Baidu, công ty có trụ sở tại Bắc Kinh, hoạt động trong lĩnh vực Internet khi cung cấp công cụ tìm kiếm với hơn 700 triệu trang web tại Trung Quốc và mệnh danh là “Google Trung Quốc”.
Dự án NFT đầu tiên của Baidu mang tên DuDu, do DuDuLab, công ty con của Baidu sáng tạo. DuDu đã được bán trên OpenSea từ hôm 15/11, với thông kê ấn tượng ngày đầu giao dịch.
Đây là bước ngoặt khi Baidu trở thành công ty Internet đầu tiên của Trung Quốc phát hành và mở bán NFT trên thị trường thứ cấp, bởi vì luật tiền điện tử ở Trung Quốc rất khắt khe, không nhiều doanh nghiệp có thể tiếp cận thị trường màu mỡ này.
Baidu đã sớm tham gia nghiên cứu về blockchain từ năm 2017, khi mọi thứ vẫn còn sơ khai. Tuy vậy, Baidu không phải là công ty tiếp cận sớm đối với thị trường NFT, họ mới bắt đầu phát hành NFT và rút kinh nghiệm từ thất bại của những người đi trước.
Baidu liên tục ra mắt ba nền tảng thu thập kỹ thuật số dựa trên blockchain “Baidu Super Chain”, nhưng không nền tảng nào trong số đó có thể tạo được ấn tượng với người dùng.
- Tháng 1/2022: Baidu ra mắt nền tảng thu thập kỹ thuật số đầu tiên trong ứng dụng Baidu
- Tháng 6/2022: Ví “Baidu Super Chain” đổi tên thành Interstellar Pocket, với một ứng dụng độc lập. Tuy nhiên ví trên đã ngừng hoạt động
- Tháng 9/2022: Baidu Netdisk ra mắt nền tảng bộ sưu tập kỹ thuật số Chaoyun, được tích hợp trong ứng dụng Baidu Netdisk.
Các dự án kỹ thuật số của Baidu dần chuyển từ án cho người Trung Quốc sang nước ngoài. Ở Trung Quốc, các nhà phát hành NFT nắm quyền chủ động, các chợ giao dịch không có thương nhân, số lượng cập nhật mới mỗi tuần đều do nền tảng tự quyết định.
Baidu không tham gia vào việc tạo ra các tác phẩm kỹ thuật số và mảng kinh doanh chính là bán hàng. Khi vươn ra nước ngoài, Baidu trở thành bên sáng tạo, trả lại vai trò “nền tảng” cho các chợ như OpenSea, X2Y2, Magic Eden.
Dự án DuDu NFT do DuDuLab sáng tạo và Baidu hậu thuẫn phía sau. Hiện tại nhóm triển có hơn 30 thành viên, chủ yếu là những người gốc tiền điện tử. Đây là lần thứ hai Baidu tham gia vào bán NFT ngoài Trung Quốc. Trước đó, Simeji, một phương thức nhập liệu ở nước ngoài thuộc Bộ phận Quốc tế hóa của Baidu và nhà phát triển trò chơi Nhật Bản ITI đã cùng nhau tung ra một NFT có tên là CryptoSimeji.
Không giống như CryptoSimeji NFT, kế hoạch thiết kế, phát triển và vận hành DuDu NFT do chính Baidu lên ý tưởng và thực hiện.
Giấc mơ trở thành “Web3 Disney” không chỉ có ở Baidu
Vào tháng 6 năm nay, Cao Yuxin, đại diện thương hiệu của Baidu, nói về Web3 tại sự iện Open Day: Con người kỹ thuật số là hình đại diện ảo tham gia vào các tương tác của Web3 và NFT là cốt lõi hỗ trợ các yếu tố hệ thống kinh tế mới, metaverse là một không gian Web3 mở và cơ sở hạ tầng trong ba thế giới ảo tương ứng trong thế giới thực.
Meepo, một thành viên cốt lõi của DuDu NFT, cho biết dự án tiếp thị tự nhiên, tăng tương tác với người dùng, tạo cộng đồng thông qua Discord. Theo trang web chính thức, DuDuLab tạo nên cuốn tiểu thuyết cho trải nghiệm cuộc sống, tích hợp văn hóa của các chủng tộc, quốc gia và tầng lớp khác nhau trên thế giới. Nó mô tả năm giai đoạn mà DuDu, người ở dưới đáy xã hội, trải qua sau cái chết của người thân: gấu nổi loạn, gấu kỹ sư, gấu cô đơn, gấu thám hiểm, Tiến sĩ Xiong và cuối cùng dần dần biến thành một Dudu tiếp nhận và chiến đấu.
Lợi ích khi nắm giữ DuDu NFT bao gồm airdrop NFT thế hệ thứ hai, các sản phẩm văn hóa và sáng tạo xung quanh các tổ chức chính thức của DuDu, các bữa tiệc ngoại tuyến dành cho chủ sở hữu DuDu toàn cầu, trải nghiệm miễn phí trên nền tảng AI của Baidu, tài nguyên hợp tác thương hiệu và nhiều hơn nữa.
Yuga Labs từng thể hiện tham vọng trở thành “Web3 Disney”, thông qua các bộ sưu tập NFT blue-chip, các trò chơi blockchain và xa hơn là metaverse. Họ đang làm rất tốt mảng NFT, khi chiếm hơn 20% thị phần NFT, một phần nhờ sự chống lưng của quỹ đầu tư Andreessen Horowitz (a16z).
Để DuDuLab lớn mạnh như Yuga Labs bây giờ cần một chặng đường dài, dựa trên cơ sở Baidu hỗ trợ tài chính, chúng ta cần chờ đợi chiến lược phát triển của DuDuLab.