Binance là gì?
Binance là sàn giao dịch crypto (tiền điện tử/ tiền mã hóa) được thành lập vào năm 2017 bởi Changpeng Zhao tại Trung Quốc. Hiện tại, Binance là sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất thế giới về khối lượng giao dịch với hơn 1000 cặp giao dịch.
Người đứng đầu Binance là Changpeng Zhao (hay còn gọi là CZ). Ông là cựu quản lý của Bộ phận phát triển tại Blockchain.com, nhà đồng sáng lập và quản lý kỹ thuật của sàn giao dịch nổi tiếng một thời – OKCoin.
Đầu tháng 07/2017, Binance tiến hành huy động vốn qua hình thức gọi vốn ICO. Nhờ vào hồ sơ khủng của CEO, dự án sàn giao dịch Binance nhanh chóng thu hút được sự chú ý từ cộng đồng. Vòng gọi vốn ICO của Binance kéo dài từ 01/07 – 21/07/2017 đã thu về 15 triệu USD và có hơn 20.000 lượt đăng ký vào những ngày đầu.
Ắt hẳn bạn sẽ thắc mắc sàn binance của nước nào, đúng không?
Lúc mới thành lập, sàn Binance có trụ sở tại Trung Quốc. Tuy nhiên, khi quốc gia tỷ dân thắt chặt quy định với tiền mã hóa, sàn đã chuyển văn phòng sang Hong Kong và Nhật Bản. Không may thay, Binance vẫn vướng vào các rắc rối pháp lý ở Nhật Bản. Vì thế, tháng 03/2018, sàn giao dịch Binance rời Nhật Bản và chuyển đến đảo quốc Malta.
Để hiểu hơn thì dưới đây là một số thông tin cơ bản về sàn giao dịch Binance:
- Tên: Binance.
- Hình thức: Sàn giao dịch crypto (tiền điện tử/ tiền mã hóa).
- Năm thành lập: 2017.
- Nhà sáng lập: Changpeng Zhao (CZ).
- Trụ sở chính: Quốc đảo Malta.
- Website: http://www.binance.com/
Theo thống kê của SimilarWeb thì lượng truy cập đỉnh điểm của sàn Binance lên đến 250 triệu user/tháng. Quả là 1 con số không hề nhỏ!
Hệ sinh thái rộng lớn của Binance
Nếu trước đó, Binance chỉ đơn thuần là một sàn giao dịch tiền điện tử, thì hiện nay hệ sinh thái của Binance đã được mở rộng, bao gồm:
- Binance CEX: Sàn giao dịch tập trung các tài sản tiền điện tử và Blockchain, với nhiều hình thức giao dịch như Binance Margin, Future, P2P…
- Binance Institutional: Cho phép nhà giao dịch VIP tiếp cận các dịch vụ sàn giao dịch và giao dịch OTC chuyên nghiệp. Đội ngũ giàu kinh nghiệm của Binance hợp tác chặt chẽ với nhiều đối tượng tham gia khác trên thị trường.
- Binance DEX: Sàn giao dịch phi tập trung.
- Binance Research: Chuyên phân tích và báo cáo thị trường.
- Binance Academy: Cung cấp mọi kiến thức về thị trường Crypto và Blockchain.
- Binance Charity: Quỹ từ thiện.
- Binance Labs: Quỹ đầu tư.
- Binance Broker: Chương trình môi giới bao gồm: môi giới Widget, môi giới API và môi giới sàn giao dịch.
- Binance Cloud: Giúp các doanh nghiệp xây dựng sàn giao dịch riêng.
- Binance Launchpad: Nền tảng phát hành các token.
- Trust Wallet: Ví lưu trữ tiền điện tử chính thức của Binance.
- Binance NFT: NFT Marketplace cho phép mua bán trao đổi NFT trên Binance.
Để tìm hiểu thêm về những sản phẩm và hành trình phát triển xuyên suốt của Binance, bạn có thể tham khảo bải viết dưới đây.
Đánh giá sàn Binance 2022
Ưu điểm
Một số ưu điểm của sàn Binance như:
- Hiện có hơn 1000 cặp giao dịch: Đây là con số cực kỳ khổng lồ. Hầu như các altcoin mà người dùng muốn giao dịch đều có mặt trên sàn giao dịch Binance.
- Hỗ trợ đa ngôn ngữ: Đặc biệt, tiếng Việt là một trong những ngôn ngữ được sàn phát triển sớm nhất. Bên cạnh đó, Binance có đội ngũ và một kênh Telegram chuyên hỗ trợ tiếng Việt. Giúp việc sử dụng sàn Binance dễ dàng, không lo trở ngại về ngôn ngữ.
- Chương trình thưởng hoa hồng lên đến 40%: Trên thực tế, Binance chính là sàn tiên phong thưởng ref cho người dùng. Nhờ vậy, bạn sẽ có thêm một khoản thu nhập thụ động khá lớn nếu mời được nhiều người khác tham gia sàn.
- Không cần KYC đã có thể rút đến 2 BTC/ngày: Khác với các sàn khác bắt buộc phải KYC mới rút được tiền (như Poloniex,…), người dùng có thể sử dụng Binance cho các giao dịch nhỏ lẻ mà không cần cung cấp quá nhiều thông tin cá nhân.
- Hệ sinh thái tiền điện tử rộng lớn.
- Quỹ bảo vệ tài sản người dùng (gọi tắt là SAFU): 10% phí giao dịch trên sàn sẽ được chuyển vào quỹ này để bảo hiểm cho tài sản của người dùng.
- Có đa dạng các loại giao dịch cho bạn skin in the game: Trade spot, margin, OTC hay P2P trên sàn Binance.
Nhược điểm
Vì là sàn giao dịch tiền điện tử phổ biến trên thế giới, nên Binance cũng là mục tiêu bị tấn công hack rất cao.
Năm 2018, sàn Binance đã có một số sự cố đáng tiếc. Cụ thể, vào tháng 7, một đồng coin vô danh đã có được giao dịch lên đến 96 BTC. Trường hợp này được dự đoán là bị hacker tấn công hoặc có thể do chính Binance thừa cơ làm giá.
Các loại phí trên sàn giao dịch Binance
Phí giao dịch
Binance hiện đang áp dụng tính phí giao dịch theo mô hình Maker – Taker trong vòng 30 ngày:
- Với account thông thường, giao dịch ít hơn 100 BTC (trong 30 ngày) thì phí mua và bán trên Binance là 0.1%.
- Nếu giao dịch trên 100 BTC (30 ngày), hoặc hold 50 BNB trở đi, lệnh Maker chỉ phải trả 0.09% phí, lệnh Taker trả 0.1%.
Giao dịch số lượng càng nhiều hay (hoặc đồng thời) giữ BNB trong tài khoản càng nhiều, thì sẽ được giảm phí giao dịch nhiều hơn nữa.
Đặc biệt, sàn giao dịch Binance khuyến khích người dùng sử dụng BNB để giảm phí giao dịch. Bạn sẽ được giảm thêm 25% phí nếu thanh toán phí bằng BNB.
Phí nạp, rút
Giống nhiều sàn giao dịch tiền điện tử khác, phí nạp coin trên sàn giao dịch Binance là miễn phí. Phí rút sẽ tùy thuộc vào từng coin.
Tải Binance trên điện thoại
Vào ngày 09/12/2017, Binance đã phát hành ứng dụng di động cho nền tảng iOS, Android.
Tải app Binance về điện thoại theo đường link dưới đây:
Hướng dẫn đăng ký Binance
Bài viết này sẽ hướng dẫn đăng ký và tạo tài khoản trên sàn Binance bằng Desktop, bạn có thể thực hiện tương tự đối với ứng dụng trên điện thoại nhé!
Đầu tiên, truy cập vào mục đăng ký Binance.
Sau đó chọn ngôn ngữ là tiếng Việt ở góc trên cùng bên phải để thuận tiện cho quá trình sử dụng nhé!
Lần lượt nhập các thông tin: Email, mật khẩu và mã ref giới thiệu (nếu có). Sau đó click vào “Tôi đồng ý…” và nhấn “Tạo tài khoản”.
Rê chuột vào mảnh ghép và kéo trượt từ trái sang phải để khớp với hình.
Sau đó, Binance sẽ gửi một email xác nhận kèm theo mã xác minh cho bạn.
Nhập 6 chữ số trong email vào 6 ô ở phần Mã xác minh email trên Binance.
Vậy là bạn đã đăng ký tài khoản sàn Binance thành công!
Hướng dẫn bảo mật tài khoản trên Binance
Thiết lập bảo mật 2FA
Tại giao diện chào mừng khi đăng ký thành công của Binance, chọn Go to Dashoard.
Sau đó, Binance sẽ hiện lên một Popup yêu cầu Xác minh bảo mật bao gồm:
- Xác minh điện thoại.
- Xác minh Google.
Ở đây mình sẽ chọn Xác minh Google.
Binance sẽ yêu cầu tải Google Authenticator về điện thoại di động, bạn search tên ứng dụng trên App Store đối với iOS và Google Play với Android.
Sau khi đã cài đặt Google Authenticator, chọn Tiếp theo.
Màn hình sẽ hiển thị một mã QR và dãy ký tự để bạn thêm Binance vào Google Authenticator. Lúc này, bạn mở ứng dụng Google Authenticator vừa cài trên điện thoại ra, chọn Bắt đầu. Quét mã QR hoặc nhập dãy khóa vào → Thêm.
Quay lại màn hình sàn Binance trên máy tính, chọn Tiếp theo.
Đến bước 3, như Binance đã nói, bạn hãy ghi lại đoạn mã phía dưới (Key) vào một mẩu giấy và cất nó thật cẩn thận, phòng trường hợp bị mất điện thoại thì nó sẽ giúp bạn khôi phục GG Authenticator.
Sau khi đã lưu, chọn Tiếp theo.
Ở bước cuối cùng sẽ có 2 mã cần điền để hoàn tất quá trình xác minh:
- Chọn Nhấp để nhận mã, một mã gồm 6 chữ số sẽ được Binance gửi về email đã dùng để đăng ký, điền mã đó vào ô Mã xác minh email.
- Vào Google Authenticator trên điện thoại ⇒ lấy mã 6 chữ số và điền vào ô Mã xác minh Google.
Sau đó chọn Gửi.
Xong bước này, Binance sẽ thông báo thiết lập thành công và đưa bạn về màn hình chính. Như vậy là bạn đã KYC thành công rồi.
Với account này, bạn có thể rút được 2 BTC/ngày.
Tuy nhiên, mình khuyên bạn nên thực hiện xác minh KYC ở bước tiếp theo để bảo mật tài khoản tốt hơn, cũng như nâng hạn mức rút 100 BTC/ngày.
Hướng dẫn xác minh danh tính – KYC cơ bản
KYC là xác minh danh tính giúp tăng độ bảo mật đồng thời nâng được hạn mức rút tiền cho account của người dùng.
Truy cập lại trang tổng quan tài khoản, chọn Cài đặt ⇒ Chọn Identification.
Chọn quốc gia và khu vực cư trú hiện tại. Ở đây mình chọn Việt Nam ⇒ Tiếp theo.
Sẽ có 3 mức KYC bao gồm: KYC cơ bản, KYC trung cấp và KYC chuyên nghiệp nâng cao. Tùy từng nhu cầu mà bạn lựa chọn mức KYC phù hợp.
Mình sẽ thực hiện KYC Cơ bản và chọn Xác minh ngay bây giờ.
Điền các thông tin cần thiết như dưới đây:
- Quốc tịch.
- Số chứng minh thư.
- Tên đầy đủ.
- Ngày, tháng, năm sinh.
- Địa chỉ nhà.
- Mã bưu điện: Mã bưu chính nơi bạn sinh sống. Bạn điền 700000 nếu ở Tp Hồ Chí Minh; 100000 nếu ở Hà Nội. Các bạn ở những tỉnh thành khác có thể tra cứu zip code.
- Thành phố: Tên tỉnh thành nơi mình ở.
Sau đó, bạn điền đầy đủ thông tin thì bấm xác nhận. Vậy là bạn đã hoàn thành xác minh KYC cơ bản!
Đội ngũ hỗ trợ của Binance sẽ xác nhận hồ sơ của bạn trong vòng 10 ngày (thực tế họ làm khá nhanh). Nếu bị từ chối, bạn sẽ được yêu cầu thực hiện lại các bước xác minh như trên.
Hướng dẫn nạp, rút tiền trên sàn Binance
Truy cập vào trang chủ Binance, chọn Ví ⇒ Click chọn Fiat và Spot.
Cách nạp tiền trên sàn Binance
Tại khu vực ví, chọn Nạp ⇒ Chọn Nạp tiền mã hóa.
Hoặc bạn có thể nhập mã token của đồng coin muốn nạp vào ô Tìm kiếm coin và chọn Nạp.
Ở đây, mình ví dụ với BTC. Đối với những đồng khác bạn làm tương tự nhé!
Việc tiếp theo bạn cần làm là nạp Bitcoin với địa chỉ ví được hiển thị.
Lưu ý: Địa chỉ ví của coin nào bạn chỉ gửi coin đó thôi, đừng gửi vào coin khác nhé!
Cách rút tiền từ sàn Binance
Tại khu vực ví, chọn Rút tiền ⇒ Rút tiền mã hóa.
Sau đó lần lượt chọn đồng coin và điền các thông tin rồi gửi là xong!
Hướng dẫn giao dịch trên sàn Binance Spot
Để mua bán Bitcoin và Altcoin trên sàn Binance, chọn “Giao dịch” và “Đơn giản” như hình dưới đây.
Phần sàn giao dịch “Nâng cao” có nhiều chi tiết hơn, không thân thiện lắm với newbie. Vì thế, bạn có thể chọn “Đơn giản” là ok rồi nhé!
Giao diện sàn giao dịch sẽ hiện ra, xem thêm video hướng dẫn giao dịch giao ngay (Spot Trade) do Binance đề xuất để hiểu rõ hơn.
Sau đó, chọn cặp giao dịch mà mình muốn mua/bán ở góc bên phải màn hình.
Giao diện mua bán của Binance Spot sẽ hiện ra với các thông tin như dưới đây:
- Biểu đồ ở giữa là biểu đồ giúp theo dõi lượng mua bán của đồng coin lên xuống như thế nào theo thời gian.
- Cột màu đỏ ở phía tay trái thể hiện các lệnh bán coin.
- Cột màu xanh phía dưới cột màu đỏ thể hiện các lệnh mua coin.
- Hai khung Mua/Bán ở dưới là để đặt lệnh.
Sàn Binance sẽ cung cấp cho bạn các lệnh quen thuộc như Limit (Giới hạn), Market (Thị trường) và Stop – Limit (Dừng – Giới hạn).
Để mua/bán coin, chọn giá và số lượng ⇒ click Mua/Bán là xong.
Hướng dẫn sử dụng Binance Futures
Mở account Binance Futures
Trước khi mở account Binance Futures, cần có một account Binance thông thường như mình đã hướng dẫn phía trên.
Để tạo account Binance Futures, tại Phái sinh ⇒ chọn Hợp đồng USDS$-M.
Nhấp vào nút Mở ngay để kích hoạt account Binance Futures. Vậy là xong!
Chuyển tiền vào Binance Futures
Bạn có thể chuyển tiền qua lại giữa Ví Exchange (ví mà bạn sử dụng trên Binance) và Ví Futures của mình (ví mà bạn sử dụng trên Binance Futures).
Để chuyển tiền vào Ví Furutes, hãy nhấp vào biểu tượng “Chuyển” ở phía bên phải của trang Binance Futures.
Chọn đồng coin và nhập số lượng muốn chuyển ⇒ Click “Xác nhận”.
Khi hoàn tất, bạn sẽ thấy được số dư được thêm vào Ví Futures của mình.
Trong trường hợp muốn chuyển lại từ Ví Futures về Ví Spot, bạn có thể thay đổi hướng chuyển bằng biểu tượng mũi tên kép như hình bên dưới:
Giao diện của Binance Futures
Giao diện chính Binance Futures gồm 5 vùng:
- Vùng 1 – Thông tin cơ bản.
- Vùng 2 – Biểu đồ giá.
- Vùng 3 – Sổ lệnh và các lệnh giao dịch.
- Vùng 4 – Nơi để đặt lệnh khi giao dịch.
- Vùng 5 – Vị thế đang mở, lịch sử số dư.
Vùng 1 – Thông tin cơ bản:
- Chọn cặp coin để giao dịch.
- Xem giá hiện tại và các chỉ số khác.
Vùng 2 – Biểu đồ giá: Thể hiện biểu đồ giá, chọn khung thời gian, các chỉ báo kỹ thuật để phân tích.
Vùng 3 – Sổ lệnh và các lệnh giao dịch:
- Sổ lệnh: Hiển thị các lệnh Long và Short đang chờ khớp lệnh.
- Lệnh giao dịch: Thống kê các lệnh giao dịch đã thực hiện thành công.
Vùng 4 – Nơi để đặt lệnh khi giao dịch.
Vùng 5 – Vị thế đang mở, lịch sử số dư.
- Các vị thế đang mở.
- Các giao dịch đang chờ khớp lệnh: Tổng hợp các lệnh đang chờ khớp.
- Lịch sử đặt lệnh: Tổng hợp lịch sử các lệnh bạn đã thực hiện.
- Lịch sử giao dịch: Tổng hợp các giao dịch đã thực hiện với những thống kê lãi + lỗ của mỗi lệnh.
- Lịch sử thay đổi số dư: Xem thay đổi số dư trên account Futures.
Hướng dẫn sử dụng các tính năng khác trên Binance
Đặt lệnh Stop – Limit
Chức năng của Stop – Limit là để chốt lời, cắt lỗ hoặc mua thêm coin mà không cần phải ngồi canh trước màn hình máy tính. Và một yếu tố cực kỳ lợi hại của tính năng này là giúp các trader giấu được giá mua/bán của mình. Đặc biệt là các Cá mập thường dùng Stop – Limit để xả hàng dìm giá.
Mình xin giải thích thêm chút xíu về tính năng Stop – Limit cho bạn nào chưa hiểu rõ nhé!
Stop-Limit được hoạt động theo nguyên tắc NẾU – THÌ.
Nghĩa là, nếu giá sàn đạt mức Stop, hệ thống sẽ tự động tạo lệnh mua/bán tại mức giá Limit với một lượng coin nhất định.
Ví dụ: Mình muốn chốt lời 100 BNB tại giá 0.00072600 BTC nhưng giá hiện tại mới đạt mức 0.00072399 BTC. Mình sẽ tạo một lệnh Stop – Limit như hình dưới đây.
Khi giá BNB lên đến 0.00072500 BTC thì hệ thống tự động tạo lệnh bán 100 BNB với giá 0.00072600 BTC.
Lệnh Mua bạn thực hiện tương tự nhé!
Sử dụng API Key Binance
Đối với những bạn cần sử dụng tools để trade hoặc quản lý danh mục đầu tư thì API Key là mục mà bạn không thể bỏ qua.
Để tạo API giao dịch, trong giao diện Dasboard, chọn “quản lý API”.
Sau đó nhập tên API Key vào khung và chọn “Tạo API”.
Bạn có thể nhập tên tùy thích, chủ yếu để ghi nhớ API này với API kia nếu sử dụng nhiều app liên quan đến Binance.
Sau đó, sàn giao dịch Binance sẽ yêu cầu xác nhận để tạo được API.
Sau khi xác nhận thành công thì bạn đã tạo một API Key mới thành công rồi đó!
API này sẽ có thông tin như hình dưới đây. Bạn nhớ lưu trữ lại “Secret Key” để backup khi cần thiết nhé!
Cách lấy link ref sàn Binance
Binance chính là sàn tiên phong về việc thưởng hoa hồng khi mời được người dùng mới vào sàn. Đến nay, chính sách referral vẫn tiếp tục được áp dụng trên sàn giao dịch Binance.
Tuy nhiên, mức thưởng hoa hồng đã được điều chỉnh qua thời gian. Để lấy link ref của mình, truy cập vào phần Dasboard và chọn “Giới thiệu”.
Sàn Binance sẽ cung cấp cho bạn 1 mã ref và 1 link ref như hình dưới đây:
Mã là để nhập vào phần mã mời khi tạo account mới. Nếu người bạn của bạn giới thiệu truy cập thẳng bằng link ref thì không cần nhập mã mời nữa.
Thông thường, người dùng sẽ nhận được 20% hoa hồng cho mỗi lượt trade của account ref. Nếu bạn giữ đến 500 BNB trong account thì sẽ nhận được 40% hoa hồng cho mỗi lượt.
Với chính sách này, bạn mời càng nhiều người và những người này trade thường xuyên thì số thu nhập thụ động bạn nhận được càng lớn.
Cách xử lý sự cố khi mất 2FA
Khi bị mất 2FA trên sàn giao dịch Binance, đầu tiên bạn nên kiểm tra lại xem mình có lưu Key 16 chữ số lúc kích hoạt Google Authenticator chưa.
Nếu có lưu Key thì chỉ cần nhập lại 16 chữ số đó vào app là Google Authenticator tự động tạo lại mã mới cho bạn.
Sàn giao dịch Binance sẽ thông báo qua email, yêu cầu xác nhận đang tạo mới 2FA. Sau đó, sàn sẽ yêu cầu bạn mở app Binance trên điện thoại để quét khuôn mặt như bước xác minh tài ở trên. Bạn cứ làm theo từng bước là được.
Cách liên hệ bộ phận hỗ trợ Binance
Bộ phận hỗ trợ của sàn giao dịch Binance làm việc khá nhanh và hiệu quả. Bạn có thể gửi yêu cầu hỗ trợ tại đây.
Hoặc liên hệ trên kênh Telegram:
- Kênh Telegram tiếng Việt: https://t.me/BinanceVietnamese
- Kênh Telegram tiếng Anh: https://t.me/BinanceExchange
Câu hỏi thường gặp về sàn giao dịch Binance
Sàn Binance lừa đảo có lừa đảo không? Có nên giao dịch trên sàn Binance không?
Cho đến hiện tại, Binance vẫn chưa dính vào bất kỳ vụ lừa nào. Việc Binance có thể nhanh chóng được xếp vào hàng ngũ những sàn giao dịch phổ biến nhất một phần nhờ vào uy tín của sàn.
Hơn nữa, Binance trích 10% phí giao dịch trên sàn để giữ vào Quỹ SAFU. Đây là khoản tiền bảo hiểm, đề phòng trường hợp người dùng bị mất tài sản trên sàn. Vì thế, bạn có thể an tâm về vấn đề an toàn trên sàn Binance nhé!
Tuy nhiên, mình thường khuyên các bạn không nên trữ toàn bộ coin trên sàn giao dịch. Do đó, để chắc chắn, bạn chỉ nên giữ số coin đủ để trade trên sàn giao dịch Binance mà thôi. Còn lại nên rút về ví để giữ an toàn nhé!
Về câu hỏi có nên giao dịch trên sàn Binance không, thì theo mình là nên giao dịch trên Binance.
Đối với người mới tham gia thị trường, sàn giao dịch Binance dễ sử dụng và an toàn hơn các sàn khác. Hơn nữa, Binance hỗ trợ tiếng Việt tốt và có cộng đồng người dùng Việt đông đảo. Cộng đồng đông sẽ giúp giải quyết những câu hỏi của bạn nhanh chóng, dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, Binance luôn nằm trong top 5 sàn về khối lượng giao dịch.
Xét về volume có điều chỉnh trên Coinmarketcap, Binance hiện xếp hàng đầu với hơn 1,2 tỷ USD được giao dịch mỗi ngày trên sàn. Những người tham gia thị trường đã lâu vẫn có thể chọn Binance để thanh khoản coin.
Theo mình quan sát từ các lệnh đặt, bạn có thể thoải mái mua bán từ 2 – 50 BTC trên sàn Binance.
Sàn đã bị hack bao giờ chưa?
Thực chất sàn giao dịch Binance chưa bị hack trực tiếp, nhưng sàn từng gặp sự cố đến từ cổng API. Cụ thể, đầu tháng 07/2018, người dùng phát hiện 1 đồng SYS được giao dịch với giá 96 BTC trên sàn Binance.
Qua quá trình làm việc, đội ngũ của sàn phát hiện lỗi đến từ các cổng API. Hacker đã thông qua API liên kết với ứng dụng bên thứ ba không an toàn để tấn công vào sàn Binance. Sau đó, Binance tuyên bố bảo trì toàn hệ thống để reset lại cổng API. Kể từ đó đến nay, Binance không trải qua sự cố nào tương tự nữa.
Qua sự việc này, mình nghĩ rằng nếu không cấp thiết thì không nên sử dụng API. Hoặc nếu cần phải có thì chỉ sử dụng những dịch vụ có độ tin cậy cao.
Ngày 08/05/2019, Binance đưa ra thông báo về việc 7,000 BTC (tương đương $40,000,000) trên sàn Binance bị hacker lấy đi. Lý do được Binance đưa ra là Hacker đã tấn công qua API của user. Cụ thể là API và Google Authenticator 2FA của người dùng trên sàn. Binance sẽ dùng #SAFU fund để trả cho những user bị hack trong lần này. Tạm thời Binance đã đóng API để điều tra và khắc phục lỗ hổng bảo mật.
Như vậy, đây là lần thứ 2 Binance bị hack qua cổng API, không ai dám chắc rằng việc này có xảy ra lần thứ 3. Nếu có dùng API thì chỉ nên cấp quyền cho API để giao dịch, check thông tin account, không nên cấp quyền rút, nạp thông qua API.
Sàn có hay bị lỗi bảo trì không?
Hoạt động bảo trì như thế này là việc tất yếu của các sàn giao dịch. Binance cũng vậy! Họ thường bảo trì để nâng cấp hệ thống, duy trì hoạt động. Trong thời gian này, bạn sẽ không thể nạp, rút hay trade coin trên sàn.
Thông thường, trước khi tiến hành bảo trì, Binance sẽ thông báo cho người dùng qua các kênh chính thức. Bạn có thể theo dõi các kênh truyền thông của Binance để chủ động trước các sự kiện quan trọng nhé!
- Twitter: https://twitter.com/binance
- Twitter CZ: https://twitter.com/cz_binance
- Telegram thông báo chung: https://t.me/binance_announcements
- Telegram tiếng Việt: https://t.me/BinanceVietnamese
- Facebook Binance Việt Nam: https://www.facebook.com/BinanceVietnamese/
Sàn Binance của nước nào? Có hỗ trợ Việt Nam không?
Như mình đã giới thiệu ở đầu bài, sàn giao dịch Binance đầu tiên được thành lập ở Trung Quốc. CEO CZ và thành viên đội ngũ những ngày đầu phần đông là người gốc Trung Hoa. Sau đó, vì chính quyền Bắc Kinh thắt chặt quy định về tiền mã hóa, sàn Binance chuyển sang Hong Kong và Nhật Bản.
Tuy nhiên, Binance vẫn gặp rắc rối pháp lý ở Nhật, vì chính phủ Nhật muốn bảo hộ các sàn quốc nội hơn. Vì thế, Binance đã chuyển văn phòng và đăng ký pháp lý ở đảo quốc Malta thuộc châu Âu.
Bên cạnh đó, Binance có văn phòng ở nhiều quốc gia như Singapore, Anh, Hong Kong,… Kể từ khi mở rộng ra thị trường quốc tế, đội ngũ nhân viên của Binance cũng đa dạng hơn rất nhiều. Ít nhất là sàn giao dịch Binance sở hữu đội ngũ hỗ trợ khách hàng ở từng quốc gia cụ thể mà sàn hoạt động.
Ví dụ như, dù không có văn phòng ở Việt Nam, Binance vẫn có một nhóm các nhân viên người Việt để hỗ trợ, truyền thông và tổ chức sự kiện ở nước mình.
Gần đây nhất, Binance còn đăng tin tuyển dụng nhân viên người Nga nữa.
Hiện Binance hỗ trợ 15 ngôn ngữ. Và Tiếng Việt là một trong những ngôn ngữ được hỗ trợ sớm nhất. Có lẽ sàn cũng thống kê được lực lượng trader đông đảo của nước ta để ưu tiên tiếng Việt hơn. Bên cạnh đó, sàn giao dịch Binance hiện có một đội ngũ hỗ trợ trên kênh Telegram tiếng Việt, nên có thắc mắc gì đều được giải đáp dễ dàng.
Đội ngũ Binance Việt cũng tổ chức nhiều meetup, hội thảo ở cả TP.HCM và Hà Nội để bạn đến giao lưu trực tiếp, nâng hiểu biết về Binance và lĩnh vực tiền mã hóa.
Coin sàn Binance là gì?
Ngày 01/07/2017, sàn Binance mở bán Binance Coin (BNB) để huy động vốn qua hình thức ICO.
BNB là token ERC-20, được xây dựng trên Blockchain Ethereum:
- Giá ICO: 1 BNB = 0,1 USD.
- Giá lên sàn cao nhất: 1 BNB = 25,42 USD.
- ROI cao nhất: 25.320%.
- Tổng cung của BNB là: 189.175.490 BNB.
- Số BNB hiện đang lưu hành là: 141.175.490 BNB.
Đặc biệt, Binance có chính sách đốt (burn) coin hàng quý để giảm tổng cung, từ đó đẩy giá BNB tăng. Cùng với sự ra mắt của Binance Chain Mainnet, BNB từ token chuẩn ERC-20 trên nền tảng Ethereum đã được chuyển sang Binance Chain với chuẩn BEP2.
Với các đồng BNB ERC20, bạn vẫn có thể nạp vào ví ETH để sàn tự động chuyển sang token mới. Đồng Binance Coin (BNB) rất “có đất dụng võ” trong hệ sinh thái tiền điện tử của Binance. Bạn có thể dùng BNB để giảm phí giao dịch, dùng BNB để mua IEO trên Binance Launchpad.
Không chỉ riêng hệ sinh thái Binance mới sử dụng BNB. Bạn có thể dùng đồng Binance Coin với các dịch vụ khác:
- Thanh toán nhà hàng, khách sạn khi du lịch thông qua TravelbyBit.
- Mua hàng trong cửa hàng trò chơi của máy XPOS, thông qua PundiX.
- Nếu có kinh doanh cửa hàng nào đó, bạn có thể chấp nhận thanh toán bằng BNB thông qua Coinify.
- …
Và còn nhiều trường hợp sử dụng BNB khác nữa, xem thêm thông tin tại đây: https://www.binance.com/en/use-bnb
Vậy mua bán đồng BNB ở đâu?
Không chỉ riêng sàn Binance, BNB còn được niêm yết trên sàn Bitmax, Gate.io, HitBTC,… Với nhiều sàn giao dịch như vậy, BNB có tính thanh khoản cũng là điều dễ hiểu.
Có cần phải KYC mới được rút tiền không?
Với sàn giao dịch Binance, bạn không cần KYC là đã có thể rút được 2 BTC/ngày rồi. Đây là một chính sách khá lý tưởng với những bạn đang dùng thử sàn, hoặc trade với số lượng nhỏ.
Tuy nhiên, mình luôn khuyên các bạn nên KYC và bảo mật 2FA để tài khoản được bảo vệ tốt hơn. Có một điều nên lưu ý, khi mua IEO trên Binance Launchpad bắt buộc phải KYC lv2.
Hạn mức nạp rút tiền là bao nhiêu?
- Với tài khoản không KYC (được xếp hạng lv1), có thể rút tối đa 2 BTC mỗi ngày.
- Với tài khoản đã KYC (lv2), con số tối đa có thể rút mỗi ngày lên đến 100 BTC.
Đối với các tổ chức (như doanh nghiệp, tập đoàn), hạn mức còn có thể cao hơn nếu tổ chức cung cấp thông tin nhiều hơn theo yêu cầu của sàn.
Tổng kết
Sàn giao dịch Binance là cái tên đã quá quen thuộc với người dùng trong thị trường tiền mã hóa. Đối với cộng đồng Việt, gần như ai cũng sở hữu 1 tài khoản Binance. Điều đó cũng đủ để thấy được sức hút của sàn này lớn như thế nào rồi đấy!
Sàn Binance có thể nhanh chóng phổ biến trong cộng đồng chính vì là người tiên phong trong các hoạt động: phát hành coin sàn đầu tiên, ra chính sách thưởng ref đầu tiên, hay dẫn đầu phong trào mở bán IEO.
Bên cạnh đó, giao diện Binance khá thân thiện với người dùng, cũng như hỗ trợ tiếng Việt đầy đủ. Do đó, đối với các bạn mới tham gia thị trường, mình khuyến khích bạn thử trải nghiệm sàn giao dịch Binance trước. Đặc biệt, bạn nên hold một ít BNB trong account để nhận được ưu đãi, ít nhất là để giảm 25% phí giao dịch.