Thanh khoản trong DeFi & Khai thác thanh khoản
Cá nhân mình nhận thấy DeFi là một trong những tác nhân chính thúc đẩy sự bùng nổ của thị trường Crypto vào mùa hè năm 2020.
Với DeFi, bất kỳ ai trên thế giới đều có thể gửi, giao dịch, cho vay, mượn tài sản trên blockchain bằng cách sử dụng các non-custodial wallet mà không cần đến ngân hàng hoặc bên môi giới thứ ba. Nếu muốn, họ có thể khám phá các hoạt động tài chính nâng cao hơn như giao dịch đòn bẩy, structured products, synthetic assets, market making,… Trong khi luôn giữ quyền kiểm soát hoàn toàn đối với tài sản của họ.
Thông thường các giao thức DeFi thường tuân thủ hai tiêu chí chính là “Permissionless” và “minh bạch”:
- Permissionless: Với cả người dùng cuối và nhà phát triển, các ứng dụng DeFi có thể phục vụ bất kỳ ai trên thế giới miễn là họ có kết nối internet, không phân biệt dân tộc, giới tính và tuổi tác. Ngoài ra, bất kỳ nhóm nhà phát triển nào cũng có thể xây dựng các ứng dụng trên các nền tảng smart contract mà không cần có sự cho phép của ai.
- Minh bạch: Các DeFi protocol đa phần là nguồn mở, tất cả source code cơ bản luôn có sẵn để xem xét và kiểm tra. Tất cả các giao dịch đều được ghi lại trên blockchain, cho phép dễ dàng xem xét các giao dịch cụ thể.
Mặc dù các DeFi protocol có thể hoạt động độc lập nhưng đa phần các giao thức thường kết hợp cùng nhau, xếp chồng lên nhau để phát triển nhanh hơn và đạt được các hiệu ứng mạng tích cực. Đây chính là một trong những điểm mạnh mẽ nhất của DeFi, khả năng tương tác và kết hợp.
Ví dụ:
Các giao thức sử dụng LP token của Uniswap V2, Sushiswap để triển khai các chương trình khai thác thanh khoản để thu hút và tạo thanh khoản cho native token của giao thức, từ đó, họ có thể xây dựng các tính năng cao cấp hơn.
Các Debt protocol như Maker chấp nhận Uniswap v2 LP token để làm tài sản thế chấp để mint DAI. Các lending protocol sử dụng thanh khoản trên Sushiswap, Uniswap cho các khoản vay flashloan,…
Thông thường các giao thức DeFi thuộc các category khác nhau sẽ đối mặt với một loạt thách thức riêng. Trong đó thanh khoản luôn một trong những vấn đề cốt lõi của nhiều giao thức DeFi trên thị trường, nếu thanh khoản không đủ “dày”, khả năng các giao thức bị exploit là rất cao.
Để khuyến khích thanh khoản cho dự án onchain, các giao thức DeFi sẽ triển khai các khuyến khích khác nhau, một trong những cách thành công và phổ biến nhất chính là sử dụng các chương trình khai thác thanh khoản, nhưng rõ ràng qua thời gian hoạt động, bên cạnh những ưu điểm thì các chương trình Khai thác thanh khoản cũng mang lại những hạn chế nhất định.
Bản chất hai mặt của khai thác thanh khoản
Khái niệm khai thác thanh khoản bắt đầu được nhiều người đề cập tới lần đầu vào mùa hè DeFi 2020, nó bắt đầu được áp dụng bởi Compound Finance. Nói đơn giản, khi người dùng sử dụng Compound (vay hoặc đi vay), họ sẽ nhận được thêm phần thưởng dưới dạng COMP token, deposit và borrow càng nhiều, người dùng nhận về phần thưởng COMP nhiều hơn. Bằng cách này, Compound đã thu hút được hàng tỷ đô la TVL trong giao thức chỉ trong một thời gian ngắn.
Sau sự thành công của Compound, nhiều giao thức bắt đầu sử dụng khai thác thanh khoản để bootstrapping cho dự án của mình.
Sushiswap là một trong những dự án nổi bật trong đó, chỉ trong vòng 1 – 2 tuần sau khi triển khai chương trình khai thác thanh khoản, Sushiswap đã thu hút được hàng tỷ TVL & khối lượng giao dịch, vượt qua cả Uniswap ở thời điểm ấy.
Kể từ đó, các dự án theo mô hình khai thác thanh khoản đã bắt đầu xuất hiện nhiều hơn, dần dần khai thác thanh khoản trở thành tiêu chuẩn cho việc bootstrapping trong giai đoạn đầu của dự án. Mọi người bắt đầu đổ xô vào các dự án có farming APY hàng ngàn % và trở thành các yield farmer kiếm được lợi nhuận từ DeFi.
Tuy nhiên, mô hình khai thác thanh khoản là một con dao hai lưỡi. Mặc dù khai thác thanh khoản có thể giúp các giao thức bootstrap và thu hút người dùng trong giai đoạn đầu, nhưng bên cạnh đó, nó cũng mang lại nhiều hạn chế, hạn chế nổi bật trong đó là tạo áp lực bán lên native token của dự án.
Như hình trên, có thể thấy các DeFi protocol đã thu hút người dùng bằng APY cao, điều này dẫn tới lạm phát cao. Một lượng lớn native token của dự án được phân phối cho farmer, tạo áp lực bán lên native của dự án, khiến giá của token có xu hướng giảm trong dài hạn.
Đã và đang có một vài giải pháp đưa ra để giải quyết hoặc hạn chế hậu quả do vấn đề khai thác thanh khoản gây ra, như sử dụng Call Option đề xuất bởi Andre Cronje, Range Token đề xuất bởi Uma, hoặc tối ưu việc phân phối phần thưởng khai thác thanh khoản mà Sushiswap đang sử dụng,…
Tuy nhiên các giải pháp này thường khá phức tạp để thiết lập hoặc triển khai nên nhìn nhìn chung không phải là giải pháp khả thi để áp dụng hàng loạt.
Trong phần tiếp theo của bài viết, mình sẽ giới thiệu tổng quan về PCV và cách mà các dự án sử dụng PCV để giải quyết bài toán thanh khoản trong DeFi.
Tổng quan về Protocol Controlled Value (PCV)
Protocol Controlled Value (PCV) là gì?
Protocol Controlled Value (PCV) có thể hiểu là giá trị được kiểm soát bởi giao thức. Về cơ bản, PCV có thể hiểu là số tiền mà protocols treasury sở hữu và kiểm soát. Hầu hết tất cả các giao thức đều có PCV và chúng thường được kiểm soát bởi DAO của dự án. Dưới đây là các protocol sở hữu PCV lớn nhất trên thị trường:
Cách PCV mang lại giá trị cho một Protocol
Ở cấp độ cơ bản, một giao thức sở hữu PCV tương tự như các công ty truyền thống có lượng dự trữ tài sản và tiền mặt, điều này cho phép các giao thức có khả năng làm nhiều việc hơn, từ đó tạo ra khả năng tích lũy giá trị tốt hơn cho native token giao thức. Một số trường hợp sử dụng PCV phổ biến của các giao thức:
- Buyback native token từ thị trường thứ cấp.
- Tổ chức các chương trình khai thác thanh khoản.
- Cung cấp thanh khoản ban đầu cho native token ở các thị trường mới.
Có chi thì sẽ có thu, các protocol có thể phát triển PCV của chúng thông qua nhiều nguồn khác nhau:
- Một phần phí giao dịch.
- LP fees.
- Yield strategies.
Tuy nhiên, các trường hợp sử dụng PCV vẫn đang được khám phá thêm theo thời gian. Trong phần sau của bài viết, chúng ta sẽ tìm hiểu một số cách sử dụng PCV để giải quyết bài toán bootstrapping thanh khoản cho native token của các protocol.
2 lời giải mới cho bài toán Bootstrapping Liquidity của các protocol
Dưới đây là 2 cách sử dụng nguồn vốn từ PCV một cách vô cùng sáng tạo. Thay vì “thuê” thanh khoản từ liquidity provider, các giao thức này “mua” chúng từ người dùng bằng cách sử dụng nguồn vốn từ PCV. Sau đó cung cấp chúng cho các giao thức cần dưới dạng dịch vụ (Liquidity as a service).
Olympus DAO – Protocol Owned Liquidity (POL)
Olympus DAO là một giao thức ra mắt trong năm 2021, dự án này đã sử dụng PCV một cách vô cùng sáng tạo, ý tưởng của cơ chế này là một giao thức duy trì thanh khoản bằng cách mua nó từ người dùng của giao thức.
Đối với các chương trình khai thác thanh khoản, các nhà cung cấp thanh khoản có thể ngừng cung cấp thanh khoản bất kỳ lúc nào, rút LP và bán phá giá phần thưởng mà họ kiếm được.
Đối với OlympusDAO, dự án sử dụng cấu trúc Staking & Bond, người dùng có thể cung cấp thanh khoản cặp token được chỉ định và dùng LP token để mua OHM với giá chiết khấu trong một khoảng thời gian nhất định. Với cách triển khai này, OlympusDAO tạo ra thanh khoản do giao thức ở hữu (POL).
Với POL, nó giải quyết được một phần hạn chế của khai thác thanh khoản vì bản thân giao thức sở hữu LP token chứ không phải người dùng. LP token sẽ tạo ra phí giao dịch từ nhóm thanh khoản và đồng thời ngăn chặn áp lực bán ngay lập tức từ các nhà cung cấp thanh khoản.
Tokemak – market maker được điều hành bởi DAO
Tokemak là một mô hình khác, nó là một market maker do DAO điều hành.
- Người dùng gửi tài sản vào Token Reactor của tokemak và nhận incentive dưới dạng token TOKE.
- Giám đốc thanh khoản (Liquidity Director – LD) có quyền điều phối nguồn vốn của reactor mà họ kiểm soát đến các giao thức để cung thanh khoản.
Để trở thành tokemak LD thì cần staking một lượng TOKE token đáng kể.
Khả năng ứng dụng trong tương lai
Cá nhân mình nghĩ, POL của OlympusDAO & Mô hình Token Reactor của Tokemak đã đưa cách vận dụng PCV lên một tầm cao mới, giờ đây khai thác thanh khoản không còn là cách duy nhất để thu hút & bootstrapping liquidity cho các protocol.
Đặc biệt là model POL, tiềm năng của mô hình này đã được khám phá nhiều trong thời gian qua, vì thế đã có rất nhiều fork của nó được ra mắt trên thị trường, hiện tại có tầm hơn 30 dự án.
Ngoài ra, một số cộng DeFi lớn khác cũng đang hứng thú với các ý tưởng về việc triển khai POL cho chính dự án của mình, điển hình là Sushiswap. Mình tin là trong 3 – 6 tháng sẽ có nhiều bên khai thác và áp dụng POL vào các sản phẩm của mình.
Theo C98