Tin nóng ⇢

Những ngôi sao của làng tiền điện tử ngày đó giờ ở đâu?

Mặc dù blockchain chưa có nhiều ứng dụng thực tế nhưng công nghệ luôn phải được cập nhật theo thời đại. Mọi dự án đều có cơ hội phát triển nhưng chỉ một số ít thành công. Hãy cùng Thecoindesk điểm qua những dự án "cổ" nhé.

Mỗi ngày có biết bao nhiêu dự án crypto ra mắt, nếu dự án không phát triển công nghệ hay có những bước đột phá thì sẽ bị tụt lại phía sau. Ngày trước rất nhiều ngôi sao được kỳ vọng nhưng rồi không trụ vững trước những đợt sóng của thị trường và kết cục là "gục ngã trước ngưỡng của thiên đàng".

Chúng ta hãy cùng phân tích một số dự án từ đợt bán tháo năm 2018, có thể kể đến như Bitcoin Cash, Ethereum Classsic đến các blockchain công khai như NEO, EOS và Internet Computer.

Bitcoin Cash (BCH)

Bitcoin Cash là một mạng thanh toán, tính đến ngày 9/3, BCH xếp hạng thứ 27. BCH ra đời vào tháng 8/2017, đây là một hard fork của Bitcoin và mức giá cao nhất lịch sử đạt được là 3,923 USD vào ngày 23/12/2017. Giá của BCH thường duy trì theo sự biến động của BTC.

BCH đã tăng kích thước khối tối đa là 32MB khi BTC tăng giới hạn khối 1 triệu. BCH có ưu điểm xử lý nhiều giao dịch mỗi giây và phí thấp hơn BTC. Nhưng xét về mặt giá cả, BCH không thể so sánh với BTC.

BCH hỗ trợ giao dịch ngang hàng như làm phương tiện thanh toán, có thể thanh toán xuyên quốc gia. BCH từng bị bán tháo khi thị trường downtrend vào năm 2018, một mặt khác là do Fed tăng lãi suất, thu hẹp bảng cân đối kế toán và nền chứng khoán Mỹ giảm mạnh và bỏ lỡ cơ hội để vượt qua BTC thời điểm đó.

Ethereum Classic (ETC)

BTC và ETH là hai loại coin có tổng vốn hóa lớn nhất trong thị trường tiền điện tử ngày nay và Ethereum Classic từng là một phần của ETH.

Hard fork của Ethereum xảy ra vào tháng 7/2016, Vitalik Buterin muốn khôi phục tài sản bị đánh cắp bởi TheDAO nên đã đề xuất ý tưởng hard fork. Cuối cùng Ethereum chia thành Ethereum và Ethereum Classic.

ETC hiện đang xếp hạng thứ 34 theo vốn hóa thị trường. Trong đợt fork, tầm nhìn và khái niệm ban đầu về Ethereum vẫn được duy trì, mức độ phi tập trung và quyền tự trị của cộng đồng cao hơn, nhưng khả năng hỗ trợ sức mạnh tính toán chỉ là 15%.

Tại sao ETC không được xem trọng

Những người sáng lập và phát triển tiếp tục với Ethereum hiện tại, còn Ethereum Classic đã được giao lại cho một nhóm mới.

Sức mạnh tính toán ước tính của Ethereum hiện tại là 85% và số người dùng cao hơn hẳn Ethereum Classic.

Ethereum đang dẫn đầu về TVL trong hệ sinh thái DeFi và không còn nhiều dự án hoạt động trên Ethereum Classic nữa.

Mặc dù Ethereum Classic vẫn giữ lập trường về độ phân quyền và tính tự quản như ban đầu nhưng nó vẫn không thể theo kịp Ethereum thời điểm hiện tại.

Neo (NEO)

NEO trước đây có tên là AntShares, một chuỗi công khai được ra mắt tại Trung Quốc vào năm 2014 bởi Da Hongfei và Zhang Zhengwen. Đến năm 2015 họ đưa thông tin lên Github và hoàn thành gọi vốn ICO. NEO hỗ trợ phát triển tiền điện tử, tài sản kỹ thuật số và hợp đồng thông minh. Mục tiêu của NEO là xử lý hàng nghìn giao dịch mỗi giây.

Ta xem xét về giá của NEO token. Giá ban đầu là $0,08 và đạt mức cao nhất là $198,38 vào ngày 15/1/2018 (tức tăng hơn 2.400%). Nhưng khoảng tăng giá chỉ duy trì một thời gian ngằn trước khi chu kỳ giảm giá xảy ra liên tục.

NEO không có sự cập nhật mới gì về token của như lộ trình phát triển hệ sinh thái, đồng thời mất độ phân quyền khá yếu khi chỉ có 7 node có quyền bỏ phiếu.

EOS (EOS)

block.one đã ra mắt EOS vào tháng 5/2017, hoạt động như một nền tảng hợp đồng thông minh và hệ điều hành phân tán. EOS từng là đối thủ cạnh tranh đáng gờm với Ethereum vào năm 2018, thời điểm đó khi vấn đề về nghẽn mạng liên tuc, phí giao dịch cực cao nên rất nhiều người không chọn Ethereum để sử dụng.

EOS không đề cao về phí xử lý và tốc độ giao dịch, họ có hơn 3.000 người dùng sau nửa năm ra mắt, chiếm khoảng 10% thị phần của Ethereum thời điểm bấy giờ.

Một số điểm bất cập của EOS

1. Đây là một chuỗi công cộng tập trung:

Cơ chế đồng thuận của EOS chỉ có 21 nodes tham gia, các nodes này được chọn bằng cách nắm giữ thật nhiều EOS, điều này thật không hay đối với mọi người.

Đặc điểm nổi trội của blockchain là sự phi tập trung, trong khi EOS giống một chuỗi tập trung hơn.

2. Hệ sinh thái kém, không có nhiều DApps nổi trội:

Hầu hết các blockchain hiện tại đều có những DApps đại diện riêng cho mình và được mọi người ủng hộ. Nhưng EOS thì không có, họ chỉ có những ứng dụng lẻ tẻ, không có ứng dụng nào thật sự đặc sắc.

Dfinity / Internet Computer (ICP)

Dfinity là một nền tảng công nghệ đám mây phi tập trung. Dự án được thành lập vào năm 2016 bởi một số tổ chức đầu tư mạo hiểm. Mặc dù thị trường đang giảm mạnh vào năm 2018 nhưng dự án vẫn huy động thành công 102 triệu USD từ a16z, đây là một trong những khoản đầu tư lớn nhất a16z từng thực hiện.

Trong hơn 2 năm ICP đưa ra những công nghệ nhưng không có gì đặc sắc đối với người dùng, sự đổi mới của họ là quá chậm trễ.

Ý tưởng ban đầu của ICP là phân quyền hoàn toàn nhưng giữa ý tưởng và thực tế thực hiện thì cách nhau rất xa. Họ liên tục trì hoãn theo lộ trình vạch ra trước và dần đánh mất niềm tin đối với người dùng.

Tổng kết

Mặc dù blockchain chưa có nhiều ứng dụng thực tế nhưng công nghệ luôn phải được cập nhật theo thời đại. Mọi dự án đều có cơ hội phát triển nhưng chỉ một số ít thành công. Để duy trì sự phát triển, các dự án cần đáp ứng những điều sau đây:

  • Bắt kịp sự phát triển của blockchain và có những giải pháp kịp thời cho các vấn đề xảy ra.
  • Đừng quá tập trung vào xây dựng mạng lưới phi tập trung hoàn toàn vì nó chưa thực tế.
  • Dự án cần quản trị cộng đồng một cách nghiêm túc và thực hiện đúng lộ trình đã vạch ra.

Lưu ý: Đây không phải là lời khuyên đầu tư, Thecoindesk chỉ đưa ra những thông tin xung quanh dự án, bạn phải chịu trách nhiệm trước những quyết định mình đưa ra!

Có thể bạn quan tâm

Mục lục