Tin nóng ⇢

Mùa đông crypto đã tới. Liệu có sai khi chúng ta all in vào crypto?

Tháng 10 năm ngoái, tôi xin nghỉ việc. Vào thời điểm đó, Bitcoin ở mức 60.000 đô la và S&P gần mức cao mới. Trời ạ, hôm nay thành một câu chuyện khác.

Từ sự sụp đổ của thị trường tới sa thải nhân viên ở các công ty khởi nghiệp, mùa đông crypto đang thực sự tới gần gần rồi. Khi bear market bắt đầu thể hiện rõ hơn thì nhiều người nghỉ việc để đầu tư toàn thời gian vào lĩnh vực này bắt đầu lo lắng về tính khả thi khi đối mặt với cuộc suy thoái sắp xảy ra. Tôi có nên quay trở lại vị trí làm công ăn lương ngay bây giờ, để đề phòng hay tiếp tục theo sự lựa chọn của mình?

Sao phải lo lắng?

Sau một bull market, thật khó để đặt mình vào tâm lý suy thoái. Mặc dù thị trường tăng giá có thể hỗ trợ tất cả các loại sản phẩm và dịch vụ tuyệt vời, nhưng thời kỳ suy thoái kinh tế có thể khiến bất kỳ ngành nghề nào trở nên bấp bênh. Những người lao động độc lập trong ngành công nghiệp tiền điện tử về cơ bản dựa vào những công việc sau để duy trì thu nhập của họ:

  • Tư vấn cho các startups
  • Mở các khóa học
  • Tạo content có bản quyền

Mặc dù các nguồn thu nhập này có vẻ đa dạng nhưng đều chịu sự tác động của một lực lượng kinh tế như nhau. Việc huy động vốn đã trở thành một thách thức khi vốn hóa thị trường tiếp tục bị siết chặt và các VC cảnh báo các công ty mà họ đầu tư. Khiến một số startup có thể cắt giảm chi phí trong đó có thể bao gồm luôn hợp đồng tư vấn của bạn. Đồng thời khi các công ty siết chặt ngân sách thì sẽ có ít học sinh tìm tới các khóa học của bạn. Khi tình trạng này tiếp tục kéo dài bạn sẽ khó giữ chân những người subscriber theo dõi nội dung của bạn, chưa nói đến việc có thêm subscriber mới. Nếu chỉ vài tháng thì có lẽ bạn vẫn ổn, nhưng nếu là 1-2 năm thì sao?

Mở rộng đường đi của bạn

Công việc chính của một CEO khởi nghiệp là đảm bảo bạn không hết tiền. Một người lao động phổ thông với cuộc sống của họ thì giống như nhân viên đối với công ty vậy. Khi tài khoản ngân hàng công ty về Mol thì donah nghiệp mất công ty và nhân viên thì mất nhà. Vì vậy trách nhiệm của từng cá nhân là rất quan trọng.

Các CEO cực kì quan tâm tới việc công ty sẽ đi bao xa. Hay nói cách khác là số tiền sẽ giúp công ty hoạt động trong bao lâu. Điều này cũng rất quan trọng đối với từng cá nhân.

Hãy tự tính cho mình một tỷ lệ burn rate và dự đoán trong bao lâu bạn sẽ hết tiền trong tài khoản ngân hàng? Nếu con số đó rất nhỏ (dưới 12 tháng) thì đây là một trong những phương pháp khả thi để cứu cánh bạn:

  • Kiếm thêm tiền: Nếu bạn có cách kiếm thêm tiền mà không phải chuyển việc (như tăng phí dịch vụ) thì cũng đáng để thử lắm. Nếu để kiếm thêm mà phải thay đổi toàn bộ mô hình làm việc hiện tại mà bạn không có hứng thú thì hãy xem những lựa chọn khác.
  • Bán một thứ gì đó: Mặc dù bán đồ trong thị trường rớt giá không phải là lý tưởng nhưng nó sẽ giúp bạn vững vàng hơn về mặt tinh thần và tài chính.
  • Kiểm soát chi tiêu: Có lẽ trong 3 lựa chọn thì phương pháp này là dễ dàng nhất. Bắt đầu bằng cách xem xét cắt giảm các chi tiêu hằng tháng không cần thiết.

Đừng tự trách mình

Đối mặt với tình hình tài chính của bạn và thỏa hiệp có thể ảnh hưởng rất nhiều tới cảm xúc. Khi bạn ra quyết định về vấn đề này hãy nhớ rằng bạn đã đưa ra lựa chọn tốt nhất dựa trên thông tin có sẵn.

Tuy tình hình kinh tế hiện tại có thể là do nhận thức muộn màng nhưng không ai có thể nói trước được tương lai. Có rất nhiều nhà đầu tư chuyên nghiệp kiếm sống bằng cách dự báo nền kinh tế, nhưng vẫn khiến khách hàng mất tiền nên bạn không cần phải tự trách chính mình.

Ngoài ra, công ty của bạn cũng sẽ chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế. Nhiều công ty đang trải qua đợt sa thải hàng loạt và ngay cả khi họ tồn tại được, họ sẽ có ít tài sản hơn nhiều so với năm ngoái. Tôi không nói đồng nghiệp của bạn lựa chọn sai mà đó là sự thật về nền kinh tế hiện tại ai cũng chịu ảnh hưởng.

Không có gì phải xấu hổ khi quay lại con đường cũ

Không có gì phải xấu hổ khi quay lại làm việc toàn thời gian với mức lương và phúc lợi ổn định. Mặc dù theo đuổi ước mơ thì hào hứng hơn nhưng thanh toán hóa đơn và trả nợ là xu hướng vượt thời gian. Nếu mục tiêu của bạn là sau này không phải hối tiếc, bạn có thể yên tâm rằng việc chăm sóc một gia đình trong thời kỳ khó khăn về tài chính sẽ không phải là một quyết định khiến bạn hối hận.

Có nhiều cơ hội khác trong tương lai để bạn bắt đầu kinh doanh của riêng mình. Nền kinh tế sẽ khá hơn và khi đến một lúc nào đó bạn có thể tiếp tục với ước mơ của mình.

Nếu bạn quyết định quay trở lại thị trường việc làm truyền thống, hãy nhớ rằng bạn không phải là con người cũ. Bạn có được những kỹ năng và kinh nghiệm mới có thể giúp bạn đảm nhận những vai trò mới. Một công việc mới phù hợp với mình sẽ dễ dàng hơn là làm việc tự do.

Nếu bạn chọn tiếp tục, thì nhớ rằng thời thế đã thay đổi.

Nếu bạn chọn tiếp tục làm việc với tư cách là một freelancer và nhận ra rằng các quy tắc đã thay đổi. Khi con người và sản phẩm không ngừng phát triển lên. Chúng ta không còn ở trong nền kinh tế khi mỗi người là một thiên tài nữa mà sẽ có nhiều ý tưởng mới và nhiều sản phẩm được thổi phồng đang đối mặt với sự sụp đổ của thị trường. Những người thành công trong giai đoạn tiếp theo có khả năng là những người cập nhật chiến lược để phù hợp với lối chơi mới.

Tôi đã chọn tiếp tục trò chơi, và thực hiện ba thay đổi trong chiến lược:

1. Duy trì sự tập trung – Khi tôi mới bắt đầu làm freelancer, tôi tự tạo cho mình một khối lượng công việc khổng lồ bao gồm tạo nội dung, hai job tư vấn, một danh mục đầu tư và một dự án khóa học về web3. Dù trong thâm tâm tôi biết là có quá nhiều công việc nhưng tôi vẫn muốn biết mình mạnh nhất ở điểm nào. Khi thị trường thay đổi và các dự án khác nhau đang chứng tỏ khả năng, tôi đã giảm khối lượng công việc lại để dành năng lượng cống hiến cho những dự án hứa hẹn nhất.

2. Làm việc theo nhóm – chèo thuyền một mình là một chiến lược tốt khi gió lặng. Nhưng một khi bạn nhấc mái chèo lên, bạn cần một người đồng hành. Vì vậy nên tôi chọn ưu tiên các dự án cho phép tôi làm việc với những người thông minh, những người có thể giúp tôi vượt qua thời kỳ khó khăn sắp tới.

3. Hãy từ tốn – Trong thị trường tăng giá, rất dễ bị FOMO đặc biệt khi bạn nhận ra cơ hội và muốn thể hiện và nâng cao thế mạnh của mình. Tuy tư duy này đã giúp tôi đạt được thành công trong quá khứ nhưng bây giờ tôi sẵn sàng chờ đợi một cơ hội và chấp nhận rủi ro nếu nó có thể tiếp tục duy trì phát triển khả năng của tôi.

Chơi một trò chơi vô hạn

Nhà văn James Carse từng viết: "Có ít nhất hai loại trò chơi. Một là hữu hạn; hai là vô hạn. Mục đích của trò chơi hữu hạn là giành chiến thắng, và mục đích của trò chơi vô hạn là tiếp tục chơi". Là một người đàn ông độc lập, tôi nhận ra rằng, nhiệm vụ của tôi là tiếp tục chiến đấu chứ không phải là dành chiến thắng.

Trong thời kỳ bùng nổ dotcom vào cuối những năm 1990, nhiều nhà đầu tư và các startup đã đổ xô đến Thung lũng Silicon với hy vọng kiếm tiền ăn ngay, nhưng mọi thứ đổ bể ngay khi thị trường thay đổi. Rất nhiều người bị thua trong thị trường này và thậm chí nhiều cái tên bạn không thấy quen thuộc bởi vì rất nhiều người đã không thể quay trở lại khi danh tiếng đã bị hoen ố.

Nếu bạn đặt mục tiêu chơi game vô hạn, điều quan trọng nhất bạn có thể làm là duy trì khả năng của mình. Có nghĩa là đừng tạo điểm nhấn và đừng chớp lấy cơ hội. Và đừng hủy hoại danh tiếng của mình bằng những ý tưởng phi thực tế. Để tiếp tục học hỏi, hãy đầu tư vào của cải tinh thần. Những người chơi có khả năng điều khiển những thách thức phía trước là những người chơi vô hạn.

Có thể bạn quan tâm

Mục lục