Tin nóng ⇢

Giới thiệu về giao dịch tiền điện tử

1. Giao dịch điện tử là gì?

Giao dịch điện tử, hay còn được gọi là giao dịch thương mại điện tử, là cách thức tiến hành một phần hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh thông qua các phương tiện điện tử. Hiểu một cách đơn giản, giao dịch điện tử là hình thức mua bán sản phẩm, hàng hóa hay dịch vụ trên internet và các phương tiện điện tử khác.

Các hoạt động phổ biến của giao dịch này bao gồm việc mua bán sản phẩm, thanh toán hóa đơn, đặt hàng, quảng cáo sản phẩm, giao hàng,…trên nền tảng điện tử.

2. So sánh giao dịch thương mại điện tử và giao dịch thương mại truyền thống

2.1. Điểm giống nhau

Giao dịch điện tử và giao dịch truyền thống đều là hoạt động thương mại, trao đổi, mua bán hàng hóa giữa người mua và người bán, đem lại lợi ích cho cả hai bên. Ngoài ra, cả hai hình thức giao dịch này còn đều mang lại nguồn thu nhập lớn cho nền kinh tế, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động. 

2.2. Điểm khác nhau

Tuy có một số điểm chung giống nhau, giao dịch điện tử và giao dịch truyền thống vẫn có những sự khác nhau đáng kể.

Yếu tố so sánhGiao dịch thương mại truyền thống Giao dịch thương mại điện tử
Ý nghĩaLà sự trao đổi trực tiếp giữa người mua và người bánNgười mua và người bán trao đổi thông tin qua lại qua internet hoặc các phương tiện điện tử khác
Xử lý giao dịchPhải xử lý thủ công từng đơn hàng một và mất rất nhiều thời gianTiết kiệm được nhiều thời gian hơn bởi có thể xử lý nhiều đơn hàng một lúc
Thời gian giao dịchChậm, bởi bị phụ thuộc vào sức lao động thủ công của con ngườiNhanh, bởi được tự động hóa
Kiểm tra sản phẩmGiao dịch trực tiếp cho phép khách hàng kiểm tra sản phẩm kỹ hơnKhông thể kiểm tra sản phẩm trước khi mua
Cách trao đổi thông tinTrao đổi thông tin trực tiếp và không có nền tảng thống nhất để trao đổiCó một nền tảng thống nhất để trao đổi thông tin
Phạm vi hoạt độngBị giới hạn trong khu vực cụ thểKhông bị giới hạn 
Thanh toánThanh toán được thực hiện trực tiếp (tiền mặt)Thanh toán qua các thẻ tín dụng, chuyển khoản, ví điện tử,…
Chi phí sản xuấtCó nhiều chi phí như chi phí thuê văn phòng, chi phí lưu kho,…Giảm thiểu chi phí sản xuất so với giao dịch truyền thống

3. Các mô hình giao dịch thương mại điện tử phổ biến

Hiện tại, các giao dịch thương mại điện tử phổ biến trên thế giới được chia thành 9 loại mô hình như: B2B, B2C, B2E, B2G, G2B, G2G, G2C, C2C, C2B. Tuy nhiên, mỗi quốc gia đều có những đặc thù về điều kiện kinh tế-xã hội khác nhau nên việc chọn các mô hình giao dịch điện tử cũng không giống nhau. Tại Việt Nam, có ba mô hình giao dịch thương mại điện tử chủ yếu là B2B, B2C và C2C.

3.1. Mô hình B2B

B2B được hiểu là mô hình giao dịch thương mại điện tử giữa các doanh nghiệp với nhau. Lợi ích của mô hình này là giảm chi phí trong việc nghiên cứu thị trường, nâng cao hiệu quả marketing, có độ nhận diện cao, tăng cơ hội hợp tác giữa các doanh nghiệp với nhau và mở ra một thị trường rộng hơn với đa dạng mặt hàng. 

Một ví dụ điển hình về các sàn thương mại điện tử áp dụng thành công mô hình B2B là Alibaba. Alibaba đã tạo nên những khu chợ thương mại điện tử và cho phép các giao dịch mua bán diễn ra giữa các doanh nghiệp với nhau. Giao dịch trên Alibaba hoàn toàn được minh bạch, hoàn thiện và nhanh gọn. 

3.2. Mô hình B2C

B2C được hiểu là mô hình giao dịch thương mại điện tử giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng. Các dạng B2C chính ở Việt Nam có thể kể đến như:

  • Website thương mại điện tử: Đây là trang web được thiết lập cho phép chính chủ trang web phục vụ một phần hoặc toàn bộ quy trình hoạt động mua bán hàng. 
  • Sàn giao dịch thương mại điện tử: Đây là nơi cho phép các tổ chức, các cá nhân được tiến hàng một phần hoặc toàn bộ quy trình hoạt động mua bán hàng.
  • Website khuyến mại trực tuyến: Đây là trang web do nhà kinh doanh, tổ chức thiết lập để thực hiện việc khuyến mại cho hàng hóa, dịch vụ.
  • Website đấu giá trực tuyến: Đây là trang web do nhà kinh doanh, tổ chức thiết lập để tổ chức đấu giá cho hàng hóa, dịch vụ của mình.

3.3. Mô hình C2C

C2C được hiểu là giao dịch điện tử mà phía người mua lẫn người bán đều là các cá nhân. Mô hình này đang là mô hình có tốc độ tăng trưởng nhanh chóng và ngày càng phổ biến. Một số hoạt động theo mô hình C2C bao gồm: Đấu giá, giao dịch trao đổi không sử dụng tiền tệ, bán tài sản ảo,…

Trên đây là lời giải đáp cho câu hỏi Giao dịch điện tử là gì? Sapo hy vọng thông qua bài viết trên, các bạn đã nắm rõ được khái niệm giao dịch điện tử cũng như những mô hình giao dịch thương mại điện tử nhé.

Nguồn: sapo.vn

Có thể bạn quan tâm

Mục lục