Tin nóng ⇢

Liệu Web3 có giúp mọi người kiếm tiền một cách công bằng?

Web3 đang trở thành một phần vô cùng quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Bước chuyển dịch nhanh chóng này khiến ta tự hỏi thế giới Web3 có được cơ hội kiếm tiền công bằng hơn hay không.

Trong cuộc họp trực tuyến vào thứ 5 hàng tuần của Forta Foundation, Juan đặt ra câu hỏi:

"Liệu ngành công nghiệp mã hóa và Web3 có tác động tích cực đến sự bình đẳng và phân phối của cải toàn cầu không?"

Quá trình thảo luận tỏ ra khá bi quan. Sự phát triển của công nghệ trong hơn 30 năm qua, khách quan mà nói, đã có ảnh hưởng ngược lại. Việc tạo lập giá trị tập trung ở một nhóm nhỏ các công ty (nắm vị thế độc quyền ở các ngành dọc), trong khi của cải cũng được tập trung ở một nhóm nhỏ cá nhân (nhà sáng lập, nhân viên cốt lõi ban đầu và nhà đầu tư). Bảy trong số chín người giàu nhất thế giới thành lập hoặc điều hành các công ty công nghệ tại Mỹ, với tổng tài sản khoảng 1 nghìn tỷ đô la Mỹ.

Bài viết này sẽ khám phá những nhân tố nào đã thúc đẩy ngành công nghệ tạo ra và nắm bắt giá trị không tương xứng. Câu hỏi chủ đạo sẽ là "Liệu tiền điện tử và Web3 có càng làm tăng chênh lệch giàu nghèo hay cào bằng tất cả mọi người?"

Nắm bắt giá trị Web2

Như đã đề cập ở trên, trong hơn 30 năm qua, các công ty công nghệ hàng đầu đã tạo và nắm bắt những giá trị khổng lồ thông qua quy mô của họ.

Amazon, Microsoft, Google, Apple và Facebook là những công ty độc quyền đạt được nhiều thành công trong lĩnh vực thương mại điện tử, công cụ tìm kiếm, hệ thống điều hành, điện thoại thông minh và phương tiện truyền thông xã hội. Họ "bao trọn" toàn bộ ngành công nghiệp và tận dụng được phần lớn giá trị.

Bezos, Gates, Page, Brin, Ellison, Ballmer, Zuckerberg – nhà sáng lập và CEO của các tập đoàn này – cũng đã tích lũy được khối tài sản khổng lồ.

Trên thực tế, nhờ máy tính, phần mềm và Internet, một nhóm nhỏ có thể tạo ra và nắm bắt giá trị theo cấp số nhân chưa từng có. Máy móc đã thay thế con người trong cuộc Cách mạng Công nghiệp.

Khi Amazon ra mắt công chúng vào năm 1997, Amazon có 256 nhân viên. Đợt IPO của Amazon được định giá 438 triệu đô la, tương đương với mức định giá 1,71 triệu đô la cho mỗi nhân viên. Ngày nay, định giá trên mỗi nhân viên của các công ty công nghệ mới niêm yết gần đây thậm chí còn cao hơn.

Bảy công ty được thành lập hoặc điều hành bởi tám tỷ phú công nghệ giàu nhất kể trên nằm ở West Coast, California và Washington.

Những nhân viên đầu tiên có cổ phần lớn nhất cũng sẽ làm việc gần văn phòng chính, khiến cho tài sản cá nhân đổ dồn về những khu vực này. Không quá ngạc nhiên khi ba trong số bảy thị trường bất động sản tăng trưởng nhanh nhất ở Mỹ kể từ năm 2000 là San Jose, San Francisco và Seattle.

Tài chính hóa

Dù là không xét đến ngành công nghê, quyền sở hữu tài sản vốn đã mang tính tập trung trong 30 năm qua. Kể từ năm 1980, nền kinh tế Mỹ đã trải qua quá trình tài chính hóa nhanh chóng, khi ngày càng nhiều doanh nghiệp thu lợi từ hoạt động tài chính thay vì thương mại hoặc sản xuất. Cùng kỳ, tài sản hộ gia đình ở Mỹ chuyển từ tài sản vật chất (bất động sản, hàng hóa) sang tài sản tài chính (cổ phiếu, quỹ tương hỗ). Từ năm 1984 đến năm 2011, bất động sản giảm từ 40% xuống 25% trong danh mục tài sản hộ gia đình còn tài sản tài chính tăng từ 25% lên 50%.

Top 10% hộ gia đình giàu có ở Mỹ sở hữu 90% tài sản cổ phiếu và quỹ tương hỗ, nhưng chỉ chiếm 30% tài sản bất động sản. Tài sản vật chất có một số rào cản nhất định mà tài sản tài chính đã thành công loại bỏ. Đó là lý do tại sao những người sống ở Detroit sở hữu một ngôi nhà ở Detroit, và những người sống ở San Diego lại chọn mua nhà ở San Diego chứ không phải Detroit.

Kết luận:

  1. Công nghệ và Internet hỗ trợ chúng ta tạo ra nhiều giá trị với ít người hơn và cấu trúc công ty truyền thống cho phép những người này nắm bắt giá trị lớn.
  2. Quyền sở hữu tài sản tài chính dễ tập trung hơn quyền sở hữu tài sản vật chất bởi vì vị trí thực tế không ảnh hưởng đến tiện ích của tài sản tài chính.

Phân bổ của cải trong Web3

Sự phân bổ tiền điện tử trong Web2 có thể so sánh với ngành công nghệ nhưng ở quy mô rộng lớn hơn. Tiền điện tử bắt đầu trong thế giới Web2 và bị chi phối bởi các công ty tập trung có trụ sở chính tại San Francisco. Hầu hết quá trình khởi tạo và sử dụng giá trị diễn ra trên một số sàn giao dịch lớn (Coinbase, Binance, FTX). Những đội ngũ nhỏ, bao gồm nhà sáng lập cũng như nhà đầu tư ban đầu, sẽ chịu trách nhiệm tạo giá trị. CEO của cả ba công ty (trong đó chỉ có một công ty được liệt kê) đều xuất hiện trong danh sách 100 của Forbes.

Tuy nhiên, về quyền sở hữu tài sản, điều thú vị là mặc dù khoảng 70% BTC được sở hữu bởi 2% tổ chức hàng đầu trong mạng lưới, các nhà đầu tư nhỏ lẻ đã thực sự tăng trưởng dần dần và liên tục từ năm 2012 đến năm 2022. Trong năm 2012, các nhà đầu tư nhỏ với 10 BTC trở xuống chiếm 2% tổng nguồn cung. Cùng một phân khúc, nhà đầu tư nhỏ sở hữu khoảng 12% nguồn cung BTC vào năm 2022.

Nói chung, các loại tài sản có rủi ro/ tăng trưởng cao (tức công ty khởi nghiệp công nghệ) không dễ dàng tiếp cận với các nhà đầu tư bán lẻ trung bình. Tiền điện tử đặc biệt ở chỗ chúng đều có rủi ro/ tăng trưởng cao và dễ mua.

Khi thấy các nhà đầu tư nhỏ sở hữu hơn 10% tài sản, bạn có thể nghĩ rằng vẫn tìm được sản phẩm phù hợp với thị trường là điều mới mẻ và là một dấu hiệu mạnh mẽ cho thấy tiềm năng thay đổi phân phối của cải.

Quan điểm địa lý

Về mặt địa lý, Web3 đa dạng hơn Web2. San Francisco và New York chắc chắn là những trung tâm năng động, nhưng chúng không chiếm ưu thế như Thung lũng Silicon và Seattle của 20 năm trước.

Thời nay, làm việc từ xa trở thành một khái niệm không mấy xa lạ. Bạn có thể ở làm việc từ bất cứ đâu, nghĩa là các nhóm khởi nghiệp đa dạng hơn về mặt vị trí địa lý. Người tài hiện diện ở khắp mọi nơi.

Hai động lực thị trường khác ảnh hưởng đến tiền điện tử, tài năng và công ty Web3 là quy định và thuế.

Ở những bang không đánh thuế thu nhập (ví dụ: Nevada, Texas và Florida) và quốc gia có chính sách vốn thuận lợi (ví dụ: Puerto và Bồ Đào Nha), hàng loạt bộ não hàng đầu của ngành tiền điện tử đều chọn nơi đây làm bến đỗ.

Đối với các công ty, quy định và thuế có thể ảnh hưởng đến cơ sở hoạt động của họ. FTX, hiện là một trong những sàn giao dịch hàng đầu thế giới, gần đây đã chuyển trụ sở toàn cầu từ Hồng Kông đến Bahamas, chủ yếu vì lý do pháp lý và thuế. Nếu là thế hệ trước của các công ty công nghệ, động thái này không thích hợp vì họ cần hoạt động ở nơi tập trung đông đảo người tài.

Việc nắm bắt giá trị của Web3 phân tán hơn nhiều so với Web2

Web3 khởi đầu với quyền sở hữu, mạng lưới và ứng dụng phi tập trung thay vì các đối tác Web2. Chẳng hạn, giao thức khi phát hành token thường phân phối 50% hoặc nhiều hơn cho cộng đồng thông qua hình thức airdrop, tài trợ, phần thưởng, v.v. Điều này đồng nghĩa nhà sáng lập, thành viên đội ngũ ban đâì và nhà đầu tư sẽ nắm giữ ít hơn 50% token; ngược lại, người dùng và người ủng hộ sẽ sở hữu hơn 50%.

Việc nắm bắt giá trị đương nhiên cũng phi tập trung hơn. Các giao thức blockchain và Web3 cùng nhau tạo ra nhiều doanh thu chứ không phải chỉ riêng một công ty. Bên cạnh đó, thu nhập từ phí gas được chia cho thợ đào, validator, staker và nhà cung cấp thanh khoản.

Hiểu một cách đơn giản, những cá nhân/ nhóm liên quan nói trên có thể coi như nhân viên trong cấu trúc công ty truyền thống. Tuy nhiên, khi không có một thực thể trung gian tập trung quyền sở hữu, giá trị thu được sẽ phi tập trung hơn.

Tổng kết

Câu hỏi đầu bài khiến ta liên tưởng đến nền kinh tế sở hữu (hoặc nền kinh tế sở hữu Web3). Số lượng nội dung được tạo đang tăng lên theo cấp số nhân và lượt truy cập vào các nội dung mới được tạo này cũng leo thang mỗi ngày.

Nền kinh tế sở hữu, đặc biệt là NFT, sẽ ảnh hưởng như thế nào đến việc phân phối của cải? Một điều chúng ta có thể chắc chắn là nó đang trở nên đa dạng hơn về mặt vị trí địa lý và có xu hướng ít tập trung hơn.

Theo Andrew Beal

                                                                                                                                                                                                             

Có thể bạn quan tâm

Mục lục