Trong thập kỷ qua, Trung Quốc đã có một mối quan hệ đầy sóng gió với thị trường tiền điện tử. Trong khi là một trong những lực lượng lớn nhất trong ngành công nghiệp Bitcoin tại một thời điểm nào đó, thì các nhà đầu tư Trung Quốc gần như đã hoàn toàn thoái lui trong năm 2020.
Hiện giờ, chính phủ Trung Quốc đang lên kế hoạch để một lần nữa nắm bắt lấy thời cơ, với việc giới thiệu tiền điện tử của riêng mình. Đồng tiền này dự định sẽ được công bố vào một thời điểm nào đó trong năm sau.
Không ai không biết Trung Quốc sở hữu một trong những thị trường tài chính và trung tâm sản xuất lớn nhất thế giới, với giá trị xấp xỉ 45 nghìn tỷ USD. Với tỷ lệ lạm phát thấp ở vào khoảng 3%, nền kinh tế Trung Quốc tương đối ổn định và xứng đáng để đầu tư, ngay cả trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ – Trung đang diễn ra.
Với quy mô kinh tế khổng lồ của mình, Trung Quốc có tác động to lớn đến thị trường tiền điện tử, đặc biệt về khía cạnh của chuyển động giá. Tuy nhiên, những quy định được áp đặt gần đây của chính phủ đã tạo ra những khó khăn trong giao dịch cho người dân Trung Quốc.
Thay vào đó, Trung Quốc lên kế hoạch thống trị ngành công nghiệp này với đồng tiền điện tử riêng của mình. Đồng tiền này sẽ được sử dụng như một tài sản số tương đương với tiền pháp định RMB (tiền nhân dân tệ). Đã được phát triển trong một vài năm cho đến nay, đồng tiền kỹ thuật số ngang hàng này đang dần thay thế hoàn toàn tiền kỹ thuật.
Trong bài viết này, chúng ta cùng khám phá làm thế nào mà Trung Quốc trở thành nhà lãnh đạo trong không gian tiền kỹ thuật số và những kế hoạch của quốc gia này để duy trì vị thế hàng đầu của mình.
Sự trỗi dậy và sụp đổ trong vị thế thống trị tiền điện tử của Trung Quốc
Trung Quốc đã luôn là một lực lượng áp đảo trong thế giới tiền điện tử. Trở lại năm 2013, khi Bitcoin hầu như không xuất hiện trên báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng thì các công ty Trung Quốc đã bắt đầu đón nhận nó như một phương tiện thanh toán.
Tuy nhiên, một lệnh cấm Bitcoin của chính phủ Trung Quốc đã buộc họ đảo ngược quyết định của mình một cách tương đối nhanh chóng.
Một trong số những sàn giao dịch tiền kỹ thuật số lớn nhất ngày nay, bao gồm Huobi và Binance đã được thành lập và đặt trụ sở tại Trung Quốc. Tại một thời điểm trong năm 2014, các báo cáo cho thấy, đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc đã chiếm ít nhất 71% tổng số giao dịch Bitcoin trên phạm vi toàn cầu.
Tuy nhiên, trong tháng 9/2017, tất cả điều đó đã đi đến hồi kết thúc. Sau những tháng suy xét, chính phủ Trung Quốc đã chính thức áp đặt lệnh cấm theo lĩnh vực đối với hoạt động phát hành coin lần đầu (ICO). Hai tuần sau đó, lệnh cấm đã mở rộng với tất cả các sàn giao dịch tiền điện tử. Các quan chức tuyên bố việc bán token như sau:
“đó là hoạt động phi pháp và phá vỡ sự ổn định tài chính và kinh tế của Trung quốc.”
Trong khi các công ty cố để né tránh lệnh cấm thì giới chức trách Trung Quốc đã nhanh chóng đóng cửa chúng. Năm 2019, chính phủ nước này đã bổ sung thêm một số website liên quan đến tiền điện tử lớn nhất vào danh sách đen internet toàn quốc của mình, mà được biết đến rộng rãi như là ‘Vạn lý Trường thành trên mạng của Trung Quốc”.
Tương lai của tiền điện tử ở Trung Quốc: Nhân dân tệ kỹ thuật số
Chỉ một vài tháng sau lệnh cấm ICO và các sàn giao dịch tiền điện tử, các nhà chức trách của Ngân hàng trung ương Trung Quốc (PBOC) đã tiết lộ kế hoạch về một đồng tiền kỹ thuật số ngân hàng trung ương (CBDC). Được đặt biệt danh là ‘Nhân dân tệ kỹ thuật số’, dự án này đã được dẫn đầu bởi một viện nghiên cứu blockchain được thành lập từ trước đó vào năm 2014.
Không giống như các loại tiền tiền điện tử truyền thống, chính phủ Trung Quốc sẽ phát hành và ủng hộ token nhân dân tệ kỹ thuật số. Điều này sẽ cho phép ngân hàng trung ương giám sát các giao dịch và áp đặt các chính sách riêng của mình đối với việc phát hành token.
Vào tháng 3/2018, một quan chức từ PBoC cho biết, tiền tệ kỹ thuật số là điều không thể tránh khỏi và ngân hàng trung ương này đang rất tích cực phát triển giải pháp cạnh tranh riêng của mình. Nhân dân tệ kỹ thuật số sẽ đơn giản hóa các giao dịch xuyên biên giới, cho phép công dân Trung Quốc ở nước ngoài tiếp cận và giao dịch nguồn quỹ của mình bất cứ lúc nào.
Tương tự mục tiêu của Facebook trong việc làm cho Libra có thể tiếp cận được với người sử dụng trên khắp thế giới, token của Trung Quốc cũng sẽ về mặt lý thuyết làm tăng việc sử dụng nhân dân tệ trên phạm vi quốc tế.
Tại sao Nhân dân tệ kỹ thuật số sẽ có khả năng thành công?
Không giống như hầu hết nền kinh tế ở các quốc gia phát triển, chỉ một phần đáng kể hệ sinh thái thanh toán của Trung Quốc là không sử dụng tiền mặt và tồn tại phương pháp kỹ thuật số thay thế. Nằm giữa mã quét QR dựa trên di động và các giao dịch thanh toán không tiếp xúc, người Trung Quốc thể bỏ qua các thẻ tín dụng và ghi nợ hoàn toàn.
Theo một báo cáo của American Express, cơ sở hạ tầng thanh toán di động của Trung Quốc gấp gần 50 lần giá trị của thị trường Mỹ. Một phần lớn của tăng trưởng này có thể được cho là nhờ vào các doanh nghiệp nội địa như WeChat và AliPay, với tổng thị phần hơn 90%.
Một bài báo New York Times đã tổng kết thực tiễn cơ bản này như sau:
“Gần như tất cả mọi người ở những thành phố lớn của Trung Quốc đều sử dụng điện thoại thông minh để thanh toán cho mọi thứ.”
Với thông tin đồn đoán đồng nhân tệ kỹ thuật số sẽ được tích hợp vào những ứng dụng này khi ra mắt thì tỷ lệ sử dụng của nó sẽ càng cao hơn nhiều so với bất kỳ quốc gia nào. Trong khi một thời gian công bố chính thức vẫn chưa được xác nhận thì Nikkei Asian Review reports cho biết, token này sẽ có khả năng được thử nghiệm tại thế vận hội Olympics mùa đông 2022.
Hiện tại, các thử nghiệm đang được tiến hành thử nghiệm ở các thành phố của Trung Quốc như: Thâm Quyến, Tô Châu, Thành Đô, và Hùng An. Việc phát hành đầy đủ có thể diễn ra sớm nhất là vào năm tới.
Bỏ qua một bên các triển vọng hứa hẹn của token này thì điều đáng chú ý là các cá nhân và doanh nghiệp Trung Quốc vẫn đang tiếp tục đóng góp vào thị trường tiền điện tử rộng lớn hơn.
Trung Quốc đã tiếp quản ngành khai thác tiền điện tử như thế nào?
Rất lâu trước khi Trung Quốc đề xuất kế hoạch về đồng nhân dân tệ kỹ thuật số, các loại tiền điện tử phi tập trung đã rất phổ biến ở khu vực này. Từ Bitcoin cho đến Ethereum và các dự án mới hơn, người dân Trung Quốc đã đầu tư đáng kể vào hầu hết mọi token.
Mọi thứ đã được bắt đầu vào đầu những năm 2010, khi Trung Quốc vươn lên trở thành trung tâm khai thác Bitcoin lớn nhất thế giới.
Hai lý do giải thích tại sao các tổ chức ở Trung Quốc cố gắng gia tăng hoạt động đào Bitcoin của mình đến một mức độ lớn như vậy. Một chuỗi cung ứng phần cứng mạnh mẽ và một số chương trình kích thích của chính phủ là nguyên nhân chính đối với sự tăng trưởng này.
Khi Bitcoin lần đầu tiên xuất hiện trong năm 2009, bất kỳ ai có máy tính tương đối mạnh hoặc thậm chí là máy tính xách tay cũng có thể đóng góp vào bảo mật của mạng lưới.
Tuy nhiên, do số lượng thợ đào ngày càng tăng, độ khó của Bitcoin đã tăng lên theo cấp số nhân chỉ trong vòng một vài năm. Hiện giờ, đó là một điều vô cùng khó khăn cho các thợ đào riêng lẻ để có thể có được lợi từ quá trình này.
Như vậy, với sự xuất hiện của các mỏ đào, mà như chính tên gọi của nó gợi ý, thu hút nguồn lực máy tính từ nhiều nguồn khác nhau để khai thác một Bitcoin riêng biệt. Phần thưởng khi đó sẽ được phân chia giữa các thành viên, phụ thuộc vào sự đóng góp của mỗi cá nhân.
Chuyên biệt hóa ASIC
Một vài năm sau đó, những người đam mê với tiền điện tử đã phát hiện ra một kỹ thuật đào coin mới, có thể tận dụng các phần cứng được thiết kế đặc biệt để khai thác các khối Bitcoin. Phần cứng chuyên biệt này được gọi là Vi mạch tích hợp chuyên dùng (ASIC), vượt xa so với các phần cứng dành cho người tiêu dùng truyền thống về hiệu suất và hiệu năng.
Năm 2013, một công ty phần cứng Trung Quốc được gọi là Canaan Creative trở thành nhà sản xuất đầu tiên tạo ra một cỗ máy ASIC chỉ để dành cho khai thác Bitcoin. Chỉ trong một vài tháng, các doanh nghiệp Trung Quốc khác như Bitmain, đã gia nhập vào lĩnh vực này và công bố các giải pháp cạnh tranh của riêng mình.
Do ASIC vượt trội hơn các giải pháp truyền thống, người dân Trung Quốc có lợi thế hơn trong khai thác Bitcoin trong một thời gian tương đối dài. Năm 2013, giá trị thị trường tiền điện tử của nó đã tăng vọt lên, các nhà sản xuất trang thiết bị, các thợ đào cùng với nguồn lực cũng được tăng cường về quy mô để mở rộng và đẩy mạnh hoạt động sản xuất của mình.
Một số doanh nghiệp Trung Quốc như Bitmain thậm chí đã tạo ra trang trại khai thác riêng của mình ở Trung Quốc. Điều này mang chúng ta đến với lý do thứ 2 tại sao quốc gia này đã vươn lên như một gã khổng lồ trong khai thác Bitcoin.
Sự ra đời của các mỏ khai thác của Trung Quốc
Kể từ nửa cuối của thế kỷ 20, Trung Quốc đã chứng kiến hầu hết sự tăng trưởng nhanh chóng của mình thông qua quá trình công nghiệp hóa. Hệ quả là, chính phủ mang đến cho các doanh nghiệp một loạt các trợ cấp và ưu đãi tài chính, đặc biệt trong các khu vực cho đến nay ít phát triển hơn.
Khai thác tiền điện tử là một quá trình tương đối tự động, đòi hỏi rất ít sự giám sát của con người. Tận dụng lợi thế này, các doanh nghiệp đã thiết lập các trang trại ASIC lớn ở những khu vực xa xôi của Trung Quốc. Đây cũng chính là những khu vực mang lại giá trị kinh tế hiệu quả nhất.
Về mặt chiến lược, bằng cách đặt những trang trại này gần các nguồn năng lượng có thể tái tạo, họ có thể thu được lợi ích là các nguồn cung cấp điện rẻ và không giới hạn. Do mỗi máy đào ASCI hiện đại tiêu tốn khoảng 1.350 watt điện, ngay cả một khác biệt nhỏ trong giá điện cũng có thể làm thay đổi khả năng tài chính của một hoạt động khai thác lớn.
Sự thống trị của Trung Quốc trong ngành khai thác tiền điện tử vẫn tiếp tục cho đến tận ngày nay, bất chấp lệnh cấm đối với hầu hết mọi token phi tập trung. Như là nhà sản xuất phần cứng tối ưu hóa tiền điện tử duy nhất, cho đến nay Trung Quốc vẫn không có đối thủ thách thức nào.
Thông đồng và tham nhũng: Sự thống trị trong khai thác của Trung Quốc có là một nỗi lo?
Sự tập trung các trang trại khai thác của Trung Quốc đã tạo ra khá nhiều tranh cãi trong cộng đồng tiền điện tử trong những năm qua. Nhiều người tuyên bố rằng, xu hướng này đã dẫn đến thông đồng và tập trung hóa của các đồng tiền kỹ thuật số lớn.
Năm 2015, một nửa trong số các thợ đào trên mạng lưới Bitcoin được cho là phân bố đâu đó ở Trung Quốc, nằm dưới 4 mỏ khai thác khác nhau. Một báo cáo của Reuter tiết lộ, vào năm 2019, các thợ đào Trung Quốc đã kiểm soát tới 66% hashrate toàn cầu của Bitcoin.
Bitcoin và phần lớn các loại tiền điện tử khác được thiết kế để thực hiện chức năng theo một cách thức phi tập trung mà không cần đến sự giám sát của cơ quan có thẩm quyền như tiền tệ pháp định. Nền tảng người sử dụng tiền điện tử sẽ có khả năng tự đưa ra các quyết định của chính mình.
Do các thợ đào có quyền để bỏ phiếu đối với việc xác thực các giao dịch mới, một thực thể riêng lẻ kiểm soát mạng lưới có thể gây ra nguy hiểm. Trong quá khứ, các loại tiền kỹ thuật số nhỏ hơn đã trở thành nạn nhân của các vụ tấn công 51%, cho phép các nhân tố độc hại hút sạch tiền từ ví của những người sử dụng vô tội.
“Cuộc tấn công 51% vào Ethereum Classic (ETC) đã được phát hiện trên @BitrueOfficial. Chúng tôi vừa trải qua một tấn công 51% vào sáng hôm qua. Kẻ tấn công đã rút đi 13.000 ETC từ nền tảng của chúng tôi, mà bị ngăn chặn lại bởi hệ thống của chúng tôi.”
Tấn công 51%
Ethereum Classic, một trong 30 tiền điện tử hàng đầu theo vốn hóa thị trường đã trải qua một tấn công 51% vào đầu năm 2019. Theo Donald McIntyre, nhà sáng lập của Etherplan, một thợ đào đã nhanh chóng kiểm soát 60% hashrate của mạng lưới. Nhân tố bí ẩn này đã có được cách tiếp cận không tương xứng vào blockchain.
Sàn giao dịch tiền điện tử Coinbase sau đó đã đưa ra thông báo cho biết, kẻ tấn công đã lấy cắp đi một số lượng Ethereum Classic có giá trị 460.000 USD. Cuối cùng, những thợ đào trung thực đã tái giành lại quyền kiểm soát từ đối tượng độc hại. Tuy nhiên, thiệt hại là điều không thể tránh khỏi.
“Có những đồn đại về khả năng tái tổ chức lại chuỗi hoặc tấn công chi tiêu kép. Những gì chúng tôi có thể nói là mạng lưới ETC vẫn đang hoạt động bình thường.”
Cha đẻ của Bitcoin, Satoshi Nakamoto đã giải thích giải pháp này trong sách trắng ban đầu của mình từ năm 2009. Ông viết:
“Nếu một phần lớn năng lực CPU bị kiểm soát bởi các node trung thực, chuỗi trung thực sẽ tăng trưởng nhanh nhất và vượt xa bất kỳ chuỗi cạnh tranh nào.”
Nói cách khác, một đồng tiền điện tử cần một phần lớn các thợ đào trung thực. Trong khi, không có một bên nào cố gắng tấn công vào mạng lưới Bitcoin cho đến nay thì nhiều người sợ là mức độ tập trung phần cứng khai thác quá mức ở Trung Quốc có thể dẫn đến thảm họa.
Làn sóng di dời khỏi các mỏ và trang trại khai thác
Cuối cùng, chính phủ Trung Quốc không có vẻ như muốn cho ngành khai thác coin bùng nổ. Năm 2018, cơ quan hoạch định trung ương của Trung Quốc, Ủy ban cải cách và phát triển quốc gia đã đề xuất cấm hoàn toàn hoạt động khai thác tiền điện tử.
Ủy ban này đã dẫn chứng rác điện tử và tiêu tốn năng lực như động lực cơ bản cho lệnh cấm. Thông tin này đã lan truyền vang dội trên khắp các cộng đồng tiền điện tử và khiến cho các mỏ đào phải đóng cửa hoạt động của mình một cách chóng vánh.
Tập trung hóa trên phương diện địa lý dẫu sao cũng là một ý tưởng tồi đối với các thợ đào Trung Quốc, dựa trên thực tế là một sự kiện liên quan đến thời tiết đơn lẻ cũng có thể tàn phá dữ dội cơ sở hạ tầng. Trong tháng 8/2019, một trang trại khai thác ở tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc) đã ghi nhận thiệt hại 1 triệu Nhân dân tệ (140.000 USD), sau khi một trận lụt phá hủy hàng chục máy đào.
Sợ hãi một lệnh cấm chính thức, các thợ đào Trung Quốc đã chuyển phần cứng của mình tới mọi ngóc ngách xa xôi của thế giới trong việc tìm kiếm các nguồn năng lượng giá rẻ. Họ cuối cùng đã đặt cơ sở của mình tại nhiều địa điểm, bao gồm một thành phố hẻo lánh ở Canada, và các địa điểm ở Nga, Mông Cổ, và Iran.
Ủy ban này của Trung Quốc sau đó đã loại bỏ bất kỳ quyết định nào có khả năng triệt tiêu ngành công nghiệp khai thác coin của đất nước.
Người sử dụng tiền điện tử Trung Quốc đang đứng ở đâu hiện nay?
Do lệnh cấm 2017 đối với các sàn giao dịch, các cá nhân Trung Quốc hiện tại không có kênh chính thức nào để mua các loại tiền điện tử có tên tuổi lớn. Năm 2018, nhân dân tệ Trung Quốc chiếm chỉ 1% trong các giao dịch toàn cầu, theo Asia Times.
Như một hệ quả, bất kỳ giao dịch nào trong khu vực cũng có khả năng được thực hiện theo một cách thức ngang hàng, khi người mua và người bán trao đổi trực tiếp với nhau. Mặc dù vậy, nó có vẻ như thể nhiều nhà đầu tư Trung Quốc tin Bitcoin là một nơi phòng ngừa rủi ro tốt hơn nhiều so với nhân dân tệ.
Giữa bối cảnh căng thẳng gia tăng trong cuộc thương chiến Mỹ – Trung, các nhà đầu tư Trung Quốc được cho là đã khiến cho Bitcoin tăng vọt giá trị lên 15%. Đồng thời, giá trị nhân dân tệ đã giảm mạnh so với USD.
Trung Quốc giờ đây dường như đã sẵn sàng để công bố nhân dân tệ kỹ thuật số vào năm 2021, mà đã bị tạm hoãn do dịch Covid-19. BeInCrypto trước đó đã đưa tin là Securities Times, Starbucks, McDonald’s, và 17 công ty danh tiếng khác đang thử nghiệm token này, kể từ tháng 4/2020.
Với sự chờ đợi và kỳ vọng cho đồng nhân dân tệ kỹ thuật số đang ở mức cao nhất, dường như ngày càng có khả năng Trung Quốc có thể trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới có được đồng tiền kỹ thuật số quốc gia thành công.
Theo BeInCrypto