Lightning Network đã mất nhiều năm để có được sự chấp nhận hàng loạt, nhưng gần đây nó đã bắt đầu đạt được sự chú ý khi nhiều bộ phận xử lý thanh toán, sàn giao dịch và các sản phẩm fintech đã bắt đầu áp dụng nó. Xu hướng áp dụng này có thể sẽ tiếp tục khi hệ sinh thái trưởng thành với nhiều cơ sở hạ tầng Lightning và doanh nghiệp dịch vụ giúp thiết lập các node và sử dụng mạng dễ dàng hơn.
Những điểm chính
- Sự gia tăng trong việc áp dụng và tích hợp đã dẫn đến dung lượng nắm trữ BTC của kênh thanh toán Lightning Network đạt 3.624 BTC (143 triệu đô la) tăng 198% từ đầu năm đến nay.
- Sự phát triển của các nhà cung cấp dịch vụ cơ sở hạ tầng, bao gồm các công ty phần mềm quản lý node và lưu trữ đám mây, đã giúp người dùng và doanh nghiệp dễ dàng tích hợp Lightning vào các sản phẩm và dịch vụ của họ bằng Lightning Network.
- Người dùng có thể sử dụng Lightning Payments đã tăng từ 10 triệu vào tháng 10 năm 2021 lên hơn 80 triệu vào tháng 3 năm 2022.
- Taro là một giao thức mới được Taproot hỗ trợ từ Lighting Labs nhằm mục đích mang stablecoin và các tài sản khác đến Bitcoin và Lightning Network.
Hầu hết mọi người trong không gian tiền điện tử đều biết rằng base layer của Bitcoin có vấn đề về khả năng mở rộng. Lightning Network (LN) lần đầu tiên được ra mắt vào năm 2015 để giải quyết các vấn đề mở rộng quy mô bằng cách sử dụng một mạng lưới các kênh thanh toán Layer2 được tích hợp vào giao thức cơ bản. Phương pháp mở rộng Lightning Network đã trở nên phổ biến và hiện được coi là giải pháp mở rộng thực tế cho Bitcoin.
Lightning Network không được áp dụng rộng rãi trong 3 năm đầu. Vào đầu năm 2021, TVL của Lightning Network chỉ khoảng 40 triệu đô la và ước tính có ít hơn 100.000 người dùng thanh toán bằng Lightning Network. Mạng lưới dường như thiếu các incentive cần thiết cho các kênh thanh toán để tạo thuận lợi cho các giao dịch. Ngoài ra, nguồn vốn của mạng lưới này không hiệu quả vì nó phải tài trợ trước cho các kênh thanh toán với Bitcoin, điều này làm tăng thêm rào cản trong việc áp dụng.
Trái ngược với sự tăng trưởng chậm chạp của Lightning Network trong những năm đầu tiên, vào giữa năm 2021 mạng lưới này được sử dụng rộng rãi hơn. Tuy nhiên điều đó vẫn chưa đủ mạnh thêm vào các nền tảng Layer-1 thay thế với các trường hợp sử dụng linh hoạt hơn đã thu hút sự chú ý của thị trường đã khiến cho Lightning Network bị bỏ lại phía sau.
Việc áp dụng Lightning Network
Trước năm 2021, có rất ít dự án áp dụng Lightning Network, một phần do sự phức tạp và thiếu cơ sở hạ tầng liên quan đến việc thiết lập các node và sử dụng mạng. Tuy nhiên, vào năm 2021, nền tảng kỹ thuật của Lightning Network đã trưởng thành. Các triển khai Lightning Network chính (Eclair, Core Lightning và LND) thêm một số tính năng để làm cho mọi thứ dễ dàng hơn cho các nhà phát triển. Ngoài ra, nhiều công ty phần mềm quản lý node và lưu trữ đám mây bắt đầu hỗ trợ hệ sinh thái. Những phát triển này giúp người dùng dễ dàng áp dụng Lightning Network và cho phép các doanh nghiệp tích hợp Lightning Network vào các sản phẩm và dịch vụ của họ.
Lightning Network ra mắt trên sân khấu chính của thế giới vào giữa năm 2021 khi El Salvador tuyên bố áp dụng Bitcoin làm tiền tệ hợp pháp và phát hành Chivo, một ví được nhà nước hậu thuẫn dựa trên Lightning Network. Ngay sau đó Twitter đã kết hợp Lightning Network vào tính năng tiền “tip” của họ.
Đã không có nâng cấp Bitcoin nào trong một thời gian kể từ khi năng cấp SegWit vào năm 2017 và nâng cấp Taproot vào tháng 11 năm 2021. Taproot cho phép tổng hợp chữ ký, cung cấp quyền riêng tư và khả năng mở rộng lớn hơn cho các giao dịch Lightning, phí thấp hơn khi được giải quyết ở base-layer.
Vào đầu năm 2022, Cash App đã tích hợp các khoản thanh toán và chuyển tiền dưới sự hỗ trợ của Lightning Network vào ứng dụng của họ. Cột mốc quan trọng này đã giúp tăng số lượng người dùng thanh toán bằng Lightning Network từ 10 triệu vào tháng 10/2021 lên hơn 80 triệu vào tháng 03/2022. Tiếp theo đó là Kraken đã tích hợp các khoản tiền gửi và rút tiền của Lightning Network vào dịch vụ của họ và chỉ trong vòng 1 tháng, node của họ đã trở thành node lớn thứ 6 trên Lightning Network.
Tại hội nghị Bitcoin 2022, Strike đã công bố quan hệ đối tác quan trọng với Shopify, NCR (nhà cung cấp PoS lớn nhất thế giới ) và công ty thanh toán Blackhawk. Strike là một ứng dụng dựa trên Lightning Network tách tài sản Bitcoin khỏi mạng Bitcoin. Mục tiêu của họ là sử dụng Lightning Network để phá vỡ các giao dịch và chuyển tiền toàn cầu bằng cách gửi các khoản thanh toán fiat-to-bitcoin-to-fiat.
Người dùng có thể thanh toán bằng Bitcoin mà không phải chịu biến động giá, nghĩa vụ đóng thuế, lưu ký và quản lý node. Nếu những tích hợp này trở thành hiện thực, Strike có thể cung cấp cho người người dùng trải nghiệm vượt trội so với các thẻ truyền thống bằng cách cung cấp phí gần như bằng 0 cho các khoản thanh toán toàn cầu ngay lập tức.
Khi nhiều bộ phận xử lý thanh toán truyền thống, các ứng dụng fintech và sàn giao dịch tích hợp Lightning Network, các hiệu ứng về phí thấp của nó sẽ tiếp tục được phát triển. Đây chính xác là những gì đã xảy ra vào đầu tháng 4 năm 2022, khi BitPay và Robinhood tuyên bố rằng họ cũng sẽ tích hợp với Lightning Network.
Trạng thái mạng
Dung lượng BTC được nắm giữ trong các kênh thanh toán đạt ATH là 3.624 BTC hoặc 143 triệu đô la. Sự kết hợp giữa việc tăng cường áp dụng và tích hợp đã dẫn đến mức tăng đăng kể 198% dung lượng kênh thanh toán của Lightning Network trong năm qua. Xét về TVL thì Lightning Network đứng thứ 37. Việc 339.172 BTC đã được wrapped và làm tài sản kết nối với Ethereum, cho thấy Lightning Network vẫn còn tương đối nhỏ.
Các số liệu công khai của Lightning Network không lý tưởng để đo lường việc áp dụng mạng của người dùng. Vì các kênh private Lightning Network không được đề cập trong bất kỳ số liệu công khai nào, do đó số liệu này sẽ thấp hơn so với thực tế. Để biết được bao nhiêu số liệu bị ẩn danh, BitMEX Research ước tính vào tháng 01/2020 có 27,8% của tất cả các kênh thanh toán là riêng tư. Dựa trên tỷ lệ phần trăm đó thì tổng dung lượng BTC là khoảng 4.600 BTC hoặc 183 triệu đô la.
Không giống như hầu hết các public blockchain khác, Lightning Network được thiết kế như một hộp đen. Để hiểu volume thanh toán trên mạng, Arcane Research thu thập dữ liệu riêng tư về những người tham gia hệ sinh thái. Ước tính volume thanh toán bao gồm thanh toán cho hàng hóa hoặc dịch vụ, thanh toán/chuyển khoản giữa các cá nhân và tiền gửi/rút tiền cho các dịch vụ tài chính cho thấy trong năm qua volume thanh toán đã tăng hơn 400%, với số lượng thanh toán tăng gần gấp đôi.
Nguồn: Arcane Research
Arcane Research cũng sử dụng dữ liệu từ 2 tháng đầu năm 2022 để tách volume thanh toán thành các danh mục khác nhau. Họ phát hiện ra rằng 48% volume thanh toán được giao dịch trực tiếp giữa các cá nhân (chuyển tiền và giao dịch ngang hàng). Tiền gửi/rút tiền từ các dịch vụ giao dịch chiếm 32% và mua hàng hóa, dịch vụ thông qua bộ phận xử lý thanh toán hoặc thẻ quà tặng chiếm 19%. 1% còn lại đến từ các loại thanh toán khác, chủ yếu là thanh toán vi mô và phần thưởng.
Điều thú vị là 1% này chiếm hơn 60% các giao dịch được gửi bởi Lightning Network. Hiện tượng này cho thấy các ứng dụng chơi game, phát trực tuyến và xã hội được xây dựng trên Lightning Network đang thu hút sự chú ý khi họ sử dụng các khoản thanh toán vi mô để gửi tin nhắn, truy cập nội dung hoặc hỗ trợ người sáng tạo như Sphinx hoặc Fountain.
Số lượng node và kênh thanh toán có thể được sử dụng để có được cái nhìn sâu sắc về sự phát triển chung của mạng. Tất nhiên, đây không phải là chỉ số hoàn hảo về việc áp dụng mạng, vì hầu hết người dùng mới hầu như không thiết lập các giải pháp tự lưu trữ để tận dụng Lightning Network.
Số lượng kênh thanh toán và Lightning node gần đây đã trải qua sự tăng trưởng theo cấp số nhân, tăng lần lượt 58% và 92% từ đầu năm đến nay.
Nhìn chung, hệ sinh thái Lighting Network đang phát triển mạnh. Lớp cơ sở kỹ thuật liên quan đến cơ sở hạ tầng node đã trưởng thành, hỗ trợ số lượng ví đã tăng lên, các dịch vụ tài chính và tích hợp bộ xử lý thanh toán tiếp tục phát triển và nhiều ứng dụng giải trí đang được xây dựng trên Lightning Network.
Ngoài ra, nhiều công ty đang xây dựng các công cụ và dịch vụ cần thiết cho Bitcoin và Lighting Networl để đạt được sự chấp nhận chính thống. Ví dụ: Voltage cung cấp dịch vụ lưu trữ cho các node Bitcoin và Lightning trên đám mây và mất khoảng 5 phút để thiết lập. Các công ty cơ sở hạ tầng như Voltage là cần thiết để đưa việc áp dụng lên một cấp độ mới.
Nguồn: Arcane Research
Lightning Network và tương lai của Bitcoin
Taro là một giao thức Taproot mới từ Lightning Labs nhằm mục đích mang stablecoin với vốn hóa thị trường hơn 186 tỷ USD và các tài sản khác đến Bitcoin và Lightning Network. Nếu thành công, Taro sẽ cho phép người dùng gửi stablecoin và các tài sản kỹ thuật số khác thông qua Lightning Network với chi phí gần như bằng không.
Điều này có khả năng mang lại nhiều người dùng hơn cho mạng, thúc đẩy volume giao dịch và thanh khoản nhiều hơn cho Bitcoin và tăng reward cho các nhà node operator.
Các Bitcoin miner nhận reward cho việc bảo mật mạng bằng phí giao dịch on-chain và phần thưởng khối. Vì Lightning Network được thiết kế để chuyển hầu hết hoạt động mạng của Bitcoin ra khỏi giao thức cơ bản, đã có cuộc tranh luận gay gắt về việc liệu mô hình bảo mật của Bitcoin có bền vững hay không khi phần thưởng khối bằng không.
CTO của Lightning Labs Olaoluwa Osuntokun tin rằng việc tăng hoạt động và áp dụng Lightning Network sẽ mang lại lợi ích cho Bitcoin bằng cách tăng nhu cầu về block space lớp cơ sở. Lightning Network sẽ làm điều này bằng cách tăng số lượng giao dịch on-chain từ các kênh cũng như từ các nhà khai thác giúp cân bằng. Điều này đảm bảo rằng các miner vẫn bền vững, nhưng một khi phần thưởng khối cạn kiệt trong thế kỷ tới, thời gian sẽ trả lời.
Tổng kết
Lightning Network đã mất nhiều năm để có được sự chấp nhận hàng loạt, nhưng gần đây nó đã bắt đầu đạt được sự chú ý khi nhiều bộ phận xử lý thanh toán, sàn giao dịch và các sản phẩm fintech đã bắt đầu áp dụng nó. Xu hướng áp dụng này có thể sẽ tiếp tục khi hệ sinh thái trưởng thành với nhiều cơ sở hạ tầng Lightning và doanh nghiệp dịch vụ giúp thiết lập các node và sử dụng mạng dễ dàng hơn.
Lightning Network vẫn đang trong giai đoạn đầu và chỉ có thời gian mới cho biết liệu các giải pháp mở rộng có hoạt động theo kế hoạch hay không khi hơn 100 triệu người dùng hàng ngày bắt đầu sử dụng chúng. Tuy nhiên, nếu Lightning Network có thể mở rộng quy mô và được chấp nhận một cách hiệu quả và nếu Taro thành công, Bitcoin có thể sớm thấy mình được định vị để áp dụng chính thống.
Theo Messari