Tin nóng ⇢

DeFi Simplified: Hiểu rõ về DeFi chỉ trong 3 phút

DeFi Simplified – Bài viết này giúp cho mọi người hiểu rõ hơn về hệ sinh thái DeFi một cách chi tiết nhất trong vòng 3 phút.

Overview

DeFi là từ viết tắt của Decentralized Finance (hay còn gọi là Open Finance).

DeFi có thể được định nghĩa như sau:

Một hệ sinh thái bao gồm các sản phẩm, dịch vụ về tài chính được xây dựng trên mạng phi tập trung (Blockchain).

Để được xếp vào hàng DeFi thì sản phẩm, dịch vụ tài chính đó phải có các thuộc tính sau:

  • Censorship Resistance: Không có một bên thứ ba nào có thể dừng hoặc đảo ngược giao dịch.
  • Programmable Assets: Tài sản được sử dụng trong sản phẩm, dịch vụ phải có tất cả các thuộc tính của 1 token trên mạng phi tập trung.
  • Pseudonymity: Người dùng sẽ không cần phải KYC danh tính hay AML.
  • Transparent and trustless: Tính minh bạch được thể hiện ở việc bất kỳ ai cũng có thể kiểm chứng giao dịch thông qua Blockchain. Tính Trustless thể hiện qua việc người dùng không cần phải đặt niềm tin về uy tín của một bên thứ 3 để đảm bảo rằng các giao dịch là hợp lệ.
  • Permissionless: Bất kỳ ai ở bất kỳ đâu, thời điểm nào cũng có thể truy cập và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ DeFi mà không bị phân quyền, hoặc bị hạn chế quyền bởi bất kỳ ai.

Một số thành phần phổ biến trong DeFi ở thời điểm hiện tại:

  • Lending & Borrowing (Vay và cho vay): MakerDAO, Compound,Dharma….
  • DEXs & Protocols (sàn phi tập trung và protocol): Kyber Network, 0x, Uniswap
  • Derivatives, Margin Trading & Prediction Markets: bZx, dY/dX, Set Protocol, Synthetix, Augur….
  • Wallets/Aggregators: Metamask, Argent, Zerion, Instadapp, DefiZap…

Lending & Borrowing

Vay và cho vay là một trong những trường hợp sử dụng phổ biến nhất trong hệ sinh thái DeFi của Ethereum ở thời điểm hiện tại.

Overview

Lending/Borrowing trong DeFi là một cách vay và cho vay mới, hoàn toàn tự động, không cần đến bên thứ ba, hoặc hợp đồng bằng văn bản.

Để điều đó xảy ra, các nền tảng/ giao thức về DeFi Lending sẽ sử dụng hợp đồng thông minh (smart contract) để thiết lập các quy tắc về:

Khoản vay:

Tỷ suất vay tối đa dựa trên tài sản thế chấp là bao nhiêu?

Lãi suất:

  • Lãi suất khi vay/ cho vay là bao nhiêu?
  • Thời gian tối thiểu cho vay là bao lâu?

Tài sản thế chấp (collateral asset):

  • Tài sản nào được chấp nhận để thế chấp?
  • Khi nào sẽ thanh lý tài sản thế chấp?

Các nền tảng/ giao thức về DeFi Lending sẽ tạo ra lợi ích cho:

  • Borrowers (người vay): Khả năng bán khống tài sản hoặc chỉ đơn giản là vay tiền.
  • Lenders (người cho vay): Tối ưu hoá khả năng sinh lời từ việc nắm giữ tài sản (cryptoassets).
  • Cả hai: Cơ hội kiếm lợi nhuận từ việc chênh lệch lãi suất giữa các nền tảng.

Collateral Ratio

Ở thời điểm hiện tại, đa số các nền tảng/giao thức về DeFi Lending sẽ tiến hành hoạt động cho vay dựa trên việc thế chấp tài sản quá mức (overcollateralization). Tức, bạn chỉ có thể vay số tiền ít hơn tài sản mà bạn thế chấp.

Và, tỷ lệ thế chấp (Collateral Ratio) của các nền tảng/giao thức lending đang ở mức khá cao, trung bình ~325%. Tức bạn thế chấp 1000$, bạn chỉ có thể vay tối đa khoảng $308.

Dưới đây là tỷ lệ thế chấp của 3 nền tảng/giao thức lending phổ biến nhất:

Interest Lending/Borrowing Rate

Lãi suất vay/cho vay sẽ tuỳ thuộc vào từng nền tảng/giao thức và các loại tài sản khác nhau sẽ có mức lãi suất khác nhau.

Để theo dõi, so sánh mức lãi suất giữa các nền tảng/giao thức lending, anh em có thể sử dụng công cụ LoanScan.io

DeFi Lending Growth

DeFi Lending có sự phát triển mạnh mẽ từ 2018 đến giữa 2019 với mức tăng trưởng của tổng tài sản bị khoá (TVL) đạt + 30,002.5% (hơn 300 lần).

Hiện tại, với tổng tài sản bị khoá (TVL) đạt 443 triệu đô, DeFi Lending đang chiếm hơn 66,7% giá trị của hệ sinh thái DeFi trên Ethereum.

Mặc dù, DeFi Lending vẫn đang chiếm tỷ trọng cao trong toàn bộ hệ sinh thái. Nhưng, tỷ trọng của Lending đang có xu hướng giảm (~35%) từ đầu năm 2019 đến nay.

Điều đó được thể hiện ở biểu đồ bên dưới:

Điều này nói lên rằng DeFi đang có sự dịch chuyển sang các mảng khác ngoài Lending.

DEXs & Protocols

DEX là từ viết tắt của Decentralized Exchange.

DEX có thể được định nghĩa như sau:

DEX là nền tảng/giao thức cho phép 2 bên bất kỳ thực hiện giao dịch tài sản mã hoá (crypto assets) ngang hàng mà không cần phải tin tưởng vào bên thứ ba.

Bốn đặc điểm phân loại DEX:

  • Types: Exchange hay Swap.
  • Settlement: Giao dịch sẽ diễn ra ở đâu?Trên chuỗi khối (on-chain) hay ngoài chuỗi (off-chain).
  • Order Books: Lệnh mua bán được giữ ở đâu?

Trực tiếp trên chuỗi khối (on-chain) hay được bên thứ 3 vận hành (off-chain).

  • Pooled Liquidity: Thanh khoản như thế nào?

Được gộp trong các hợp đồng thông minh trên chuỗi khối (on-chain)

Hay, nhiều bên thứ ba tổng hợp lệnh mua bán để tạo thanh khoản (off-chain).

Lợi ích của DEX:

  • Self-Custody: Người dùng luôn nắm quyền kiểm soát tài sản của mình.
  • Permissionless: Người dùng có thể truy cập và thực hiện giao dịch ở bất kỳ đâu, thời điểm nào.
  • Trustless: 2 bên thực hiện giao dịch không cần phải đặt niềm tin về uy tín của nhau .

Total DEX Volume 2019

Khối lượng giao dịch của DEX năm 2019 đang ở mức 2.3 tỷ đô giảm 74% (gần 4 lần) so với năm 2017.

Khối lượng giao dịch của DEX trong 2019, vẫn được chiếm lĩnh bởi nhóm DEX Order Books chiếm 57,82%, dẫn đầu là IDEX.

Bám sát theo sau là nhóm Pooled Liquidity (Kyber + Uniswap) chiếm 31.5% tổng khối lượng giao dịch.

Và,

Khối lượng giao dịch đang có sự dịch chuyển từ nhóm DEX Order Books sang nhóm Pooled Liquidity DEX.

Điều này được thể hiện rất rõ qua khối lượng giao dịch 3 tháng gần nhất, Uniswap + Kyber đã chiếm hơn 60% lượng volume giao dịch.

Margin Trading Protocols

DeFi Margin Trading chỉ mới ở giai đoạn khởi đầu (early stage).

DeFi Margin Trading có thể được định nghĩa là:

một nền tảng/giao thức cho phép người dùng mua/bán tài sản mã hoá (crypto assets) lớn hơn mức họ có một cách tự động mà không cần tin tưởng vào bên thứ 3.

Nói đến DeFi Margin Trading thì phải có:

  • Crypto Assets: Loại tài sản mã hoá nào sẽ được hỗ trợ mua bán?
  • Collateral Assets: Loại tài sản mã hoá nào được dùng để thế chấp?
  • Interest Rate (APR): Tỷ suất vay của mỗi loại tài sản là bao nhiêu?
  • Leverage: Đòn bẩy tối đa được sử dụng là bao nhiêu?
  • Expiration: Có quy định thời gian đáo hạn hay không?
  • Max Slippage: Biên độ trượt giá khi thực hiện lệnh mua/bán là bao nhiêu %?

DeFi Margin Trading 2019

Mặc dù, chỉ mới xuất hiện vào khoảng thời gian cuối 2018 – đầu 2019. Nhưng, nhóm DeFi Margin Trading có tốc độ phát triển khá nhanh, với tổng giá trị tài sản bị khoá (TLV) đạt ~24.7 triệu đô, tăng +12,240% chỉ sau 1 năm.

Vào tháng 9/2019, Nhóm DeFi Margin Trading đã chiếm khoảng 7,19% tổng TLV của DeFi.

Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, tỷ lệ này chỉ còn 3.78%, giảm 47% trong chỉ trong 3 tháng.

Điều này đang nói lên tình trạng không ổn định của các nền tảng/giao thức về DeFi Margin.

Derivatives & Assets

DeFi Derivatives có thể là:

một nền tảng/giao thức cho phép người dùng  tạo, mua, bán các sản phẩm phái sinh liên quan đến tiền mã hoá mà không cần thông qua bên thứ 3.

Nói đến, DeFi Derivatives sẽ có những điểm bạn cần biết:

  • Price Feed: Giá cả sẽ được track bởi chính nền tảng/giao thức hay được cung cấp bởi một nhà cung cấp tin cậy.
  • Collateral Assets: Tài sản nào sẽ dùng để thế chấp khi tạo ra sản phẩm phái sinh.
  • Collateral Ratio: Tỷ lệ thế chấp ở mức bao nhiêu?

Ví dụ: Synthetix

  • Price Feed: được cung cấp bởi ChainLink
  • Collateral Assets: SNX token
  • Collateral Ratio: >700%

DeFi Derivatives in 2019

DeFi Derivatives là mảng có tốc độ phát triển rất nhanh về mặt tài sản bị khoá (TVL), tăng hơn +9753.3% (~97.5 lần) chỉ sau 1 năm.

Hiện tại, DeFi Derivatives đang chiếm 26.68 % trong toàn bộ hệ sinh thái DeFi, chỉ sau mảng DeFi Lending.

Tuy nhiên, DeFi Derivatives đang bị phân hoá rất mạnh khi chỉ một mình Synthetix đã chiếm 97.89% tổng giá trị TVL.

Wallets/Aggregators

DeFi Wallets/Aggregators là cuộc chơi về EQUITY chứ không còn là cuộc chơi về TOKEN nữa.

DeFi Wallets

Để được xếp vào dạng DeFi Wallets, ví lưu trữ đó phải BẮT BUỘC là một ví non-custodial.

Non-Custodial nghĩa là:

Người dùng hoàn toàn nắm quyền kiểm soát tài sản mã hoá (crypto assets) của họ thông qua việc nắm giữ private key.

Remember: Not your keys, not your coins.

Một số ví non-custodial phổ biến: MyEtherWallet, Argent, Metamask…

DeFi Aggregators

Aggregators được hiểu là một bộ tổng hợp nhiều sản phẩm DeFi khác nhau, giúp cho người dùng có thể chọn và sử dụng nhiều sản phẩm cùng một lúc.

Ví dụ: DEX.AG là một aggregator về DEXs, cho phép người dùng mua bán token thông qua nhiều DEX khác nhau.

Đa số các Aggregators chỉ mới xuất hiện từ năm 2019, với một vài cái tên phổ biến như:

Instadapp, DeFiZap, ParaSwap ,Zerion, DefiSaver, DEX.AG, 1inch.exchange…..v.v

Cơ hội đầu tư vào Aggregators?

Đối với VCs: CÓ.

Mặc dù, các aggregators vẫn chưa có cách để kiếm được doanh thu/lợi nhuận. Song, các quỹ đầu tư VC vẫn chấp nhận rót vốn đầu tư vào loại hình này. Với 2 dự án điển hình gần đây là InstaDapp($2.4m) và Zerion ($2m).

Đối với anh em ta: KHÓ!

Nguồn: coin98.net

Có thể bạn quan tâm

Mục lục