Tin nóng ⇢

Janet Yellen kêu gọi khung pháp lý mạnh mẽ đối với tiền điện tử khi Ấn Độ dẫn đầu G20

Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ, bà Janet Yellen, phát biểu sau cuộc họp G20 ở Ấn Độ vào thứ Bảy rằng mặc dù Hoa Kỳ chưa đưa ra bất kỳ lệnh cấm hoàn toàn nào, nhưng điều quan trọng là phải đưa ra một khung pháp lý mạnh mẽ cho ngành công nghiệp tiền điện tử.

Nhận xét của bà Yellen được đưa ra khi Bộ trưởng Tài chính Ấn Độ, bà Nirmala Sitharaman, nói rằng Ấn Độ và nhiều thành viên G20 đã thừa nhận rằng “bất cứ thứ gì bên ngoài ngân hàng trung ương đều không phải là tiền tệ”, sau các cuộc họp với các thành viên quốc gia.

Nhận xét của bà Sitharaman đã nhắc lại kế hoạch hành động 9 điểm của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) được công bố vào thứ Năm về cách các quốc gia nên tiếp cận tài sản tiền điện tử.

“Một số diễn giả đã nói về rủi ro của tài sản tiền điện tử và có một điều rõ ràng rằng trừ khi nó đến từ một ngân hàng có chủ quyền, còn nếu không thì đây không phải là một loại tiền tệ và nó buộc phải tuân theo các quy định. Tuy nhiên, hiện nay, công nghệ chi phối tất cả và điều này rất hữu ích cho fintech,” bà Sitharaman nói.

Trong cùng một cuộc họp ở Ấn Độ, Giám đốc điều hành IMF, bà Kristalina Georgieva, nói với các phóng viên rằng việc cấm tiền điện tử nên được đưa ra bàn thảo.

Ấn Độ đang mong đợi các khuyến nghị của Ủy ban ổn định tài chính (FSB) về các hoạt động và thị trường tài sản tiền điện tử, dự kiến sẽ có đáp án cuối cùng ​​​​vào tháng 7/2023, theo tài liệu tóm tắt và kết quả của chủ tịch G20

Báo cáo tổng hợp chung của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và FSB tích hợp các quan điểm quản lý và kinh tế vĩ mô đối với tài sản tiền điện tử dự kiến ​​sẽ ra mắt vào tháng 9/2023.

Ấn Độ dự kiến ​​sẽ tổ chức hơn 200 cuộc họp trên cả nước với tư cách là chủ tịch G20 từ ngày 1/12/2022 đến ngày 30/11/2023. Cuộc họp G20 đầu tiên của các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương được tổ chức tại Bengaluru ở Ấn Độ vào ngày 24 – 25/2.

Có thể bạn quan tâm