Do Kwon, đồng sáng lập và giám đốc điều hành của Terraform Labs, đã bị bắt tại Montenegro vào tháng 3 năm nay. Kwon luôn phủ nhận rằng mình không bỏ trốn cho đến khi Interpol ra thông báo đỏ, hợp tác với Hàn Quốc truy đuổi đến nhiều quốc gia như Singapore hay Serbia. Liên quan đến cuộc bỏ trốn của Do Kwon, Tiendientu đã đăng tải bài viết “Toàn cảnh gần một năm chạy trốn của Do Kwon trước khi sa lưới“.
Trước đó, một số nhà phân tích đã cảnh báo về nguy cơ tiềm ẩn của Terra (LUNA) và stablecoin thuật toán TerraUSD (UST), để dập tan những nghi ngờ, Do Kwon đã cá cược 1 triệu USD với KOL Sensei Algod về khả năng tăng giá của LUNA trên 88 USD sau một năm và Kwon không ngần ngại tăng tiền cược lên tới 10 triệu USD. Hành động tự cao, phớt lờ ý kiến đóng góp của mọi người đã góp phần hủy hoại hệ sinh thái từng được định giá hàng chục tỷ USD và gây hậu quả dây chuyền.
Sự việc của Terra trở thành điểm khởi đầu tồi tệ nhất cho năm 2022. Kết quả là nhiều công ty tiền điện tử phá sản, nhiều dự án thất bại và các nhà đầu tư bắt đầu xem xét lại tiêu chí đánh giá các dự án tiền điện tử.
Dòng tiền nóng dịch chuyển khỏi ngành mã hóa, chính sách quy định trở nên nghiêm ngặt và các ngân hàng cắt đứt hoạt động liên quan đến tiền mã hóa. Cùng nhìn lại những sự kiện đáng chú ý xoay quanh cú sụp đổ nhanh như chớp này nhé.
Terra phá sản và ảnh hưởng liên quan
Ngày 8/5/2022, Terra muốn xây dựng pool quỹ mới 4Crv pool (UST/FRAX/USDC/USDT) cho UST trên Curve, tính thanh khoản của nhóm quỹ UST-3Crv (UST/USDC/USDT/DAI) ban đầu là 150 triệu USD đã được rút vào giữa ngày và giá của UST bắt đầu mất kiểm soát.
Để tránh rủi ro, một số tổ chức và người dùng đã bắt đầu bán UST trên quy mô lớn, vào hôm đó, 2 tỷ UST đã chảy ra khỏi giao thức cho vay Anchor, điều này làm tăng áp lực neo giá UST. Do sự xuất hiện đột ngột của một số lượng lớn UST trên thị trường, giá của UST giảm không ngừng, nhiều người đã thay thế UST bằng LUNA, điều này cũng dẫn đến sự gia tăng nguồn cung của LUNA dẫn đến giá LUNA giảm theo. Vòng xoáy tử thần gọi tên LUNA và UST từ thời điểm này.
Ngày 11/5, Do Kwon tuyên bố không thể cứu vãn LUNA và các dự án liên quan.
Ngày 13/5, nhiều CEX hủy niêm yết LUNA và tạm ngừng giao dịch, đồng thời blockchain Terra ngừng hoạt động.
Trong vòng chưa đầy một tuần, hệ sinh thái Terra với giá trị thị trường hơn 40 tỷ đồng đã sụp đổ. Cơn giông bão LUNA/UST đã ảnh hưởng đến nhiều tổ chức mã hóa và dự án mã hóa.
Giá Bitcoin (BTC) đã giảm từ 34.000 USD xuống còn 31.500 USD.
Three Arrows Capital phá sản và những nền tảng cho vay bị ảnh hưởng
Three Arrows Capital (3AC), một trong những quỹ đầu tư lớn nhất của Terra, trở thành tổ chức đầu tiên thông báo hoạt động bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ LUNA.
Ngoài tổn thất tài chính trực tiếp, do sự cố LUNA/UST ảnh hưởng đến tâm lý của thị trường tiền điện tử, giá BTC cũng giảm từ 30.000 USD xuống còn 20.000 USD, gây ra sự thu hẹp tín dụng quy mô lớn trên thị trường tiền điện tử.
Quỹ đầu tư sử dụng một lượng lớn tiền có đòn bẩy, nhưng do thiếu tính thanh khoản của lượng lớn tài sản (chẳng hạn như GBTC trị giá 1 tỷ USD đang nắm giữ), nên không thể bán và không thể gọi cho ký quỹ, tình thế tiến thoái lưỡng nan. Đồng thời, do không có khả năng hoàn trả các khoản tiền của người vay, chủ nợ đã yêu cầu bồi thường.
Ngày 1/7, Three Arrows Capital nộp đơn phá sản theo Chương 15 lên Tòa án Phá sản Quận Nam New York, Hoa Kỳ.
Cơn bão 3AC đã dẫn đến việc đóng cửa nhiều nền tảng cho vay liên tiếp. Khoản vay chưa thanh toán của 3AC khoảng 666 triệu USD (bao gồm 15.250 BTC, 350 triệu USD tương đương stablecoin USDC).
Ngày 6/7, Voyager, nền tảng cho vay mã hóa, nộp đơn xin bảo hộ phá sản tại New York, Hoa Kỳ và tạm dừng các dịch vụ như giao dịch, gửi tiền và rút tiền. Bắt nguồn ảnh hưởng trực tiếp từ 3AC.
Trong số đó, chủ nợ lớn nhất là nền tảng cho vay tiền điện tử Genesis, một bộ phận của công ty con của Digital Currency Group (DCG), đã cung cấp khoản vay 2,3 tỷ USD cho 3AC. Một phần khoản nợ của yêu cầu bồi thường này do công ty mẹ DCG gánh chịu, bởi vì Three Arrows Capital nắm giữ ủy thác GBTC trị giá 1 tỷ USD do DCG phát hành. Do đó, cuối cùng Genesis đã đệ đơn kiện 3AC đòi khoản tiền trị giá 1,2 tỷ USD.
Thứ hai, BlockFi, một nền tảng cho vay mã hóa, cho biết rằng 3AC là một trong những người vay lớn nhất và sự sụp đổ của công ty đã khiến công ty mất khoảng 80 triệu USD.
Ngày 13/7, Celsius, một nền tảng cho vay mã hóa dành cho các tổ chức, nộp đơn xin bảo hộ phá sản tại Hoa Kỳ và 3AC nợ khoản vay USDC trị giá 75 triệu USD.
Ngoài ảnh hưởng của Three Arrows Capital, Celsius cũng bị ảnh hưởng bởi sự sụp đổ của LUNA/UST, bởi vì Celsius là người nắm giữ stETH lớn nhất và bị ảnh hưởng bởi tâm lý thị trường sụp đổ không được neo giá UST.
Giông bão FTX
Sự sụp đổ của FTX bắt nguồn từ một tài liệu được tiết lộ bởi CoinDesk. Vào ngày 2/11, CoinDesk tiết lộ rằng Alameda Research, một quỹ đầu tư của FTX, hiện đang mất khả năng thanh toán.
Ngày 6/11, Giám đốc điều hành Binance, Changpeng Zhao (CZ), bày tỏ mối lo ngại về khả năng thanh toán của FTX và Binance đã quyết định thanh lý tất cả FTT còn lại. Hành động “hù dọa” gây ra một làn sóng rút tiền của người dùng trên sàn FTX và liên quan đến cả Alameda. Ngay lập tức, hàng tỷ USD tài sản mã hóa đã chảy ra khỏi các địa chỉ ví có liên quan của FTX và Alameda.
Ngày 8/11, FTX đã tạm dừng việc rút tiền của người dùng. Nhiều nguồn tin về khoảng nợ 8 tỷ USD của FTX xuất hiện khắp các mặt báo.
Ngày 11/11, hơn 100 thực thể của FTX Group, bao gồm sàn giao dịch mã hóa FTX, nộp đơn xin bảo hộ phá sản theo Chương 11 tại Hoa Kỳ.
Những tài liệu cho thấy Alameda đã gặp vấn đề về thanh khoản ngay từ đầu tháng 5, do các khoảng đầu tư chịu lỗ nặng liên quan đến sự sụp đổ của Terra. Để giải cứu Alameda khỏi sự phá sản giống Voyager và Three Arrows Capital, FTX bị nghi ngờ sử dụng token FTT làm tài sản thế chấp để vay tiền từ Alameda. Điều này cũng khiến FTX trở thành tác nhân lớn nhất gây ra tình trạng thiếu thanh khoản.
Giá BTC đã giảm từ 20.900 USD xuống còn 15.500 USD, giảm 21% trong tuần.
BlockFi phá sản
Ngày 28/11, BlockFi, công ty cho vay tiền điện tử, nộp đơn xin bảo hộ phá sản lên tòa án.
BlockFi liệt kê trong các tài liệu của tòa án rằng công ty có hơn 100.000 chủ nợ với các khoản nợ lên đến 10 tỷ USD. Trong số đó, FTX đứng thứ hai với khoản nợ 275 triệu USD.
Giám sát tiền điện tử chặt chẽ hơn
Năm đầy sóng gió của thị trường tiền mã hóa chưa kết thúc, chính phủ các nước bắt đầu chú ý đến những quy định chặt chẽ hơn dành cho tiền mã hóa. Một số quốc gia hành động mạnh tay đối với tiền điện tử như:
Hàn Quốc mở cuộc điều tra khẩn cấp về trường hợp Terra và khả năng vi phạm luật gian lận, rửa tiền hoặc trốn thuế của người sáng lập Do Kwon và những người liên quan. Ủy ban Dịch vụ Tài chính Hàn Quốc (FSC) cũng đã công bố kế hoạch tăng cường quy định về trao đổi và nền tảng tiền điện tử, yêu cầu họ phải đăng ký với chính phủ và tuân thủ các quy định về chống rửa tiền và bảo vệ người tiêu dùng.
Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán Hoa Kỳ (SEC) tăng cường thái độ quản lý đối với ngành công nghiệp mã hóa, bắt đầu xem xét và truy tố một số dự án mã hóa có thể liên quan đến vi phạm luật chứng khoán, bao gồm cả các Binance, Coinbase và Kraken.
Ủy ban Dịch vụ Tài chính của Hạ viện Hoa Kỳ ban hành “Dự thảo thảo luận về Đạo luật stablecoin” dài 73 trang, đề cập rõ ràng phương pháp xử lý stablecoin thuật toán, đó là không thể đảm bảo tài sản đối một dự trữ, nhưng cũng phải chặn các stablecoin không trực tiếp hoặc gián tiếp nắm giữ USD.
Cơ quan tiền tệ Hồng Kông (HKMA) đề xuất yêu cầu tất cả các tổ chức cung cấp dịch vụ nền tảng giao dịch tài sản mã hóa phải xin giấy phép và tuân thủ các quy định chống rửa tiền và tài trợ khủng bố. Ngoài ra, chỉ những nhà đầu tư chuyên nghiệp đáp ứng một số điều kiện nhất định mới có thể giao dịch thông qua các nền tảng này, các nhà đầu tư nhỏ lẻ bị loại trừ. HKMA cho biết điều này nhằm bảo vệ lợi ích của các nhà đầu tư, đề phòng rủi ro về ổn định tài chính và bảo vệ danh tiếng của Hồng Kông với tư cách là một trung tâm tài chính quốc tế.
Singapore bổ sung thêm các điều luật cho Đạo luật Dịch vụ Thanh toán (PSA), dùng để cấp phép cho các nhà cung cấp dịch vụ tiền điện tử tại quốc gia này.
Một số quốc gia khác như Nhật Bản tăng cường giám sát các nền tảng và sàn giao dịch tiền điện tử, yêu cầu báo cáo các giao dịch đáng ngờ và tăng cường các biện pháp an ninh mạng. Ấn Độ đề xuất thông qua dự luật cấm tất cả các loại tiền điện tử tư nhân, ngoại trừ những loại do ngân hàng trung ương phát hành. Liên minh Châu Âu gần đây đã thông qua các quy định luật về Thị trường tài sản tiền điện tử (MiCA), nhằm mục đích đưa ra các quy tắc nhất quán hơn giữa các quốc gia thành viên và đảm bảo sự bảo vệ người tiêu dùng cũng như ổn định tài chính.
Các sàn giao dịch tập trung Binance, Kraken, OKX, Huobi… thông báo về bằng chứ dự trữ thông qua Merkle Tree và chấp nhận sự giám sát của cơ quan có thẩm quyền, mặc dù ở giai đoạn này vẫn còn thiếu sự chứng thực của các tổ chức kiểm toán bên thứ ba.
Tóm lại, sụp đổ của Terra (LUNA) tác động lớn đến thị trường mã hóa. Việc giá trị của LUNA và UST giảm mạnh đã gây nên một làn sóng bán tháo toàn thị trường. Sự sụp đổ này cũng đã dấy lên mối lo ngại về tính thanh khoản và quản lý rủi ro trong thị trường tiền điện tử. Người đầu tư và các nhà giao dịch đã phải cân nhắc lại tiêu chí đánh giá và đánh giá lại rủi ro khi tham gia vào các dự án mã hóa.