Sam Bankman-Fried (SBF), người đứng đầu sàn giao dịch FTX, đồng thời kiểm soát một trong những quỹ đầu cơ tiền điện tử hàng đầu, Alameda Research. Gần đây, SBF tích cực trong việc thâu tóm các công ty đang gặp khó khăn, bao gồm mua lại công ty cho vay tiền điện tử Blockfi và đấu giá hầu hết tài sản của Voyager Digital.
Điều đáng nói ở đây trang tin tức Coindesk chia sẻ tình hình tài chính của Alameda Research trong bài báo đăng ngày 2/11. Coindesk tung ra bản sao bảng cân đối kế toán quý 2 của quỹ đầu tư, theo đó bao gồm:
- Tổng tài sản: 14,6 tỷ đô la, bao gồm 5,8 tỷ đô la token FTT, 1,2 tỷ đô la token Solana (SOL), 3,37 tỷ đô la các token khác và 2 tỷ đô la “đầu tư chứng khoán vốn” Theo ghi nhận của Thecoindesk, số tài sản còn lại trị giá hàng trăm triệu đô la bao gồm các token Serum (SRM), Oxygen (OXY), MAPS và FIDA do Alameda nắm giữ, thuộc các dự án đầu tư của SFB. Theo bảng cân đối kế toán này, vào tháng 6/2022, Alameda chỉ có 134 triệu đô la tiền mặt trong tay.
- Tổng nợ phải trả: 8 tỷ đô la, trong đó 7,4 tỷ đô la là khoản vay, cộng với số token FTT trị giá 292 triệu đô la còn nợ. Bài báo của Coindesk không đề cập đến phần còn lại.
Từ đó cho thấy, Alameda đang nắm giữ phần lớn token FTT do sàn giao dịch FTX phát hành, chiếm đến 1/3 tổng tài sản, tương đương 88% tài sản ròng.
Điều đó có nghĩa là sàn FTX và SBF in ra hàng tỷ đô la từ token FTT, đi vay những khoản tiền khổng lồ từ các đối tác, xâm nhập sâu vào thị trường tài chính phi tập trung.
Cấu trúc quen thuộc
Chúng ta nhận thấy có sự tương đồng đối với Celsius Network, một nền tảng cho vay tiền điện tử hoạt động theo mô hình Ponzi đã phá sản. Celsius từng xây dựng dựa trên token CEL để đi vay và xoay sở các khoản tiền hàng tỷ đô la. Chúng hoạt động theo cấu trúc như sau:
- Tạo token: Token thực sự chỉ là một đoạn mã nhỏ trên blockchain. Thu hút các quỹ đầu tư và những người tin tưởng dự án. Từ đó “làm đẹp” bảng cân đối kế toán.
- Đẩy giá token: Đóng vai trò là nhà tạo lập thị trường, mua token bằng tài sản của khách hàng. Chủ dự án liên tục gom token đẩy giá, đến khi số lượng token lưu hành trên thị trường chỉ tập trung những ví lớn.
- Phô trương tài sản: Khi token tăng giá, vốn hóa thị trường tăng theo, dự án “tự nhiên” được định giá hàng tỷ đô la, nhưng không nhiều người biết rõ bên trong như thế nào.
- Thời điểm kiếm tiền: Thu hút một số nhà đầu tư hiểu biết như quỹ hưu trí, trả quá nhiều cho vốn chủ sở hữu của bạn hoặc cho phép bạn sử dụng token làm tài sản thế chấp cho một khoản vay lớn.
- Xoay vòng dòng tiền: Thực hiện vay thành công, các quỹ đầu tư rót tiền cho dự án, khi cầm đô la trong tay thì có toàn quyền sử dụng. Làm sao để người khác nhận biết dự án vay của bên này để trả lãi cho bên khác.
Tuy nhiên, không gì là đơn giản. Đầu tiên, khi dự án đẩy giá token lên cao, chi phí giữ token bắt đầu tăng, những người mua vùng giá bên dưới có xu hướng bán ra nhiều, buộc dự án phải mua nhiều token với giá cao hơn. Cuối cùng, dự án sẽ ngừng mua khi hết tiền và cộng thêm hiệu ứng domino giảm, mọi thứ sẽ sụp đổ.
Lấy Celsius là ví dụ, mặc dù nắm giữ hàng trăm triệu CEL vượt quá các khoản nợ, không thể thanh lý và giá token giảm liên tục về 0. Đây là mối nguy hiểm khi kiểm soát hơn 90% số token đang lưu hành mà nhà đầu tư không dự trữ nhiều.
Canh bạc với FTT
Dữ liệu bên trên cho thấy 10 ví hàng đầu nắm giữ đến 93% token FTT, một con số quá lớn để dẫn đến panic sell bất cứ lúc nào.
Ngoài ra, theo dữ liệu của Messari, thông thường chỉ có 180-200 địa chỉ đang tích cực giao dịch token FTT, nhưng đến ngày 5/8 thì có đến 10.000 địa chỉ FTT hoạt động trong thời gian ngắn, rõ ràng có sự bất thường.
Để so sánh, hãy xem xét Chainlink (LINK), một token có vốn hóa thị trường tương tự. Dù vậy, số lượng ví LINK đang hoạt động hoạt động hơn 10 lần so với ví FTT.
Thêm một dự liệu cho thấy, khối lượng giao dịch hàng ngày của FTT dao động trong khoảng 6 triệu đến 42 triệu đô la, trong khi khối lượng giao dịch của LINK cao gấp 4 lần, từ 25 triệu đến 173 triệu đô la.
Sàn FTX là một trong những quỹ tích cực mua lại token FTT nhất, khi chi ra 33% phí giao dịch trên FTX mua lại FTT mỗi tuần, sau đó burn FTT để giảm nguồn cung.
Biểu đồ sau đây cho thấy lưu lượng truy cập FTT thông qua sàn FTX trong tháng qua:
Điều đó có nghĩa Alameda Research đang sử dụng hàng triệu token FTT thông qua sàn giao dịch. Mục đích là gì?
Alameda không thể rút hết FTT để trả nợ, những nhà đầu tư ban đầu là những quỹ lớn và không nhiều, trong khi hầu hết có quan hệ gần gũi. Thực tế thì Alameda đã tích lũy số lượng lớn token FTT và trong trường hợp xấu như ngày 8/11 mà Thecoindesk đã đưa tin, giá FTT sẽ giảm nhanh chóng. Một phiên bản Terra (LUNA) thứ hai xuất hiện?
Các token khác ngoài FTT
Trong bảng kế toán của Alameda Research, một số dự án bao gồm Serum (SRM), sàn giao dịch phi tập trung trên Solana, MAPS (MAPS), token cho các ứng dụng bản đồ với các plugin DeFi, Oxygen (OXY) và Bonfida (FIDA). Hầu hết những dự án này không quá nổi bật trong hệ sinh thái Solana.
Theo đó, Alameda đang nắm giữ hàng trăm triệu đô la trị giá bốn token kể trên, tổng vốn hóa của chúng vào khoảng 321 triệu đô la. Đồng nghĩa với việc Alameda nắm giữ token vượt xa số lượng token đang lưu hành trên thị trường, bởi hầu hết chúng vẫn đang bị khóa và chưa đến thời hạn mở khóa, ví dụ như token SRM sau đây:
Ai dám gánh khoản nợ của Alameda Research?
Nếu bảng cân đối kế toán mà CoinDesk công bố là chính xác, thì Alameda Research có giá trị tài sản ròng là 6,6 tỷ đô la. Tuy nhiên, tính họ đang nắm tỷ lệ lớn token làm cho các nhà đầu tư lo ngại một pha “xả hàng” diễn ra bất cứ lúc nào, đồng thời những token đó kém thanh khoản, không nhiều quỹ đầu tư nhảy vào.
Alameda Research đang thế chấp 2,2 tỷ đô la token FTT. Không ai biết được có bao nhiêu token khác vô giá trị mà Alameda đang thế chấp. Thực tế mà nói, chỉ có sàn Binance và tỷ phú Changpeng Zhao (CZ) mới đủ tiềm lực và có nhu cầu thâu tóm FTX mà thôi, không loại trừ khả năng CZ hợp nhất sàn FTX vào Binance.
Sáng ngày 8/11, Thecoindesk liên tục cập nhật thông tin về diễn biến giữa CZ và SBF, mọi người xem tại đây.