Paradigm, một quỹ đầu tư tiền điện tử, thể hiện được tiếng tăm trong nhiều năm trở lại đây. Được thành lập bởi Fred Ehrsam, người đồng sáng lập Coinbase và Matt Huang, cựu đối tác tại Sequoia Capital, hành trình của Paradigm từ khi thành lập đến vị thế hiện tại là một câu chuyện thú vị.
Nguồn tiền đầu tiên không phải từ các đối tác lớn
Sau khi thị trường tiền điện tử tăng trưởng nóng vào cuối năm 2017 và đợt giảm mạnh vào nửa đầu năm 2018, hai đồng sáng lập Paradigm rời bỏ công việc hiện có và bắt đầu huy động vốn cho quỹ đầu tư.
Họ không tìm đến các công ty tài chính truyền thống, ngân hàng hay quỹ đầu tư trong cùng ngành, mà nguồn vốn đầu tiên đến từ một số trường đại học danh tiếng trên thế giới. Dù cho các nhà đầu tư này nổi tiếng với cách tiếp cận thận trọng, đã nhìn thấy sự hứa hẹn trong tầm nhìn của Paradigm.
Yale University, một ngôi trường lâu đời bật nhất tại Hoa Kỳ, nhận thấy tiềm năng của lĩnh vực tiền điện tử và hướng đi của Paradigm, đã quyết định đầu tư 400 triệu USD vào quỹ Paradigm, cùng với sự hỗ trợ của Harvard và Stanford.
Đầu tư vào Bitcoin và Ethereum
Theo Forbes, phần lớn số tiền huy động sớm được Paradigm đầu tư vào Bitcoin (BTC) và Ethereum (ETH) trong vùng giá BTC khoảng 4.000 USD, mặc cho giới tài chính cho rằng bong bóng tiền điện tử đã vỡ.
Kết quả đã cho thấy, BTC từng tăng trên 68.000 USD và ETH có mức giá ATH trên 4.800 USD. Ngoài các hoạt động đầu tư, Paradigm còn tích cực tham gia vào lĩnh vực giáo dục. Quỹ này góp phần vào phổ biến tiền điện tử cho người trẻ tuổi tại Hoa Kỳ và từng hỗ trợ Gary Gensler, chủ tịch Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC), trong công tác đào tạo về công nghệ blockchain tại Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT) trong giai đoạn 2018-2020.
Tập trung vào đầu tư tiền điện tử
Trên trang chủ của mình, Paradigm ghi rõ:
Paradigm tập trung vào tiền điện tử và các công nghệ mới. Họ tập trung đầu tư, xây dựng và đóng góp cho các dự án với số tiền tối thiểu là 1 triệu USD và nhiều nhất là 100 triệu USD, tham gia đầu tư sớm vào các dự án và hỗ trợ trong suốt quá trình phát triển.
Như vậy, Paradigm khẳng định mình không phải là quỹ đầu tư “ăn xổi” hay nhà tạo lập thị trường giống như DWF Labs. Họ kiên định với niềm tin rằng tiền điện tử là trọng tâm chính của quỹ trong dài hạn và là xu hướng công nghệ quan trọng nhất trong hai thập kỷ tới.
Một khía cạnh thú vị là trong danh mục đầu tư của Paradigm, có nhiều dự án đã mainnet và phát hành token, song song với airdrop người dùng sớm. Dữ liệu của CryptoRank cho thấy, trong số 8 dự án thực hiện airdrop token lớn nhất từ trước đến nay, Paradigm tham gia đầu tư 5.
Một KOL tiền mã hóa trên mạng xã hội X (Twitter trước đây), Leshka.eth, đưa ra bảng thống kê về tỷ lệ dự án airdrop token có sự góp mặt đầu tư của Paradigm cao hơn hẳn các quỹ đầu tư trong ngành như Coinbase Ventures, a16z crypto và thậm chí là Binance Labs.
Khoản đầu tư gần đây nhất của Paradigm là mạng xã hội phi tập trung friend.tech, Tiendientu đã có nhiều bài viết trong giai đoạn bùng nổ của dự án này. Paradigm tham gia Seed round của friend.tech với số khoản tài trợ không được tiết lộ và khả năng dự án này airdrop cho người dùng trong tương lai là rất lớn.
Không muốn dừng lại ở mức định giá 3 tỷ USD, Matt Huang đã tiết lộ kế hoạch gây quỹ 1 tỷ USD cho lĩnh vực tiền mã hóa sau giai đoạn ngắn được cho là rời khỏi thị trường và mở rộng phạm vi đầu tư vào các công nghệ khác.
Tóm lại, hành trình từ hai nhà sáng lập đến quỹ đầu tư tiền điện tử hàng đầu của Paradigm vẫn tiếp tục. Với cam kết tập trung vào tiền điện tử và cộng đồng được hưởng lợi khi các dự án airdrop token, Paradigm đang là quỹ đầu tư được theo dõi nhiều nhất.