Tin nóng ⇢

Đi sâu vào hiệu ứng mạng Web3: 5 mô hình tinh thần

Trong thập kỷ qua, hiệu ứng mạng đã thúc đẩy sự trỗi dậy và thống trị của nền tảng Web2, đồng thời khơi gợi trí tưởng tượng của các nhà xây dựng và nhà đầu tư. Giờ đây, trong khi một số người tin rằng hiệu ứng mạng sẽ bùng nổ vào thời đại Web3, số khác e ngại Web3 sẽ giết chết hiệu ứng mạng.

Trước vô vàn thông tin thổi phồng xoay quanh chủ đề Web3, để tìm lời giải đáp cho cuộc tranh luận này, ta cần định hình lại những mô hình tinh thần của hiệu ứng mạng. Hiểu biết của chúng ta về Web2 có lẽ sẽ không áp dụng được cho Web3. Để hiểu về hiệu ứng trong Web3, ta nên xem xét lại những nguyên tắc cơ bản và phân tích những thay đổi phát sinh trong quá trình chuyển dịch.

Bài viết này sẽ đi sâu vào năm mô hình tinh thần.

Hiệu ứng mạng trong Web2 và Web3: Bốn điểm khác biệt chính

Để hiểu các hiệu ứng mạng trong hệ sinh thái Web3, trước tiên chúng ta cần xác định sự khác biệt giữa hệ sinh thái Web2 và Web3, đồng thời nhận biết những điểm khác này ảnh hưởng như thế nào đến hiệu ứng.

Trước hết, trong hệ sinh thái Web2, cơ sở hạ tầng thị trường được tạo ra bởi các nhà cung cấp nền tảng. Mặt khác, đối với hệ sinh thái Web3, cơ sở hạ tầng thị trường được xây dựng bởi hệ sinh thái, thông qua cam kết tài nguyên (ví dụ: cam kết dung lượng lưu trữ) hoặc phát triển cơ sở hạ tầng. Do đó, việc tạo và mở rộng hiệu ứng mạng đặt ra những thách thức riêng đối với hệ sinh thái Web3, không chỉ đòi hỏi phối hợp các hoạt động thị trường (như nền tảng Web2) mà còn cả sự lớn mạnh của cơ sở hạ tầng.

Thứ hai, giá trị token chính là đòn bẩy để kích thích và nhân rộng hiệu ứng mạng. Hoạt động thị trường được quản lý thông qua token. Các nhà sản xuất được khuyến khích cung cấp nền tảng sớm để nhận token với giá trị tỷ lệ thuận với hoạt động thị trường. Tương tự như vậy, nhà phát triển chịu trách nhiệm xây dựng cơ sở hạ tầng để tạo ra thành phần cốt lõi. Token cung cấp cơ chế incentive mới không có trong hệ sinh thái Web2.

Thứ ba, tính di động của dữ liệu và danh tiếng, cùng với khả năng tương tác của công nghệ, làm cho khả năng kháng cự hiệu ứng mạng của Web 3 kém hơn. Ngay cả khi hệ sinh thái Web3 nhanh chóng thiết lập hiệu ứng mạng, chúng cũng không thể tận dụng giá trị từ dữ liệu người dùng một cách hiệu quả như Web2.

Cuối cùng, hệ sinh thái Web2 chủ yếu bao gồm những người chơi trên thị trường. Hệ sinh thái Web3 không chỉ tính đến những người chơi ở lớp thị trường mà còn cả những người ở lớp cơ sở hạ tầng, tài chính và quản trị. Thị trường Web2 như Etsy mở cửa cho người bán bên thứ ba, nhưng chủ yếu tạo cơ sở hạ tầng thị trường cốt lõi trong nhà và quản lý tập trung nguồn vốn và quản trị. Thay vào đó, giao thức kinh doanh Web3 yêu cầu:

  • Tổ chức tạo lập cơ sở hạ tầng thị trường xung quanh giao thức ở lớp cơ sở hạ tầng
  • Kiểm soát tính thanh khoản của token để thúc đẩy tài trợ và giá trị token (từ đó khuyến khích tất cả những người tham gia)
  • Ở lớp quản trị, mở rộng quản trị cho những người tham gia hệ sinh thái, ngoại trừ đội ngũ ban đầu

Hãy phân tích các điểm này trong khi thảo luận về các mô hình tinh thần khác nhau của hiệu ứng mạng Web3.

Mô hình tinh thần 1: Bản chất của giá trị

Mạng Web2 chủ yếu dựa vào hai nguồn giá trị: giá trị sản phẩm/ độc lập và giá trị mạng. Web3 sở hữu thêm một nhân tố mới: giá trị token. Đây là một đòn bẩy rất quan trọng khi lập kế hoạch cho hiệu ứng mạng Web3.

  • Giá trị độc lập: Giá trị tồn tại khi không có ai sử dụng nó trên một nền tảng và chỉ đến từ sản phẩm cơ bản, do đó còn được gọi là giá trị sản phẩm. Đây là giá trị có được khi người dùng trải nghiệm nền tảng riêng biệt với những người khác. Những người đầu tiên sử dụng nền tảng có thể được hưởng lợi từ giá trị độc lập này. Khi ngày càng có nhiều người dùng tham gia, giá trị độc lập của nền tảng sẽ không thay đổi, thường được thể hiện dưới dạng giá trị được cung cấp bởi công nghệ nền tảng.
  • Giá trị mạng: Giá trị được tạo ra trên nền tảng thông qua hoạt động của những người dùng khác. Khi một nền tảng bắt đầu mà không có người dùng, nó không có giá trị mạng. Người dùng đầu tiên truy cập vào nền tảng không được hưởng lợi từ giá trị của mạng. Tuy nhiên, khi những người dùng khác sử dụng nền tảng này thường xuyên hơn, giá trị mạng trên nền tảng sẽ tăng.

Trên nền tảng Web2, cộng đồng chủ yếu bao gồm người sử dụng nền tảng (nhà sản xuất và người tiêu dùng). Trên nền tảng Web3, giá trị mạng được đề cao hơn vì gần như toàn bộ quá trình tạo giá trị trong hệ sinh thái Web3 đều do cộng đồng người dùng thúc đẩy.

Có rất nhiều ví dụ minh họa cho khác biệt trên. Instagram khởi đầu là một ứng dụng độc lập với các filter đẹp mắt trước khi chính thức chuyển thành một mạng xã hội. Square có xuất phát điểm với chức năng biến điện thoại di động thành đầu đọc thẻ tín dụng. Sau đó, nó bắt đầu xây dựng mạng lưới bằng ứng dụng Square Cash và các thành phần khác của hệ sinh thái Square.

  • Giá trị token: Trên nền tảng Web3, giá trị được tạo trong token liên kết với giao thức gọi là giá trị token.

Các giao thức, cụ thể là giao thức blockchain, mang lại một tổ chức và cơ chế quản trị mới để tập hợp những người tham gia vào một hệ sinh thái. Không giống như nền tảng, giao thức không cung cấp cơ sở hạ tầng thị trường đầu cuối (end-to-end) và cũng không nội bộ hóa việc giám sát và xác minh giao dịch. Vì bản thân giao thức không cung cấp cơ sở hạ tầng thị trường hoặc nội bộ hóa quy định và xác minh giao dịch, chúng cung cấp động lực kinh tế cho những người tham gia hệ sinh để họ thực hiện dịch vụ này. Theo đó, token sẽ được trao thưởng mỗi khi một hành động được khuyến khích trong hệ sinh thái xảy ra. Khi giá trị của hoạt động thị trường trong hệ sinh thái tăng lên, giá trị của token gắn liền với việc sử dụng giao thức cũng vậy.

Những người được khuyến khích/ thưởng bằng token có thể hưởng lợi khi giá trị của token tăng theo thời gian. Do đó, giá trị token có thể coi như một đòn bẩy bổ sung để kích thích và khuếch đại hiệu ứng mạng.

Mô hình tinh thần 2: Quản lý hoạt động thị trường Vs. cơ sở hạ tầng thị trường

Một sự khác biệt khác trong mạng Web3 là định nghĩa cấu tạo mạng. Mạng Web2 chủ yếu bao gồm những người tham gia thị trường, cùng tạo và trao đổi giá trị – nhà sản xuất và người tiêu dùng. Trong khi các nhà phát triển có thể mở rộng nền tảng Web2, cơ sở hạ tầng thị trường cốt lõi được cung cấp bởi các chủ sở hữu nền tảng.

Trong Web3, cơ sở hạ tầng thị trường được tạo ra bởi những người tham gia. Tài nguyên (ví dụ: máy tính, lưu trữ, v.v.) được cam kết bởi người tham gia hệ sinh thái thay vì thiết lập tập trung. Các nhà phát triển xây dựng cơ sở hạ tầng thị trường xung quanh giao thức, giúp nhà sản xuất và người tiêu dùng tham gia vào thị trường.

Trong thế giới Web2, cơ sở hạ tầng và quản trị thị trường gắn kết với nhau bởi nền tảng.  Chẳng hạn, Amazon, Ebay, Upwork, Uber và các nền tảng thương mại tương tự gắn kết cơ sở hạ tầng và quản trị thị trường.

Trong thế giới Web3, cơ sở hạ tầng thị trường tách biệt khỏi quản trị thị trường. Trong khi các thành phần cốt lõi của quản trị thị trường được mã hóa thành lớp giao thức, thành phần của cơ sở hạ tầng thị trường được thiết lập từ một hệ sinh thái xung quanh giao thức.

Do cơ sở hạ tầng thị trường cần phải xây dựng bên ngoài nên quá trình này phải đồng bộ với việc quản lý quy mô hoạt động thị trường.

Để kiểm soát hiệu ứng mạng trên nền tảng Web2, người quản lý nền tảng cần cân đối phù hợp giữa cung và cầu. Ví dụ: nếu danh sách ban đầu của Airbnb đều ở Denver, nhưng người dùng tìm kiếm danh sách ở New York, thì họ sẽ không thu được kết quả. Trong khi hiệu ứng mạng Web2 yêu cầu quản lý tương tác giữa nhà sản xuất sản xuất và người tiêu dùng, kiểm soát hiệu ứng mạng Web3 đòi hỏi sự phối hợp giữa cơ sở hạ tầng thị trường và các hoạt động thị trường được hỗ trợ. Chẳng hạn, nếu người dùng trên nền tảng Web3 muốn có một loại giao diện tìm kiếm cụ thể, nền tảng cần khuyến khích sự đổi mới trong giao diện tìm kiếm để thu hút các nhà phát triển vào dự án cụ thể đó.

Tóm lại, quản lý hiệu ứng mạng Web3 không chỉ đòi hỏi phải khởi tạo và quản lý hoạt động thị trường mà còn phải theo dõi sát sao liệu quy mô của cơ sở hạ tầng có phù hợp hay không. Khi hệ sinh thái Web3 đạt đến sự cân bằng này, vòng phản hồi tích cực sẽ khuếch đại hơn nữa các hệ sinh thái này:

Mô hình tinh thần 3: Đối mặt với chuyển đổi, thiết lập phòng thủ

Một trong những khác biệt chính giữa Web2 và Web3 là Web3 có khả năng phòng thủ tương đối thấp trước các hiệu ứng mạng.

Khả năng phòng thủ của Web2 bắt nguồn từ bốn dạng giá trị được lưu trữ/ tích lũy: dữ liệu nền tảng thu được, nội dung cung cấp cho nền tảng, danh tiếng xây dựng trên nền tảng và ảnh hưởng tạo ra trên nền tảng.

  1. Nội dung sáng tạo: Người dùng đầu tư vào việc tạo danh mục nội dung sáng tạo làm cơ sở cho các tương tác của họ trên nền tảng.
  2. Danh tiếng: Xây dựng danh tiếng trên nền tảng đòi hỏi cung cấp liên tục các dịch vụ được đánh giá cao và đáp ứng một số tiêu chuẩn tối thiểu do nền tảng đặt ra. Do đó, một khi nhà cung cấp dịch vụ tạo dựng được danh tiếng trên một nền tảng, họ sẽ không muốn chuyển sang nền tảng của đối thủ cạnh tranh.
  3. Dữ liệu sử dụng: Người dùng càng sử dụng nhiều thông tin trên nền tảng, thuật toán càng thông minh hơn để đề xuất nội dung phù hợp cho người dùng.
  4. Ảnh hưởng: Khi số người theo dõi người dùng tăng, giá trị lưu trữ trong mạng và động lực duy trì tham gia tích cực cũng vậy.

Tất cả bốn dạng giá trị tích lũy, gắn liền với một nền tảng nhất định trong Web2, có thể dễ dàng chuyển nhượng trên các nền tảng Web3. Các thị trường mới có thể dễ dàng tổng hợp NFT có sẵn và đẫn dắt gười dùng theo hướng họ muốn. Người dùng có thể dễ dàng chuyển dữ liệu và hoạt động của họ sang nền tảng mới.

Mặc dù Web3 có tiềm năng châm ngòi một cuộc cải cách, khả năng một nền tảng duy nhất duy trì đổi mới và tiếp tục gia tăng giá trị đang bị lung lay.

Bất kỳ chiến lược nào để xây dựng hiệu ứng mạng trong Web3 đều cần phải tính đến trường hợp thiếu hụt giá trị tích lũy. Cắt giảm chi phí chuyển dịch cũng nên được cân nhắc. Web3 cần có một loạt yếu tố đế củng cố khả năng đối phó với hiệu ứng mạng.

Mô hình tinh thần 4: Nguồn lợi của việc quản lý

Hiệu ứng mạng phòng thủ của chi phí chuyển đổi cao cho phép nền tảng Web2 hưởng lợi nhờ tận dụng triệt để phí/ dữ liệu cũng như kiểm soát (thông qua nhử mồi và chuyển đổi (bait-and-switch), khóa lại (lock-in), phổ thông hóa (commoditization)). Với việc giảm chi phí chuyển đổi, hiệu ứng mạng sẽ có tác dụng ngược.

Việc khởi tạo và quản lý hiệu ứng mạng trong Web3 liên quan đến cải thiện chuyển đổi dễ dàng hơn. Không giống như Web2, cơ sở hạ tầng thị trường và tài nguyên trong Web3 được cung cấp bởi hệ sinh thái. Để cung cấp nguồn lực và năng lực đổi mới, người chơi trong hệ sinh thái cần đảm bảo rằng các khoản đầu tư của họ được trao thươngr một cách thích đáng và có thể chế thích hợp để bảo vệ những khoản lợi nhuận này khỏi quá trình phổ thông hóa và thay đổi chính sách.

Trong hệ sinh thái Web3, tính trừu tượng là chìa khóa để quản lý hiệu ứng mạng. Trong thế giới của các giao thức mã nguồn mở, việc khai thác quá nhiều sẽ dẫn đến fork và những người tham gia hệ sinh thái sẽ rời xa giao thức ban đầu. Các cơ chế phối hợp nâng cao trong Web3 cũng cho phép những người tham gia hệ sinh thái từ bỏ một giao thức và chuyển sang giao thức phân nhánh khác.

Mô hình tinh thần 5: Cơ quan quản lý vai trò và rủi ro

Chi phí chuyển đổi cao cũng cho phép các nền tảng Web2 thu hút và chuyển đổi, đổi mới chính sách và tước quyền tham gia hệ sinh thái.

Ở Web3, với chi phí chuyển dịch thấp hơn, cơ quan quản lý vai trò sẽ là chìa khóa để quản lý và duy trì các hiệu ứng mạng.

Cơ quan là chìa khóa để quản lý các hiệu ứng mạng. Họ sẽ cần xây dựng và phân phối token quản trị để chia quyền quản lý, kiểm soát và quản trị nền tảng ngoài đội ngũ sáng lập.

Khi giao thức thành công hơn, các token quản trị liên quan có thể tăng giá, tiếp tục kích thích hiệu ứng mạng. Những người đóng góp quan trọng nắm giữ token không chỉ được hưởng lợi từ phần thưởng mà còn có khả năng định hình trong tương lai, phát triển lộ trình và tổ chức phân bổ nguồn lực tương ứng.

Có thể bạn quan tâm

Mục lục