Tin nóng ⇢

Các quỹ đầu tư theo đuổi hệ sinh thái NEAR

Public chain Near bước vào tháng 4 cùng hàng loạt hoạt động mới. Trước hết, ngày 6/4, Near thông báo hoàn thành vòng tài trợ trị giá 350 triệu đô la nhằm thúc đẩy phát triển hệ sinh thái Near. Bên cạnh đó, tin tức Near sắp khởi chạy stablecoin thuật toán USN cũng bắt đầu rộ lên.

Sơ lược về 5 dự án trên hệ sinh thái NEAR

Public chain Near bước vào tháng 4 cùng hàng loạt hoạt động mới. Trước hết, ngày 6/4, Near thông báo hoàn thành vòng tài trợ trị giá 350 triệu đô la nhằm thúc đẩy phát triển hệ sinh thái Near. Bên cạnh đó, tin tức Near sắp khởi chạy stablecoin thuật toán USN cũng bắt đầu rộ lên.

Vòng tài trợ mới của Near được dẫn đầu bởi Tiger Global, một quỹ đầu tư truyền thống. Ngoài ra, khoản đầu tư cũng có sự góp mặt của FTX Ventures, ParaFi Capital và các tổ chức đầu tư tiền điện tử khác. Không chỉ riêng bản thân public chain, nhiều ứng dụng trong hệ sinh thái cũng nhận được nguồn tài trợ đáng kể, tiêu biểu là ứng dụng giao dịch phi tập trung Trisolaris, ứng dụng cho vay Burrow và Bastion. Điều này thể hiện sức hút mạnh mẽ của hệ sinh thái đối với giới đầu tư. 

Near (NEAR) được ra đời nhằm giải quyết bài toán mở rộng của Ethereum và vận hành mạng lưới blockchain hiệu suất cao dựa trên công nghệ sharding. Near là một ví dụ điển hình của việc ứng dụng kỹ thuật sharding để cải thiện khả năng mở rộng của blockchain.

So với tài chính, kế hoạch phát hành stablecoin của Near mới là thứ thu hút sự chú ý của cộng đồng hơn cả. Kế hoạch này được tiết lộ lần đầu bởi Crypto Insiders, trang web chuyên cung cấp thông tin về tiền điện tử. Theo nhà sáng lập Zoran Kole, Near sẽ ra mắt stablecoin thuật toán USN vào ngày 20/4 với APR lên đến 20%, sánh ngang với stablecoin UST của Terra (LUNA). 

Mặc dù đội ngũ phát triển Near cho tới nay vẫn im hơi lặng tiếng, cộng đồng và thị trường không ngừng xôn xao trước tin đồn. Giá token của NEAR ghi nhận mức tăng ấn tượng, chạm mốc 20 đô la, tức tăng 69% trong 30 ngày qua. Sức tăng này rõ ràng rất hấp dẫn giữa xu hướng giảm của thị trường tài sản điện tử nói chung. NEAR duy trì ở giá cao và hiện đang ở quanh mức 16 đô la.

Theo sau sự tăng trưởng của NEAR, TVL của Near tăng 169% lên 1,46 tỷ đô la Mỹ. Tỷ lệ tăng trưởng TVL này giữ ngôi vị đầu trong toàn bộ public chain layer 1.

Quan trọng hơn hết, Near đã thành công cởi bỏ nút thắt trước đó của mạng Aurora vào cuối năm 2021. Aurora, mạng mở rộng dựa trên NEAR, giờ đây đã loại bỏ các hạn chế về khả năng tương thích của Near với Ethereum, chẳng hạn như khó khăn khi di chuyển DApp và khả năng tiếp cận quỹ kém.

Hiện tại, nhóm phát triển Aurora hoạt động độc lập. Do tương thích với EVM, đội ngũ phát triển có thể thuận tiện dịch chuyển ứng dụng sang mạng Aurora mà không cần thay đổi mã, sau đó tham gia vào hệ sinh thái Near. Cho đến nay, lớp dưới cùng của Near đã hình thành cấu trúc song song giữa chain chính và Aurora. Từ đó, nhà phát triển tăng cường sự gắn kết giữa Ethereum và các mạng L1 tương thích EVM khác, bao gồm nhà phát triển và người dùng DApp.

Những ứng dụng nào hiện có mặt trên Near chain và đã phát triển được 2 năm? Họ đang tiến triển như thế nào? Bài viết này sẽ giới thiệu những công ty nổi bật đến bạn đọc.

Giao thức Liquid Staking MetaPool

Metapool (META) là một giao thức liquid staking trong hệ sinh thái Near. Hoạt động kinh doanh của nó tương tự như Lido trong hệ sinh thái Ethereum. Metapool giúp các node hoặc người dùng staking Near, đồng thời tăng thanh khoản cho tài sản.

Giống như nhiều public chain khác, Near cũng áp dụng cơ chế PoS (Proof-of-Stake). Node validator được yêu cầu pledge token NEAR để nhận được bằng chứng xác minh, qua đó đảm bảo tính ổn định và bảo mật của mạng lưới. Các node có thể nhận được phần thưởng token tương ứng. 

Nói tóm lại, node validator càng pledge nhiều token thì độ tin cậy của họ càng cao. Do đó, những tổ chức vận hành node validator thường có sức mạnh cả về tài chính lẫn kỹ thuật. Khi người dùng thông thường nhận một phần phần thưởng từ node validator, họ cần ủy quyền các token mà họ nắm giữ cho node validator. Điều này đòi hỏi người dùng vận hành quy trình ủy quyền trên hợp đồng thông minh, đồng thời tự mình đánh giá độ tin cậy của node. Mặt khác, chi phí hoạt động và thông tin của người dùng cũng được cung cấp nhiều hơn.

Ngoài ra, sau khi người dùng ủy quyền token cho node, lượng token đó sẽ không thể mua lại hoặc lưu hành trong thời gian nhất định. Lợi nhuận người dùng nhận được cũng chỉ là một phần cố định trong phần thưởng của block. Trong hệ thống tài chính DeFi, điều này hạ thấp hiệu quả sử dụng tài sản của người dùng.

Metapool ra đời để giải quyết những điểm nhức nhối nêu trên. Người dùng có thể thu lợi nhuận bằng cách stake NEAR trong giao thức và nền tảng sẽ tự động gửi số token NEAR đó đến node validator. Tiếp đến, người dùng sẽ nhận được stNEAR theo tỷ lệ 1 : 1 và nhận được phần thưởng pledge trong khi nắm giữ token này. Họ cũng có cơ hội tham gia vào những ứng dụng Defi trên Near. Khi giải phóng lệnh pledge, người dùng chỉ cần đổi stNEAR lấy NEAR trong pool thanh khoản của Metapool.

stNEAR và NEAR được phát hành cho người dùng với tỷ lệ 1: 1. Do có chức năng giống như NEAR trong hệ sinh thái, stNEAR hỗ trợ các tình huống DeFi, chẳng hạn như giao dịch hoặc cho vay, cũng như tăng tính thanh khoản và cải thiện việc sử dụng tài sản của NEAR. Ngoài ra, bản thân việc stake NEAR cũng có thể giúp người dùng nhận được phần thưởng từ Metapool. Hiện tại, tỷ lệ hoàn vốn hàng năm của người dùng stake NEAR trên nền tảng Metapool là 11%.

META là token quản trị của nền tảng Metapool, có thể được bỏ phiếu để xác định tỷ lệ doanh thu của giao thức. Trong những ngày đầu, ngoài lợi nhuận stake, người dùng Metapool cũng có thể nhận được phần thưởng token META của giao thức. Tuy nhiên, vào tháng 2 năm nay, phần thưởng stake của META đã bị tạm dừng và hiện chỉ được phân bổ cho các những nhà cung cấp khoản cho pool tài sản (stNEAR-NEAR) được giao dịch với stNEAR.

Theo dữ liệu của Deflama, tổng giá trị NEAR được staking trên nền tảng Metapool hiện tại là 126 triệu đô la.

Nền tảng DeFi Ref.Finance

Ref.finance (REF) là ứng dụng giao dịch AMM phi tập trung đầu tiên trên Near. Ứng dụng này được ra mắt lần đầu tiên vào tháng 4/2021 và đã nhận được nguồn hỗ trợ chính thức từ Near Foundation.

Ref.finance nhằm mục đích xây dựng nền tảng DeFi  tích hợp giao dịch, cho vay và phát hành tài sản hệ sinh thái Near. Nền tảng này khởi chạy tính năng pool giao dịch stablecoin vào tháng 12/2021, cho phép người dùng nhanh chóng giao dịch stablecoin trong khi giảm thiểu chi phí và độ trượt giá.

Khác với những DEX trước đó, Ref.finance tối ưu hóa lộ trình giao dịch tài sản thông qua ứng dụng tính năng "giao dịch tổng hợp" và tích hợp dữ liệu giao dịch pool thanh khoản DEX trên Near và Aurora. Nhờ có chức năng lộ trình thông minh, ứng dụng sẽ chọn lọc những con đường có lợi nhất cho người dùng, bao gồm chia nhỏ giao dịch thành nhiều pool hoặc triển khai nhiều quy trình cho một giao dịch.

Ví dụ: khi đổi 100 NEAR sang USDC, để giúp người dùng tìm lộ trình giao dịch có độ trượt giá thấp nhất có thể, giao dịch có thể được chia thành hai phần. Trong đó, 90 NEAR đầu tiên được chuyển đổi thành DAI và tiếp theo DAI được chuyển thành USDC. Như vậy, lộ trình sẽ là NEAR-DAI-USDC; 10 NEAR còn lại có thể được chuyển thành USDT trước và sau đó thành USDC, lộ trình là NEAR-USDT-USDC.

REF là token của Ref.finance, với tổng giá trị phát hành là 100 triệu. Hiện tại, người dùng có thể kiếm phần thưởng REF bằng cách cung cấp thanh khoản cho pool thanh khoản trong nền tảng.

Theo Deflamama, TVL của Ref.finance hiện vào khoảng 208 triệu đô la Mỹ và REF tạm thời có giá 4 đô la Mỹ.

DEX Trisolaris

Trisolaris là sàn giao dịch phi tập trung (DEX) có khối lượng giao dịch lớn nhất trong hệ sinh thái NEAR. Bên cạnh đó, Trisolaris là DEX đầu tiên được vận hành trên mạng Aurora. Sàn chủ yếu hỗ trợ giao dịch các tài sản trên mạng Near và Aurora cũng như hỗ trợ chuyển tất cả tài sản public chain layer 1 tương thích EVM đến mạng Aurora.

Đáng chú ý, do Trisolaris được xây dựng trên mạng Aurora, người dùng cần phải trả phí gas bằng ETH. Điều này đồng nghĩa miễn là người dùng sở hữu ETH, họ có thể gia nhập NEAR, góp phần làm giảm ngưỡng tham gia của hệ sinh thái.

Ngày 3/4, Trisolaris nhận được khoản đầu tư chiến lược trị giá 4,5 triệu đô la Mỹ do Electric Capital dẫn đầu. Số tiền dự kiến được dùng để mở rộng đội ngũ và tiếp tục đầu tư vào các sản phẩm chủ chốt.

Theo dữ liệu của Deflamama, Trisolaris hiện có TVL 289 triệu đô la.

Nền tảng cho vay Burrow

Burrow (BRRR) được ra mắt vào ngày 29/3. Đây là một nền tảng cho vay phi tập trung trên mainnet NEAR. Người đi vay và người cho vay thực hiện giao dịch thông qua các nhóm thanh khoản. Lãi suất của mỗi khoản vay tùy thuộc theo sự thay đổi cung và cầu, tương tự như Compound, một giao thức cho vay trên Ethereum.

Burrow cải thiện tỷ lệ sử dụng tiền của người dùng bằng cách cải thiện tính thanh khoản của "tài sản sinh lời". Hiểu một cách đơn giản, tài sản sinh lời là tài sản mang lại thu nhập. Ta có thể coi nó như chứng chỉ tiền gửi hoặc biên lai thu được khi lock tài sản trên nền tảng. Một số người gọi đây là token hóa 'trái phiếu sinh lời".

Burrow cho phép người dùng chuyển đổi "tài sản cơ bản" của họ thành tài sản sinh lời, sau đó biến tài sản sinh lời biến thành "tài sản thế chấp" để cho vay các tài sản khác. Nhờ vậy, hiệu quả sử dụng vốn được nâng cao thông qua tận dụng triệt để những tài sản sinh lời này. 

Nếu người dùng nắm giữ NEAR đem stake trên nền tảng Metapool và kiếm được khoảng 11% lãi suất mỗi năm, sau đó gửi stNEAR vào Burrow để nhận lãi suất hoặc sử dụng stNEAR làm tài sản thế chấp để cho vay các tài sản khác.

Cũng giống như Aave, ứng dụng cho vay trên Ethereum, Burrow sử dụng phương thức "thế chấp vượt mức" (overcollaterization) để duy trì hệ số an toàn của tài sản. Đối với tỷ lệ thế chấp của từng tài sản, Burrow áp cho mỗi tài sản một biên độ dao động giá riêng, sau đó tính toán mức biến động theo biên độ dao động giá. Khi các yếu tố khác ổn định, đồng thời tài sản có độ biến động cao hơn được sử dụng làm tài sản đảm bảo, thì tỷ lệ sử dụng vốn sẽ thấp hơn.

Hồi 29/3, Burrow ra mắt mainnet NEAR và thông báo hoàn thành vòng tài trợ 5 triệu đô la vào ngày hôm sau. Số tiền có sự đóng góp của nhiều nhà đầu tư như Dragonfly Capital, ParaFi Capital, IOSG Ventures, v.v.

Với Burrow, người dùng có thể gửi các tài sản như NEAR, stNEAR, ETH, USDC, USDT, DAI và wBTC để kiếm lợi nhuận hoặc cho vay các tài sản cần thiết làm tài sản thế chấp.

Tính đến ngày 21/4, số tiền gửi và tiền cho vay trên Burrow lần lượt là 432 triệu và 281 triệu đô la Mỹ.

Ứng dụng cho vay Bastion

Bastion là một ứng dụng cho vay được xây dựng trên mạng Aurora. Lãi suất cho vay được xác định bởi mức cung và cầu của tài sản.

Bastion cũng tương đồng với Compound. Sau khi người dùng dep tài sản mã hóa, họ sẽ nhận được chứng chỉ cToken. cToken cũng là một tài sản sinh lời. Theo thời gian, thu nhập từ tiền lãi của tài sản cơ bản càng tăng thì giá trị của cToken càng cao. Khi người dùng đổi cToken trở về tài sản cơ bản, họ sẽ nhận số tài sản thậm chí nhiều hơn so với giá trị ban đầu. Khi người đi vay muốn vay thêm các khoản khác, họ cần gửi cToken làm tài sản thế chấp. 
 
Mặc dù có cơ chế cho vay khá giống với Compund, Bastion còn cải thiện đáng kể chức năng sản phẩm, nâng cao trải nghiệm người dùng. Đội ngũ phát triền đã vận hành một pool chuyên giao dịch stablecoin, cToken, và tài sản thế chấp có độ trượt giá thấp. Người dùng có thể thực hiện cho vay, giao dịch và các quy trình khác trên nền tảng Bastion.

Không chỉ vậy, Bastion còn giúp người dùng tăng thu nhập thông qua gửi tài sản vào nền tảng. Họ cũng có thể kết hợp chứng chỉ cToken với các tài khoản tương tự để cung cấp tính thanh khoản và kiếm phí giao dịch.

Chẳng hạn, người dùng nắm giữ một lưọng NEAR. Trong hợp đồng cho vay trước đó, người dùng có thể stake NEAR để lấy chứng chỉ cNEAR. Thông thường, người dùng có 2 lựa chọn. Một là sử dụng cNEAR làm tài sản thế chấp để cho vay tài sản khác. Hai là tiếp tục giữ cNEAR để nhận lãi suất khi gửi tiền trên NEAR. Tuy nhiên Bastion còn mở ra cho người dùng một cơ hội khác. Trước tiên, người dùng có thể đổi NEAR lấy chứng chỉ stNEAR, sau đó gửi stNEAR vào Bastion để lấy cstNEAR. CstNEAR mà anh ấy nắm giữ có thể được kết hợp với các tài sản tương tự liên quan đến NEAR (cstNEAR-stNEAR, cstNEAR -cNEAR, cstNEAR- NEAR), sau đó cung cấp thanh khoản cho các pool tài sản để nhận phần thưởng.

Bằng cách này, chỉ với một tài sản NEAR duy nhất, người dùng được trao nhiều khả năng ứng dụng khác nhau, nhận thu nhập gấp 3 lần từ tài sản thế chấp, lãi suất gửi và phí giao dịch, do đó cải thiện tỷ lệ sử dụng vốn.

Bastion ra mắt vào ngày 7/3. Ngày 23/3, nền tảng công bố vòng tài trợ do ParaFi Capital dẫn đầu cùng sự tham gia của DCG.

Bastion đã nhận nguồn đầu tư trong vòng 3 tuần kể từ khi ra mắt. Nhiều người dùng tin rằng nguyên nhân chủ yếu là do phương thức phát hành token BSTN khác biệt của nền tảng. Bastion không sử dụng cách thức "airdrop" thường thấy ở các giao thức DeFi trước đây mà tiến hành "Lockdrop airdrop", tức là người dùng cần lock tài sản của mình vào Bastion trước và thời gian lock là 1- 12 tháng. Khi thời hạn lock hết, khách hàng sẽ được nhận phần thưởng BSTN, đồng thời lấy lại tài sản ban đầu. Thời gian lock càng lâu, họ càng nhận được nhiều BSTN. Phương thức airdrop này đã hạn chế hiện tượng "wool party" (thu lợi thông qua chương trình ưu đãi của dự án), và cũng cho nền tảng đủ thời gian để tích lũy TVL.

Quả thực, sau đợt lock airdrop, Bastion đã thành công thu hút một nguồn đầu tư lớn, tạo hiệu ứng "hút máu" các ứng dụng cho vay khác và đẩy nó lên ngôi vương TVL trong hệ sinh thái NEAR.

Tính đến hiện tại, tổng số tiền gửi trên Bastion lên đến 428 triệu đô la. Ngày 21/4, ứng dụng thông báo ra mắt BSTN, sẵn sàng giao dịch trên Trisolaris từ ngày 22/4.

Nền tảng cho vay Aurigami Finance

Aurigami (PLY) là ứng dụng cho vay chạy trên mạng Aurora. Người dùng có thể sử dụng ứng dụng này để thu lãi suất dep hoặc cho vay tài sản mã hóa. Lãi suất cho vay cũng thay đổi tùy thuộc theo cung và cầu của tài sản.

Sau khi gửi tài sản mã hóa, người dùng sẽ nhận được chứng chỉ auToken. Đây cũng là tài sản sinh lời và người dùng có thể sử dụng nó để rút tài sản đã gửi nếu muốn. Ngoài ra, auTokens có thể giao dịch và chuyển nhượng. Trường hợp muốn vay tài sản, người dùng Aurigami cần ký gửi tài sản được nền tảng hỗ trợ làm tài sản thế chấp. Tất nhiên, đây cũng là một khoản vay thế chấp vượt mức.

Aurigami là một trong những ứng dụng cho vay đầu tiên trên hệ sinh thái Near. Ngày 6/2 vừa qua, ứng dụng thông báo rằng được rót vốn từ các tổ chức đầu tư mạo hiểm nổi tiếng như PolychainCapital, Alameda ResearchCoinbase Ventures. Số tiền cụ thể không được tiết lộ.

Ngoài ra, từ ngày 22/4-6/5, Aurigami sẽ mở một phần thưởng NEAR cực khủng (khoảng 145.000, tương ứng 2,5 triệu đô la Mỹ). Những người gửi tài sản mã hóa trên nền tảng có thể nhận được phần thưởng NEAR bên cạnh khoản lãi suất. Lượng phần thưởng được phân phối cho mỗi pool không giống nhau.

Động thái này có thể coi như một biện pháp đối đầu với các "ma mới" như Burrow và Bastion trong lĩnh vực cho vay. Rõ ràng, cuộc đua giữa những ứng dụng cho vay trên Near chain sẽ vẫn còn tiếp diễn.

Hiện tại, Aurigami có tổng giá trị tiền gửi là 200 triệu và tổng giá trị vay là 97 triệu đô la.

Có thể bạn quan tâm

Mục lục