Tin nóng ⇢

Năm 2022 có phải là năm đầu tiên của các trò chơi trên crypto?

Gần đây, sau khi Avalanche phát hành subnet DFK Chain, dự án Defi Kingdoms đã trở nên sôi động trở lại. Trên thực tế, không khó để nhận thấy những game có đông đảo người chơi như Axie Infinity và DeFi Kingdoms đều đã thành lập chuỗi ứng dụng của riêng mình. Tại sao Lisk lại có tầm quan trọng trong phát triển chain game? 

Giải pháp hiện tại cho các ứng dụng chain là gì?

DeFi Kingdoms: Sức nóng thầm lặng

Đối với nhiều người, DeFi Kingdoms (DFK) là một trò chơi tẻ nhạt, không phổ biến như Axie Infinity nhưng lại luôn được mọi người xung quanh nhắc đến. Tuy nhiên, chính trò chơi luôn bị "công chúng nhắm mắt làm ngơ" lại âm thầm thu nạp được một lượng người chơi đáng kể trong vài tháng qua.

Nếu bạn không biết trò chơi này nổi tiếng đến mức nào, hãy thử gõ tên nó trên Google. Bạn sẽ tìm thấy rất nhiều trang web giả làm DFK. Rõ ràng, nếu DFK không có lượng người xem đủ lớn thì các nhóm lừa đảo đã không bỏ nhiều công sức làm một trang web giả như vậy.

Giờ đây, DFK đã vượt xa Axie Infinity về lượng người dùng hoạt động hàng ngày, khối lượng giao dịch,…  và trở thành công ty GameFi hàng đầu.

Những khái niệm DeFi, vốn khá nhàm chán đối với giới game thủ, đã được nhóm phát triển biến hóa thành các địa điểm như "Marketplace", "Bank", "Garden" và lồng ghép vào game một cách sinh động.

Tất nhiên, ngoài chức năng DeFi cơ bản, DFK cũng là một trò chơi phát triển NFT. Các nhân vật NFT trong game có đặc điểm và nghề nghiệp khác nhau, đồng thời nhận được kinh nghiệm và phần thưởng bằng cách hoàn thành các nhiệm vụ đa dạng.

JEWEL là loại "tiền tệ chung" trong DFK, được sử dụng cho các giao dịch DEX, tạo thanh khoản, mua và nâng cấp nhân vật cũng như phục hồi thể lực trong game. 

Một nguyên nhân quan trọng khiến sức nóng của DFK quay lại là do Avalanche phát hành phiên bản mới Crystalvale và subnet DFK Chain. Theo dữ liệu từ Synapse, một giao thức cầu nối cross-chain, sau khi người chơi chuyển tài sản sang testnet DFK, khối lượng giao dịch của Synapse đã tăng lên mức kỷ lục 330 triệu đô la, chiếm 82,5% tổng khối lượng giao dịch.

Tại sao DFK quyết định tạo subnet Avalanche riêng biệt?

Bên cạnh được hưởng cổ tức khi các hệ sinh thái khác phát triển, DFK còn nhận được nhiều lợi thế khác.

Ở game Serendale trước đó, người dùng đã phát hiện một số vấn đề của DFK. Khi người chơi điều khiển anh hùng NFT đi làm nhiệm vụ, họ muốn có tương tác nhanh chóng và tiện lợi.

Trong khi đó, khi người chơi thực hiện nhiệm vụ, họ phải liên tục đợi xác nhận trên blockchain. Đặc biệt là quá trình thu thập phần thưởng, mỗi phần thưởng cần được thu thập bởi người chơi riêng lẻ và quá trình này đôi khi thậm chí mất hơn mười phút. Tình huống này rõ ràng là rất bất lợi cho việc phát triển người dùng sau này của DFK.

Lý giải cho vấn đề này, DFK có cùng năng lực tính toán với các ứng dụng khác trên Harmony chain. Tuy nhiên, xét đến mức tăng hoạt động mạng do dự phát triển của các lĩnh vực DeFi, DAO và NFT, trò chơi này không nên tiếp tục chạy trên cùng một mạng lưới với những ứng dụng khác.

Khác với các ứng dụng kia, DFK yêu cầu cực kỳ cao về độ mạnh phần cứng và trải nghiệm phần mềm. Đối với những chain game có số lượng người dùng lớn, dùng chung một hệ thống rõ ràng không phải là một ý kiến hay vì chúng dễ bị ảnh hưởng bởi các trò chơi khác.

Chính vì lý do đó, DFK đã quyết định xây dựng mạng lưới của riêng mình. Trên thực tế, DFK không phải là game đầu tiên đi theo con đường này.

Ronin: Chain game đầu tiên

Mạng Ethereum bị tắc nghẽn là khuyết điểm chí mạng cản trở Axie Infinity duy trì mức tăng trưởng của mình. Do phí gas cao và độ trễ mạng nghiêm trọng, người dùng và tốc độ tăng trưởng giao dịch on-chain đều bị đình trệ nặng nề.

Để Axie có thể tiếp cận đến nhóm người dùng cấp hai như bạn bè và gia đình của người chơi, đội ngũ nghiên cứu phải tìm ra giải pháp lâu dài cho phép người chơi có trải nghiệm tốt hơn.

Do đó, tháng 2 năm ngoái, Axie Infinity đã chính thức ra mắt sidechain Ethereum với tên gọi Ronin. Nền tảng hy vọng đây sẽ là một mạng vừa nhanh vừa rẻ, đáp ứng nhu cầu của người chơi.

Sidechain là một blockchain độc lập tương thích với Ethereum và sở hữu cơ chế đồng thuận riêng, vẫn hoạt động song song với mainnet. Ronin sử dụng cơ chế POA (Bằng chứng ủy quyền) trên một hệ thống tập trung nổi tiếng, do đó thúc đẩy các giao dịch nhanh hơn.

Nhờ có Ronin, Axie Infinity không chỉ cho phép giao dịch nhanh chóng và liên tục mà còn giảm đáng kể phí gas cho người dùng bằng cách chuyển nội dung game sang mạng sidechain riêng. Ngoài ra, bằng cách sử dụng ví tùy chỉnh của riêng Ronin, Axie có thể tối ưu hóa trải nghiệm chơi game cho người dùng cũ, đồng thời đơn giản hóa quá trình giới thiệu người dùng mới.

Tuy nhiên, việc sử dụng sidechain Ethereum làm app chain cũng tồn tại nhiều mặt hạn chế. Về bản chất, sidechain giống như L1 public chain nên quá trình chuyển giao tài khoản xuyên chuỗi cần được thực hiện thông qua các cầu nối (brigde). Điều này dẫn đến những nguy cơ tiền ẩn như mất tài sản và trộm cắp. 

Tất nhiên, chúng ta đều biết rằng vấn đề cầu nối cross-chain của Ronin đã không còn là "mối nguy tiềm ẩn" nữa. Cách đây không lâu, một vụ trộm tồi tệ nhất trong lịch sử tiền mã hóa đã xảy ra. Trước đó, Rhythm báo cáo rằng 5 trong số 9 node trên mạng Ronin đã bị hacker chiếm giữ bằng cách hack các validators. Tổng số tiền bị đánh cắp lên đến hơn 600 triệu đô la.

Trong tương lai, nếu chain game muốn mở rộng quy mô phủ sóng, khả năng mở rộng và bảo mật là hai vấn đề then chốt cần giải quyết. Rõ ràng, app chain có thể xử lý vấn đề đầu tiên theo nguyên lý “mỗi chain phục vụ một sản phẩm”. Vấn đề còn lại là làm thế nào để đảm bảo an ninh mạng và tài sản mà vẫn có thể nâng cao khả năng mở rộng?

Polkadot và Cosmos có phù hợp với chain game?

Sau sự kiện liên quan đến vấn đề bảo mật của cầu nối cross-chain gần đây, người dùng Polkadot và Cosmos hẳn là những người vui nhất. Dẫn đầu về năng lực tương tác Web3, hai dự án này đã giải quyết khả năng mở rộng mạng riêng của họ theo cách thức khác nhau, đồng thời cung cấp độ bảo mật cực cao cho các tài sản cross-chain trong hệ sinh thái. Vậy Polkadot và hệ sinh thái Cosmos có phù hợp với chain game không?

Polkadot

Polkadot là một trong những dự án đặt ra khái niệm về khả năng tương tác. Theo đó, Polkadot kết nối các parachain thông qua relaychain, tạo thành một mạng lưới khổng lồ với khả năng mở rộng và tương tác cao.

So với sidechain của Ethereum và chain Cosmos SDK, lợi thế lớn nhất của Polkadot là bảo mật. Tất cả parachain được kết nối trong một relaychain sẽ cùng được đảm bảo an ninh như nhau. Các node của toàn bộ mạng Polkadot được chỉ định ngẫu nhiên trong quá trình xác minh và hacker không thể dự đoán node nào sẽ xác minh tiếp theo. Càng nhiều parachain, mạng càng an toàn.

Tuy nhiên, đối với hầu hết nhóm phát hành vừa và nhỏ, chi phí tạo ra một parachain trên Polkadot lại quá xa xỉ. Trước hết, mặc dù substrate của Polkadot đã đủ vững mạnh, ngưỡng sử dụng của nó lại quá cao, tức chu kỳ phát triển sẽ dài hơn. Thứ hai, họ sẽ phải tiêu tốn rất nhiều thời gian và sức lực để có được khe cắm cho relaychain. 

Đây không phải là lựa chọn lý tưởng cho ngành công nghiệp game cần sinh thái cao và phát triển nhanh chóng. Dù có lịch sử lâu đời, những hạn chế trên khiến Polkadot hiện tại không thích hợp với app chain. Do đó, Polkadot dự kiến sẽ còn mất một khoảng thời gian để xây dựng một app chain hoàn thiện trong hệ sinh thái.

Cosmos

Cosmos là nguồn cội của khái niệm app chain. Bằng cách sử dụng Cosmos SDK, các nhà phát triển có thể tạo các blockchain được tối ưu hóa cho những lĩnh vực cụ thể., cho chúng ta thấy tiềm năng “chuyên môn nghiệp vụ” của blockchain.

Đối với app chain sử dụng Cosmos SDK, giá trị của Cosmos cũng nằm ở IBC và Cosmos Hub. Với sự hỗ trợ của IBC, mỗi app chain có thể tạo thành một hệ sinh thái với các ứng dụng hoàn chỉnh và khả năng tương tác mạnh mẽ.

Nhờ có IBC, app chain trong hệ sinh thái Cosmos chịu rủi ro cực thấp trong quá trình chuyển giao tài sản. Điều này giúp củng cố an ninh khi lượng người chơi mới cũng như mật độ luân chuyển tài sản tăng lên. 

Mặt khác, các chain trong hệ sinh thái Cosmos không chia sẻ tính bảo mật. Khó khăn lớn nhất trong việc xây dựng Cosmos SDK chain không phải là trở ngại kỹ thuật mà có được một node xác minh khởi lập và mở rộng mạng của mình. Đó là lý do nhiều dự án Cosmos tạo sự kiện airdrop cho mọi người. Người dùng sẽ có động lực khởi lập mạng lưới của mình nhờ các ưu đãi kinh tế. 

Đối với Terra, Osmosis, Juno và các dự án khác có đội ngũ mạnh và hoạt động kinh doanh rộng rãi, đây có thể không phải là vấn đề lớn. Tuy nhiên, đối với các nhà phát hành game, đây không phải là lựa chọn tối ưu nhất. Bởi lẽ, các nhà phát hành game thường không giỏi trong việc thiết kế cơ chế đồng thuận. Và những sự kiện đáng tiếc như Ronin có thể xảy ra.

Trái lại, Celestia, cũng được xây dựng với Cosmos SDK, có khả năng trở thành lựa chọn thích hợp hơn.

Celestia

Celestia là một L1 public chain được xây dựng với Cosmos SDK. Nói tóm lại, nó là một layer đồng thuận cung cấp dữ liệu sẵn có cho layer cơ sở trên cùng và layer thực thi Rollups.

Celestia thông qua cơ chế đồng thuận Optimint, cho phép các nhà phát triển xây dựng chain của layer cơ sở Rollups và chain của layer thực thi Rollup (tức app chain) trên layer đồng thuận Celestia. Nhờ vậy, đội ngũ phát triển trò chơi có thể tập trung vào việc tạo ra nội dung và trải nghiệm trò chơi chất lượng cao mà không cần phải cân nhắc các vấn đề về cơ chế giải quyết và đồng thuận.

Ngoài ra, bởi vì các Rollups được xây dựng trên cùng một layer đồng thuận vốn có khả năng tương tác với nhau, các chain game được xây dựng trên Celestia không cần lo lắng tài sản bị sụp đổ.

Về bảo mật, Celestia sử dụng một light node (có thể là máy tính của người dùng) để xác minh tính khả dụng của dữ liệu. Người dùng có thể tải xuống dữ liệu liên quan và xác minh tính khả dụng khi thực hiện một giao dịch. Nói cách khác, tính bảo mật và khả năng mở rộng của Celestia đến từ số lượng light client. Càng có nhiều light client, các khối có thể xác minh càng lớn, có nghĩa là bảo mật và thông lượng cao hơn.

Tuy nhiên, do Celestia vẫn đang trong giai đoạn đầu và hệ sinh thái vẫn chưa hoàn chỉnh nên dù có tiềm năng lớn về lâu dài, nó cũng không phù hợp với các app chain hiện nay.

Vậy hệ sinh thái nào là phù hợp nhất?

Avalanche Subnet: Trung tâm trò chơi của tương lai?

Bên cạnh DFK và Crabada, nhiều game phổ biến đã chọn xây dựng subnet trong hệ sinh thái Avalanche.

Cách đây không lâu tại Hội nghị thượng đỉnh Avalanche Barcelona, rất nhiều trò chơi và subnet đã được ra mắt. Avalanche Foundation sau đó cũng công bố kế hoạch kích thích sinh thái trị giá 290 triệu đô la Mỹ để thúc đẩy sự phát triển của subnet.

Tính năng lớn nhất của subnet là bảo mật và khả năng tùy chỉnh.

Trước hết, subnet và mainnet của Avalanche chia sẻ bảo mật. Nếu bạn muốn trở thành một node xác minh của subnet, trước tiên bạn phải trở thành node xác minh của mạng chính. Node này cung cấp bảo đảm bảo mật đầu tiên cho tính bảo mật của chính mạng đó.

Thứ hai, mạng có thể có các yêu cầu cụ thể đối với các node mà nó "thuê", chẳng hạn như số liệu hiệu suất GPU, node phải thuộc sở hữu của một công ty cụ thể, v.v. Đối với các doanh nghiệp muốn sử dụng công nghệ blockchain nhưng cần sự bảo mật, subnet cũng có thể đáp ứng nhu cầu "private blockchain" của họ.

Về phần những chain game chạy trên máy ảo (Virtual Machine) trong tương lai, chúng có thể sẽ tồn tại trong một mạng lưới app chain với hiệu suất cao, bất kể nội dung, chất lượng hình ảnh, độ mượt, v.v.

Ngoài DFK còn có game và subnet nào đáng chú ý trên Avalanche?

Crabada

Crabada là một game P2E vô cùng phổ biến trên mainnet gốc của Avalanche. Người chơi có thể sử dụng nhân vật NFT cua ẩn sĩ (hermit crab) để tạo, thu lượm vật phẩm và chăn nuôi.

Ngay sau khi đi vào hoạt động, Crabada đã trở thành một trong những ứng dụng tiêu thụ phí gas cao nhất trên mainnet của Avalanche, chiếm khoảng 16%. Để giúp người chơi giảm phí gas và cải thiện trải nghiệm chơi game, nhóm Crabada đã phát hành subnet của riêng mình, Swimmer Network.

Trên Swimmer Network, Token TUS được sử dụng làm phí gas cho mạng lưới.  Ngoài ra, theo đội ngũ, TUS sẽ được burn trong tương lai từ 25% đến khoảng 80%.

Một đặc điểm thú vị khác của Swimmer Network là cơ chế bảo hiểm phí (fee coverage mechanism). Vấn đề phiền toái nhất của cross-chain là không có Gas, song thông qua cơ chế bảo hiểm của Swimmer, người chơi mới có thể gia nhập hệ sinh thái mà không cần Gas.

Ngoài ra, trong tương lai, Swimmer Network sẽ không chỉ cung cấp dịch vụ game cho Crabada mà còn hướng tới xây dựng hoặc giới thiệu thêm nhiều chain game dựa trên đó.

Ascenders

Ascenders là một game hành động nhập vai RPG bao gồm nhiều thế giới. Tại đây, người chơi có thể phiêu lưu, khám phá ngục tối và xây dựng thành phố trên vùng đất NFT của mình, đồng thời giao dịch các tài nguyên NFT như trang thiết bị, anh hùng, trang phục, động vật đồng hành.

Đội ngũ phát triển hy vọng Ascender sẽ trở thành game mã hóa 3A đầu tiên về cả chất lượng và đồ họa. Họ cũng hy vọng crypto sẽ ngày càng được phổ biển trong phân khúc game chính thống.

Subnet của Avalanche có thể giúp các đội ngũ hiện thực hóa môi trường game họ mong muốn, thiết lập cấu trúc phí gas tùy chỉnh cùng nhiều loại token để hỗ trợ nền kinh tế của game. Qua đó, Ascender có thể tiếp nhận nhiều người chơi cùng lúc với độ trễ thấp và phí gas phải chăng.

Bảo mật và khả năng mở rộng là một trong những thách thức lớn nhất mà không gian tiền điện tử phải đối mặt và lĩnh vực game blockchain cũng không ngoại lệ. Avalanche giới thiệu subnet, một giải pháp tiềm năng cho vấn đề này. Khả năng mở rộng sẽ cho phép các tương tác và giao dịch tài sản trong game được xử lý nhanh chóng, giúp đội ngũ phát hành dành nhiều thời gian hơn để phát triển game.

Năm 2022 có lẽ là năm mở đầu cho kỷ nguyên sử dụng app chain trong trong thị trường trò chơi.

Có thể bạn quan tâm

Mục lục