Tin nóng ⇢

Islamic Coin đặt mục tiêu phổ biến trong cộng đồng Hồi Giáo

Islamic Coin (ISLM) là một loại tiền điện tử được sử dụng phổ biến gần đây, tuân thủ theo các quy định của Shariah. Những nhà sáng lập ra cho biết sẽ sử dụng ISLM chủ yếu dành cho người Hồi Giáo, đặt mục tiêu ngang hàng với Bitcoin (BTC).

Mohammed Alkaff Alhashmi, đồng sáng lập của Islamic Coin, cho biết: “Chúng tôi đang phổ biến tài sản mới, chỉ cần 3-4% người Hồi Giáo sử dụng ISLM, vốn hóa của đồng tiền này sẽ ngang ngửa Bitcoin.”

Do ISLM còn mới mẻ và thua xa Ethereum (ETH) nên tuyên bố trên dường như vô nghĩa, nếu không muốn nói là ảo tưởng. Ethereum có vốn hóa lớn thứ hai thị trường với 158 tỷ đô la, vẫn kém xa so với Bitcoin.

ISLM thậm chi còn chưa được niêm yết trên các sàn giao dịch lớn. Nhưng Alhashmi lại rất tự tin vào sản phẩm của công ty mình. Ông nói rằng họ đang dự tính về lau về dài hơn khi cố gắng khai thác vào lĩnh vực tài chính Hồi Giáo với giá trị 2,88 nghìn tỷ đô la.

Islamic Coin là gì?

Theo Alhashmi, Islamic Coin là một đồng token gốc của Haqq, hoạt động theo cơ chế Proof-of-Stake (PoS) trên Cosmos thông qua giao thức EVMOS. Theo tiếng Ả Rập, Haqq có nghĩa là “sự thật” nên nó “tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc và truyền thông tài chính của Hồi Giáo”.

Mục đích của đồng ISLM là mang đến cho tín đồ Hồi Giáo trên toàn cầu một giải pháp để tham gia vào nền kinh tế kỹ thuật số, được hiểu như tài sản Halal, Islamic Coin tuân thủ các quy định của Shariah.

Điều này nghĩa là nó tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của Hồi Giáo và luật mở rộng, xoay quanh các vấn đề về đạo đức và khiêm tốn. Alhashmi nói rằng Islamic Coin được thiết kế đặc thù để phù hợp với các hoạt động từ thiện.

“Người Hồi Giáo chiếm phần lớn dân số ở 47 quốc gia trên toàn cầu. Vì vậy, chúng tôi đã tạo ra Islamic Coin nhằm mang lại giải pháp lâu dài và hiệu quả cho một trong những cộng đồng đông nhất thế giới”, theo Alhashmi.

Islamic Coin đã được ra mắt trên blockchain Haqq vào tháng năm. Đến tháng 6, đồng token này đã nhận được một tuyên bố về tôn giáo, hay còn gọi là “Fatwa”, từ một nhà lãnh đạo Hồi Giáo. Đồng tiền này đã được xác nhận rằng không thuộc phạm trù cờ bạc theo tiêu chuẩn tôn giáo nên người Hồi Giáo có thể tự do sử dụng.

Một tháng sau, Islamic Coin đã huy động được 200 triệu đô trong một đợt gọi vốn, một số tiền không hề nhỏ. Token này được giám sát bởi một ban điều hành gồm các chủ ngân hàng Islamic nổi tiếng, các kỹ sư phần mềm và thành viên hiệp hội Haqq phi lợi nhuận có trụ sở tại Thụy Sĩ.

Hơn nữa, người dân Trung Đông hiện đã dần suy nghĩ thoáng hơn về Hồi Giáo, đặc biệt là người ở các nước như Iran. Giới trẻ đã không còn những thành kiến gay gắt như họ đã từng.

Islamic Coin tokenomics

Nguồn: Islamic Coin Workflow

Whitepaper Islamic Coin cho thấy tổng nguồn cung là 100 tỷ token. Cứ mỗi hai năm, tỷ lệ lạm phát của ISML giảm 5%. Ban đầu, khoảng 20 tỷ đồng token đã được tạo ra trong khối genesis.

Mohammed Alkaff Alhashmi cho biết rằng ISLM được dùng để thanh toán, quản trị mạng, đầu tư và trả chi phí giao dịch qua mạng. Nhưng một trong những mục đích quan trọng nhất là thúc đẩy tiến bộ và công tác từ thiện.

Mỗi lần một đồng tiền mới được tạo ra, 10% số tiền đã phát hành sẽ được chuyển đến Evergreen DAO, một tổ chức phi lợi nhuận chú trọng đến “tính ổn định và lâu dài cũng như tác dụng cho công đồng”. Các đồng tiền được gửi vào DAO để “đầu tư vào các sự án mạng Islamic và quyên góp cho tổ chức từ thiện Islamic.

Từ 1% đến 5% thuộc về những người đề xuất và ủy quyền của khối. Phần còn lại được phân chia theo tỉ lệ cho những người xác nhận ngoại quan và người ủy quyền của họ. Vốn là một tài sản PoS, Islamic Coin sử dụng hệ thống ủy quyền của những người xác nhận ngoại quan.

Chúng được chia thưởng tương ứng với số lượng token Islamic mà họ đã stake để giúp bảo mật mạng và xử lý giao dịch. Phần thưởng được chia lại cho người ủy quyền sau khi trừ đi hoa hồng của người xác nhận.

Chủ sở hữu ISLM có thể staking, ủy quyền biểu quyết cho người xác nhận và trở thành người ủy quyền. Điều này giúp họ tạo lợi nhuận và tham gia quản trị.

Mở rộng quy mô theo phong cách Bitcoin

Nguồn: IslamicCoin

Alhashmi cho biết tiền điện tử là “tiền kỹ thuật số đầu tiên tuân theo quy định của Shariah và có thể cho người Islam sử dụng mà không có bất kì giới hạn nào”.

Ông dự đoán sẽ có 3% đến 4% trong một dân số Hồi Giáo có sử dụng Islamic Coin. Nếu con số 3% trở thành hiện thực, Islamic Coin sẽ có giá trị vốn hóa là 720 tỷ đô la và tăng dần theo tỷ lệ thuận.

Trang web của Islamic Coin mô ta tiềm năng to lớn của đồng token này sẽ được thúc đẩy nhờ ảnh hưởng toàn cầu của các nước Hồi Giáo. Theo báo cáo Kinh Tế Hồi Giáo Toàn cầu, quy mô của khu vực tài chính Hồi Giáo là 2,88 nghìn tỷ đô la vào năm 2020 và dự kiến sẽ tăng lên 3,69 nghìn tỷ đô la vào năm 2024 nhờ vào sự tăng trưởng của truyền thông di động và công nghệ kỹ thuật số.

Dự đoán của Alhashmi có thể giống với ước tính của Willy Woo về việc Bitcoin sẽ đạt một tỷ người dùng trong ba năm tới. Nhưng triển vọng vốn hóa thị trường của Islamic Coin đạt một nghìn tỷ đô la không dễ dàng.

Với mức vốn hóa thị trường kể trên, Islamic Coin sẽ có giá trị cao hơn tất cả 19.000 loại tiền điện tử hiện có cộng lại. Theo Coinmarketcap, vốn hóa thị trường tiền điện tử toàn cầu là 916 tỷ đô la, giảm so với mức 3 nghìn tỷ đô la vào tháng 11 năm ngoái.

Bitcoin chiếm 40%, tương đương 366 tỷ đô la trong tổng số đó. Theo sau là Ethereum, rồi đến Tether (USDT) với 68 tỷ đô la, USD Coin (USDC) với 45 tỷ đô la và Binance Coin (BNB) với 44 tỷ đô la.

Tuân thủ quy định của Shariah

Quy định Shariah là một tiêu chí quan trọng với thị trường Hồi Giáo. Nhưng tính hợp pháp của tiền điện tử như Bitcoin vẫn còn gây tranh cãi. Các nhà lãnh đạo Islamic nổi tiếng gọi Bitcoin là “haram”, nghĩa là nó là bất hợp pháp theo luật của Shariah và bị cấm theo kinh Qur’an.

Việc thiếu cơ quan quản lý và sự đe dọa đến quyền lực của chính phủ và ngân hàng trong hệ thống tiền tệ quốc gia cũng rất đáng lo ngại. Vào tháng 11/2021, Asrorun Niam Sholeh, một học giả Islamic nổi tiếng đến từ Indonesia, đã tuyên bố rằng đầu tư tiền điện tử cũng giống như cờ bạc.

Chuẩn mực đạo đức

Alhashmi và cộng sự tin rằng dự án của họ có thể phần nào đảm bảo rằng blockchain có hệ thống giá trị mạnh mẽ. Ông nói: “Tôi tin rằng DeFr sẽ được hưởng lợi khi áp dụng các giá trị đạo đức này.”

“Nền tài chính Shariah dựa trên đạo đức và giá trị, không ủng hộ sở thích, cờ bạc,… Để đảm bảo tuân thủ, mọi dự án đều phải thông qua hội đồng Shariah của chúng tôi với hơn 45 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính Hồi Giáo,” ông cho biết thêm.

ISLM đã bắt đầu được ủng hộ bởi các thành viên cốt cán trong cộng đồng Islamic. Emirati Sheikh Khalifa Bin Mohammed Bin Khalid Al Nahyan dã được thêm vào ban cố ấn của Islamic Coin. Những người đồng sáng lập bao gồm Hussein Mohammed Al Meeza, Mohammed Alkaff Alhashmi, Andrey Kuznetsov and Alex Malkov.

Liệu Islamic Coin có tiếp bước theo Bitcoin? Hay sẽ lại bị nhấn chìm như hàng ngàn tiền điện tử khác? Hãy cùng chờ xem.

Có thể bạn quan tâm

Mục lục