DeFi) bao gồm sàn giao dịch phi tập trung (như Uniswap) và nền tảng cho vay (như Compound). Hầu hết các dự án DeFi được phát triển bởi một nhóm phát triển tập trung, sau đó tìm cách phân phối quyền quản lý cho cộng đồng holder token phi tập trung. Các chỉ số tăng trưởng chính bao gồm:

Tổng giá trị đã lock (TVL): TVL là thước đo thành công cho các ứng dụng DeFi kể từ khi thành lập. Nó đại diện cho tổng giá trị của tài sản tiền điện tử được gửi trong protocol DeFi để giao dịch, staking và cho vay. Mặc dù TVL là một thước đo tuyệt vời cho các protocol vay/cho vay như Aave và Compound, nó ít hữu ích hơn đối với các sàn giao dịch phi tập trung như Uniswap đo lường sự tăng trưởng chủ yếu bằng khối lượng giao dịch. Một nhược điểm của việc sử dụng TVL để đo lường sự tăng trưởng dài hạn là người dùng và nhà giao dịch thường chuyển từ ứng dụng DeFi này sang ứng dụng DeFi khác để tìm kiếm lợi nhuận cao hơn và một vài cá voi có thể tạo ra ảo giác về hoạt động, khiến TVL không phải là một chỉ số sử dụng phù hợp. Tài sản bị lock có giá trị hữu hình và chịu chi phí cơ hội của các mục đích sử dụng hiệu quả khác.

Ví đang hoạt động: Nếu các thị trường truyền thống đo lường lượng Người dùng hoạt động hàng ngày (DAU) và Người dùng hoạt động hàng tháng (MAU), thì trong DeFi, người dùng chỉ cần kết nối ví của họ và bắt đầu mua, bán và staking. Phép đo tương tự cho DAU và MAU trong DeFi sẽ là Ví hoạt động hàng ngày và Ví hoạt động hàng tháng.

Số lượng tích hợp: Vì các ứng dụng DeFi có thể kết hợp hoặc có thể tương tác và xây dựng trên các ứng dụng DeFi khác, một chỉ số tăng trưởng khác là số lượng và chất lượng tích hợp trong đó ứng dụng được sử dụng trong các ví, sàn giao dịch khác và các sản phẩm DeFi. Hoạt động của nhà phát triển là chìa khóa để đạt được sự phát triển của dự án và dẫn đầu thị trường ở DeFi.

Layer 1 và layer 2: Tăng trưởng thông qua hoạt động của nhà phát triển

Layer 1 đề cập đến các blockchain cấp cơ sở xác định các dự án như Ethereum, Solana, Near, Avalanche và Flow. Tăng trưởng cho các dự án này chủ yếu đến từ các ứng dụng được xây dựng trên các protocol. Các chỉ số chính là:

Số lượng nhà phát triển và ứng dụng: Vì các dự án L1 và L2 là nguồn mở nên bất kỳ ai cũng có thể xây dựng dựa trên chúng và tích hợp với chúng. Số lượng nhà phát triển và số lượng ứng dụng được xây dựng dựa trên một protocol nhất định có lẽ là số liệu tăng trưởng quan trọng nhất cho các dự án L1/L2. Một cách tốt để định lượng số lượng nhà phát triển đóng góp cho dự án là xem xét số lượng người dùng đang hoạt động trong môi trường của nhà phát triển và thư viện như Github. Ví dụ, blockchain Flow đã đi từ việc có 50 ứng dụng trên mạng của nó vào tháng 12 năm 2020 lên 650 ứng dụng vào cuối năm 2021. Các dự án xây dựng trên Flow đã huy động được hơn 700 triệu USD vào năm ngoái và đóng góp vào sự tăng trưởng giao dịch.

Số lượng ví đang hoạt động: Hầu hết các dự án L1/L2 đều có ví tiền điện tử riêng cho phép người dùng mua, bán, giao dịch, staking và tương tác với các dapp được xây dựng trên cơ sở hạ tầng của họ. Như trường hợp của DeFi, số lượng Ví hoạt động hàng ngày (DAW) và Ví hoạt động hàng tháng (MAW) là một số liệu tăng trưởng chính. Ví của bên thứ ba như Metamask (Ethereum), Blocto (Flow) và Phantom (Solana) thường trở thành trung tâm chính để cất giữ tài sản của người dùng từ trong hệ sinh thái của protocol đó.

Tổng số lượng và quy mô giao dịch: Số lượng giao dịch bình thường, số lượng giao dịch lớn (trên 100.000 USD) và khối lượng giao dịch trên một protocol nhất định là thước đo tốt về việc sử dụng mạng làm phương tiện trao đổi. Tỷ lệ USD trong tổng khối lượng giao dịch cũng có thể được sử dụng để đo thị phần so với các đối thủ cạnh tranh.

Game Play-to-Earn: Tăng trưởng thông qua quan hệ đối tác và khuyến khích người chơi

Play-to-Earn (P2E) là video game mà người chơi có thể nhận được phần thưởng có giá trị trong thế giới thực. Không giống như trong các video game thông thường, nơi các vật phẩm trong game được lưu giữ trên mạng dữ liệu riêng và thuộc sở hữu của người tạo game, NFT cho phép người chơi sở hữu các tài sản độc nhất mà họ mua. Ngoài ra, một khi người chơi sở hữu NFT, họ có thể tự do bán nó ra bên ngoài nền tảng và đây là một điều không thể xảy ra với các game thông thường. Người chơi cũng có tiếng nói trong việc quản lý game. Dưới đây là ba chỉ số hữu ích để đánh giá các dự án P2E:

Số người chơi đang hoạt động: Số lượng người dùng hoạt động hàng ngày (hoặc hàng tháng) là thước đo chính đánh giá mức độ tăng trưởng và mức độ phổ biến của game. Mặc dù nội dung phong phú của game vẫn là yếu tố quyết định thành công, nhưng một game giàu nội dung mà ít người dùng sẽ trở nên vô giá trị. Khả năng duy trì số lượng người chơi đang hoạt động của dự án cũng quan trọng không kém. 

Khối lượng giao dịch trên mỗi người dùng: Số liệu này đề cập đến lượng tiền trung bình được chuyển cho mỗi người chơi, phản ánh cả mức độ tương tác của người dùng và tính hợp lý của thiết kế token. Tăng lượng giao dịch trung bình trên mỗi người dùng cũng là chìa khóa để tăng doanh thu. Khi đánh giá các dự án, hãy tìm kiếm sự ổn định và tăng trưởng về khối lượng giao dịch trung bình trên mỗi người dùng.

Số lượng (và chất lượng) của mối quan hệ đối tác với các guild: Trong game Web3, sự phát triển cũng như phân phối thường đạt được thông qua giới thiệu của người chơi và quan hệ đối tác với các guild. Game guild tiền điện tử là một nhóm người chơi chơi cùng nhau, chia sẻ dữ liệu và tài sản trong game, đồng thời hỗ trợ những người chơi khác. Các tổ chức như Yield Guild Games, Ancient8, Good Games Guild và Merit Circle cho phép người chơi mới tham gia game bằng cách cho họ mượn tài sản trong game khi họ không đủ khả năng chi trả. Chúng cũng giúp các game P2E tăng lượng người dùng hoạt động hàng ngày thông qua học bổng (scholarship), online marketing và đầu tư trực tiếp. Các guild dựa trên ba yếu tố dưới đây để chọn game. Đó là chất lượng game, sức mạnh của cộng đồng và sự vững mạnh của nền kinh tế trong game.

Kết luận

Khi Web3 phát triển hơn nữa, nhu cầu hiểu khách hàng, động lực thúc đẩy doanh thu và số liệu tăng trưởng thực tế cũng sẽ tăng theo. Các số liệu được đề cập trong bài viết đưa ra một dấu hiệu tốt về hướng đi của một dự án Web3. Hiểu được chúng sẽ giúp định hướng các quyết định kinh doanh và sản phẩm cũng như các biện pháp khuyến khích cộng đồng.

Có thể bạn quan tâm

Mục lục