Trước giờ anh em đã nghe qua những cái tên rất nổi bật trong ngành bảo hiểm như Cover Protocol. Tại sao ngành bảo hiểm lại quan trọng đến vậy trong các dự án tài chính phi tập trung. Mời anh em đọc qua về Tidal Finance, một cái tên nổi bật chưa phát hành token nhưng đã là đối tác với nhiều “tay to” trong ngành crypto.
Tidal Finance (TIDAL) là gì?
Tidal Finance là một dự án nhằm thiết lập một thị trường bảo hiểm phi tập trung trong không gian DeFi để kết nối người bán và người mua bảo hiểm nhằm bảo vệ rủi ro bị hack hợp đồng thông minh.
Tidal cung cấp chức năng tạo nhóm bảo hiểm tùy chỉnh cho một hoặc nhiều giao thức. Mục tiêu chính của nền tảng là tối đa hóa hiệu quả sử dụng vốn và quay trở lại để thu hút thêm người cung cấp thanh khoản, đồng thời cung cấp phí bảo hiểm cạnh tranh để thu hút người mua.
Chủ sở hữu token TIDAL có thể đề xuất các nhóm bảo hiểm mới. Mỗi nhóm sẽ kết hợp các giao thức LP sẽ có thể góp vốn để cung cấp bảo hiểm. Người dùng có thể mua bảo hiểm bằng cách chọn một tài sản, thời gian bảo hiểm và mức độ bảo hiểm. Còn lại hệ thống sẽ tự động tạo token đại diện cho phạm vi bảo hiểm dựa trên báo giá bảo hiểm hiện tại.
Điểm nổi bật của Tidal Finance (TIDAL)
TVL của các nền tảng DeFi đã tăng từ 500 triệu đô lên 9 tỷ đô trong vòng chưa đầy sáu tháng. Số lượng tiền ngày càng lớn đang được gửi vào các giao thức tài chính khác nhau với lợi nhuận hấp dẫn. Tuy nhiên những lo ngại về vấn đề bảo mật ngày sẽ càng lớn hơn, cho dù dự đã được audit, những vụ hack gây thất thoát hàng triệu đô vẫn xảy ra.
Chính vì thế Tidal Finance đã ra đời nhằm giảm thiểu rủi ro và bảo vệ người dùng trước những đợt tấn công không thể biết trước. Ngoài ra Tidal Finance còn áp dụng cơ chế DeFi vào nền tảng giúp kết nối dự án, người mua bảo hiểm và người cung cấp thanh khoản với nhau.
Hiện tại sẽ có ba phía tham gia và sử dụng TIDAL trong nền tảng của Tidal Finance.
- Người bảo lãnh: Người bảo lãnh sẽ stake TIDAL vào một giao thức bảo hiểm nào đó nhằm bảo trợ cho giao thức bảo hiểm đó. Các khoản dự trữ sẽ được sử dụng để thanh toán một yêu cầu hợp lệ đối với giao thức được bảo hiểm cũng như nhận được thêm lợi nhuận – một tỷ lệ phần trăm của tất cả phí bảo hiểm bán cho người dùng.
- Nhà cung cấp thanh khoản: Nhà cung cấp thanh khoản là những người stake các stablecoin của họ làm vốn dự trữ bảo hiểm với mục đích tạo ra phí bảo hiểm trên vốn của họ để đổi lấy việc cung cấp bảo hiểm cho các dự án được bảo hiểm.
- Người mua bảo hiểm: Là người dùng hoặc tổ chức mua mã token TIDAL được tạo bởi TIDAL LP để hưởng thụ chính sách bảo hiểm cho một dự án nào đó.
Thông tin Token Tidal Finance (TIDAL)
Key Metrics TIDAL
- Token Name: Tidal Finance.
- Ticker: TIDAL.
- Blockchain: Ethereum.
- Token Standard: ERC-20.
- Contract: Updating…
- Token Type: Utility.
- Total Supply: 20,000,000,000
Mỗi TIDAL token sẽ có những thuộc tính sau:
- Giá trị danh nghĩa: Mang thông tin mức độ bảo hiểm nhận được khi có dự án mình mua bảo hiểm có vấn đề
- Ngày hết hạn: Ngày cuối cùng của hạn bảo hiểm
- Ngày khiếu nại cuối cùng: Ngày cuối cùng người dùng được yêu cầu bảo hiểm
- Ngày thanh toán cuối cùng: Ngày cuối cùng người dùng có thể lấy khoản thanh toán từ bảo hiểm.
Token Sale & Token Release Schedule
Hiện tại Tidal Finance chưa thông báo thông tin chi tiết về Token sale và Token release schedule cho cộng đồng, tuy nhiên thì theo ý kiến vote từ cộng đồng, Tidal Finance sẽ chọn Balancer Lab làm nền tảng launching token cho Tidal Finance vào ngày 25/3/2021.
Anh em có thể cập nhật thêm thông tin từ trang Twitter chính thức của Tidal Finance.
Token Use Case
Người sở hữu TIDAL có thể đề xuất và bỏ phiếu các quyết định quản trị đối với giao thức của Tidal Finance. Đồng thời được phép đánh giá các yêu cầu bảo hiểm đang trong quá trình tranh chấp và quyết định thanh toán vốn dự trữ từ quỹ của TIDAL.
Ví lưu trữ TIDAL Token
Hiện tại Tidal Finance chưa công bố thông tin chính thức về TIDAL token, anh em cẩn thận nếu mua phải token mạo danh trên Uniswap.
Roadmaps & Updates
TIDAL token là token ERC20, trong tương lai sẽ được chuyển sang và hỗ trợ đa nền tảng dựa trên Polkadot như Moonbeam hoặc Plasm. Đây sẽ là một bước tiến lớn cho phép TIDAL thu hút được nhiều người dùng hơn từ nền tảng Polkadot đồng thời khắc phục được những hạn chế về phí và tốc độ của mạng lưới Ethereum.
Đội ngũ dự án, nhà đầu tư, đối tác
Đội ngũ dự án
Hiện tại Tidal Finance chưa công bố nhiều thông về đội ngũ đằng sau. Trong đó Chad Liu là hiện tại Founder và là CEO của Tidal Finance.
Nhà đầu tư
Tidal đã gọi vốn thành công từ các nhà đầu tư lớn trong ngành blockchain và crypto như AU21 Capital, NGC Capital, Genesis Block, Kenetic Capital, Hillrise Capital,…
Đây đều là những quỹ đầu tư có tiếng như AU21 Capital, Genesis Block hay NGC Capital. Họ đã có kinh nghiệm đầu tư trong rất nhiều dự án và trong đó có không ít dự án thuộc phân ngành bảo hiểm như AU21 đầu tư rót vốn cho Nsure network.
Đối tác
Hiện tại Tidal Finance đã và đang là đối tác cung cấp giải pháp bảo hiểm của rất nhiều dự án tài chính phi tập trung, trong trong đó có nhiều cái tên nổi bật như Stone Defi, Equilibrium, Egdeware, Cere Network, Konomi, Stafi Protocol, Reef Finance, UniLend, bZx Protocol, Crust Network,… Đây là đều là những dự án tiềm năng mới ra mắt thuộc nhiều phân ngành khác nhau.
Theo mình research thì đội ngũ đằng sau có liên quan không ít đến liên minh Defi của Polkadot. Chính vì thế có thể Tidal Finance sẽ là ưu tiên số 1 cho vấn đề bảo hiểm cho các dự án trên Polkadot.
Các dự án tương tự
Hiện tại có không ít những dự án hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm, một số cái tên nổi bật có thể đến như Nexus Mutual, Cover Finance, InsurAce,… Anh em có thể xem tổng quan tại đây.
Theo C98