Bất chấp triển vọng trong ngắn hạn có phần ảm đạm, những thành công ban đầu của DeFi đã cho thấy rõ phần mềm máy tính sẽ thay thế các yếu tố thể chế tài chính truyền thống trong điều tiết các luồng thanh khoản tương tự như đang hiện hữu trên thế giới.
Những điểm chính
Cuộc cách mạng vô hình của DeFi sẽ được đặc trưng bởi một số sự chuyển dịch công nghiệp vĩ mô, bao gồm: chi phí hoạt động được xã hội hóa, các dịch vụ tài chính nhúng và tính thanh khoản của thị trường có độ sâu.
Bản chất phi tập trung của tiền điện tử sẽ cho phép người dùng kiểm tra quyền hạn của nhà nước, trong khi đó, khả năng xác minh theo thời gian thực cung cấp cho DeFi công cụ cần thiết trước những vấn đề tuân thủ theo cơ quan quản lý quốc gia nước sở tại.
Tiền điện tử đã trải qua một mùa giá tăng đi vào lịch sử trong 24 tháng qua. Khúc dạo đầu và hồi chuông kết thúc của giai đoạn thăng hoa này đều được đánh dấu bởi lời hứa về viễn cảnh một nền kinh tế DeFi toàn cầu mà tại đó bất kỳ ai có thể kết nối internet đều truy cập được. Giữa hai mốc thời gian này, DeFi đã dành được sự đón nhận lớn của thị trường và xây dựng được tệp người dùng ổn định, song song đó, những chú ý cũng đã chuyển dần sang làn sóng NFT, Web3 và các trò chơi play-to-earn. Bất chấp các giai đoạn hết sức biến động, nguồn cung stablecoin chứng kiến từng đợt tăng trưởng cùng với chỉ số TVL/vốn hóa thị trường. So với phương pháp đo lường TVL tiêu chuẩn như thông thường, tỷ lệ này có sự điều chỉnh theo giá và vai trò như một đại diện tốt hơn để đánh giá phần giá trị được giữ trong DeFi.
Nguồn: Messari
Thể chế ngân hàng gần đây chạy trên stablecoin UST của Terra đã "buông tay" DeFi, phó thác cho cộng đồng khi lượng giá trị 28 tỷ đô la đã bốc hơi khỏi mạng này trong vài ngày. Chỉ mới hai năm sau khi thế giới phát hiện ra các building block có thể lập trình được, DeFi giờ đây nhận thấy bản thân nó đang rơi vào bờ vực của sự vỡ mộng. Hy vọng về một stablecoin quy mô lớn, phi tập trung đã tạm thời bị dập tắt. Các giải pháp mở rộng quy mô và khả năng tương tác vẫn đang trong giai đoạn phát triển ban đầu và không thể hỗ trợ cơ sở người dùng toàn cầu của tiền mã hóa. Cũng tồn tại khả năng các quốc gia "diều hâu" ưa thích vũ lực sẽ sớm triển khai những quy định.
Mặc dù triển vọng trong ngắn hạn là ảm đạm, sẽ rất sai lầm nếu nói những hứa hẹn của DeFi sẽ không bao giờ thành hiện thực. Bản chất "kháng thương" kiếm lợi từ những hỗn loạn của tiền mã hóa đã cho phép nó phát triển mạnh mẽ hơn sau mỗi đợt điều chỉnh lớn, tuy ngắn ngủi nhưng đầy đáng nhớ. DeFi cũng sẽ không có bất kỳ khác biệt nào – Internet đã được định sẵn cho sự tồn tại của một xương sống tài chính phi tập trung nhằm phù hợp với các kênh truyền thông phân tán của nó.
Hiểu về cái gọi là “Cuộc cách mạng vô hình”
Đã gần một thập kỷ kể từ khi Marc Andreessen tuyên bố rằng phần mềm máy tính đang rất ăn khách trên toàn thế giới. Trong bài luận năm 2013 của mình, Andreessen nói rằng “quá nhiều cuộc tranh luận vẫn xoay quanh chủ đề định giá tài chính, trái ngược với giá trị nội tại cơ sở của những công ty mới tốt nhất ở Thung lũng Silicon”. Phần mềm máy tính đã âm thầm chuyển đổi hầu hết mọi ngành nghề, nhưng nhìn chung tiềm năng đủ đầy của nó đã từng rất khó để dành lấy sự công nhận và đánh giá cao từ công chúng.
Sự điên cuồng của fintech trong những năm 2000 và 2010 đã bao trùm lấy hệ thống tài chính như hiện tại với số hóa và đưa ra những cải tiến đầy hào nhoáng về giao diện người dùng để thu hút hàng loạt các quỹ đầu tư mạo hiểm. Ngân hàng trực tuyến và thanh toán di động trở nên phổ biến trong khi các quy trình KYC tự động dần dần được đưa vào các hệ thống trao đổi giá trị được cấp phép. Tuy nhiên, 30 năm sau, cuộc cách mạng của phần mềm máy tính, sau cuối của ngành tài chính, vẫn là một hệ thống chậm chạp và cồng kềnh, đặc trưng bởi thời gian giải quyết kéo dài nhiều ngày, khoảng dừng hoạt động vào cuối tuần, phí trung gian đắt đỏ và mức độ can thiệp quá cao của con người. Những người kế nhiệm cho thành công đó lại tiếp tục giả vờ như thể cuộc sống của người tiêu dùng ngày một tốt hơn về mặt vật chất nhờ vào nỗ lực “chuyển đổi kỹ thuật số” của họ, điều này không thể nào khác hơn là một vỏ bọc nhằm kéo dài quá trình sử dụng các công nghệ đã lỗi thời của họ.
DeFi, thuật ngữ toàn diện cho việc phân bổ nguồn vốn và trao đổi giá trị trên các mạng lưới kỹ thuật số phi tập trung, bảo mật bằng mật mã, và là "viên đạn bạc" với giải pháp giản đơn trước những nan giải đầy phức tạp, sẽ giải phóng sự gián đoạn đã kéo dài từ lâu của phần mềm máy tính đối với hệ thống tài chính của thế giới. Quá trình "rút ruột" phần cơ sở hạ tầng bị mục nát này sẽ tương tự như thay thế động cơ của ô tô – những tác động sẽ không thể nhìn thấy bằng mắt thường từ bên ngoài, vì thế cũng không dễ để nhận được sự đánh giá cao từ thế giới, cho đến khi quá trình chuyển đổi thật sự hoàn tất. Để hiểu điều gì sắp xảy ra, hãy cùng khám phá những bước chuyển mình sẽ đặc trưng cho "Cuộc cách mạng vô hình của DeFi".
Chi phí hoạt động xã hội
Nguồn: Grayscale
McKinsey ước tính rằng các trung gian tài chính tích lũy được $5,5 nghìn tỷ đô doanh thu hằng năm (2019). Từ góc độ nền kinh tế, tài khoản doanh thu từ các tổ chức này chính là "chi phí hoạt động" trị giá 5,5 nghìn tỷ đô la. Thay vì tập trung những chi phí này vào lĩnh vực dịch vụ tài chính chuyên dụng như hiện tại, các blockchain không cần cấp phép (blockchain mở) sẽ xã hội hóa phần tiền dùng để phục vụ cho việc tạo và duy trì thị trường tài chính này đến ví của người sử dụng mạng lưới.
*Chi phí xã hội (Social cost) là các khoản chi phí, tổn thất mà xã hội phải gánh chịu do hoạt động của các doanh nghiệp hay cá nhân gây ra. Một doanh nghiệp hay cá nhân thực hiện hoạt động nào đó không nhất thiết phải chịu mọi chi phí phát sinh từ nó. Những chi phí mà họ phải chịu được gọi là chi phí tư nhân. Chi phí xã hội bằng tổng của chi phí tư nhân và chi phí ngoại hiện.
Các hợp đồng thông minh tự trị được xem là tính năng "sát thủ" của DeFi sẽ không chỉ giúp tái phân phối lại những chi phí này mà còn giảm thiểu sự hiện diện của chúng theo cấp số nhân cho các cá nhân và doanh nghiệp. Các giao thức như Uniswap và Yearn đã chứng minh rằng nhờ một chút khéo léo của con người, các động lực tài chính phức tạp có thể được chuyển hóa thành quy trình tự động và đơn giản hơn, tất nhiên là cùng với một phần nhỏ chi phí lao động cần thiết để cấp nguồn cho các hệ thống đương nhiệm. Cũng tương tự ngành công nghiệp sản xuất được phát hiện từ cuộc Cách mạng Công nghiệp, con người không thể cạnh tranh với máy móc (hoặc mã code) về lâu về dài.
Điều này không có nghĩa là thế giới vật chất sẽ di dời phần cơ sở hạ tầng và mô hình kinh doanh của nó sang kiểu hệ thống không cần cấp phép của tiền mã hóa trong một sớm một chiều. Tuy nhiên, khi chi phí cố định của việc thực hiện các hợp đồng thông minh (gồm tái thiết kế phần CNTT, nguồn vốn con người và thời gian) kết hợp với các biến phí liên tục (gồm các khoản lệ phí, duy trì hoạt động của hợp đồng và tuân thủ quy định) lớn hơn cả chi phí vận hành cho những hệ thống CNTT riêng lẻ cập nhật liên tục, các công ty sẽ chậm lại quá trình chuyển đổi để áp dụng nền tảng công nghệ phi tập trung trên loại chuỗi mà họ lựa chọn.
Dịch vụ Tài chính Nhúng và Tài chính D2C
Matt Harris từ quỹ Bain Capital mô tả fintech như sự chuyển giao về nền tảng lần thứ tư của internet. Cụ thể, ông lập luận rằng các dịch vụ tài chính không còn là hoạt động độc lập nữa mà là các dịch vụ được nhúng trong các mô hình kinh doanh mà chính chúng hỗ trợ. Các tính năng như có thể kết hợp được hay mã nguồn mở của DeFi là những mảnh ghép cuối cùng cho phép sự dịch chuyển tài chính nhúng đến với quy mô toàn cầu. Các công ty Fintech sẽ không còn chỉ chuyên về việc kết nối cơ sở hạ tầng riêng lẻ nữa – họ sẽ tạo ra các bản mẫu có thể tái sử dụng cho các doanh nghiệp để kết nối với nền kinh tế bản địa từ internet.
*Tài chính nhúng, hay Embedded finance, đề cập đến các startups “phi tài chính” (non-fintech startups) tạo được giá trị mới bằng cách đưa ra những sản phẩm tài chính trên nền tảng hiện tại của họ. Về cơ bản, đây là những startups đang nắm bắt xu hướng mà các công ty non-fintech đang xây dựng dịch vụ tài chính.
Sự dịch chuyển sang một thế giới tài chính nhúng cũng sẽ làm thay đổi mối quan hệ giữa các doanh nghiệp và khách hàng của họ. Giống như cách Internet đã mang lại cho mọi công ty một kênh giao tiếp trực tiếp với khách hàng của mình, DeFi sẽ cho phép các công ty thiết lập các mối quan hệ tài chính direct-to-customer (D2C) tương tự trên quy mô lớn. Thanh toán tích hợp, bảo hiểm, vay và cho vay sẽ trở thành các tính năng đáng được mong đợi trong nền kinh tế phi tập trung. NFT sẽ cấp phép cho các biên lai hay chứng từ được on-chain và đóng vai trò là thông tin xác thực cho các hoạt động như giảm giá hay bán chéo. Khi người dùng xây dựng các sự kiện lịch sử on-chain như thế này, họ sẽ tạo nền tảng cần thiết cho các giao thức biểu đồ xã hội mở (open social graph) mà có thể được sử dụng cho mạng lưới tín dụng và cho vay dưới thế chấp. Với chi phí chuyển đổi gần như bằng không, sự hiểu biết thấu đáo và tích cực cải thiện “bản đồ hành trình khách hàng” sẽ phân biệt đâu là người thắng và đâu là người thua.
Ma trận DeFi
Số lượng tài sản on-chain sẽ tiếp tục tăng theo cấp số nhân trong những năm tới. NFT được định vị để mang lại sự “tài chính hóa mọi thứ kỹ thuật số”, các quốc gia có khả năng cũng sẽ phát hành CBDC trong thập kỷ này và những nhà sáng tạo Web 3 thì bắt đầu thấu hiểu sức mạnh của các token xã hội.
Được khởi xướng bởi Balaji Srinivasan, cụm từ "DeFi Maxtrix", hay Ma trận DeFi, đề cập đến việc xây dựng một bảng dữ liệu bao gồm các giao dịch theo cặp mà tồn tại trên tất cả các tài sản tiền mã hóa. Diễn giải rõ hơn ý của Srinivasan, hàng tỷ tài sản sẽ giao dịch với nhau mỗi giây tỏng mỗi ngày, song song đó cung cấp các lượng thanh khoản khác nhau trên nhiều loại sổ lệnh và AMM. Mỗi ô tương ứng trong ma trận đại diện cho các thị trường khác nhau mà cặp tài sản có sẵn.
Nguồn: Messari
Toàn bộ các thị trường tài chính có thể được rút gọn thành các ma trận con trong ma trận DeFi tổng thể. Thị trường chứng khoán quốc gia có thể bao gồm các cổ phiếu được mã hóa mà giao dịch chống/ngược lại với các CBDC do chính phủ bảo trợ. Thị trường ngoại hối sẽ phát triển để trở thành CBDC so với chính CBDC, trong khi thị trường fiat/crypto sẽ tiếp tục là các tài sản thuần tiền điện tử (BTC, ETH, v.v.) so với CBDC hoặc stablecoin.
Tựa sách "The Sovereign Individual" dự đoán rằng một hệ thống dựa trên thị trường luôn cập nhật như vậy sẽ đổi mới cái gọi là thương mại về với nguồn gốc trao đổi bản chất của nó. Tính thanh khoản cho các tài sản khác nhau sẽ tồn tại dọc theo một phổ phân bố và sẽ cung cấp hiểu biết trong thời gian thực về sự ổn định giá của một tài sản cụ thể so với các tài sản khác. Ngoài ra, nó sẽ cho phép phân bổ vốn hiệu quả ở quy mô nhỏ hơn nhiều so với hệ thống hiện tại. Nếu viễn cảnh ấy xảy ra, chúng ta có thể không cần phải giải quyết vấn đề liên quan đến stablecoin phi tập trung bởi các chiến lược phòng ngừa rủi ro phức tạp có thể được sinh ra trên các thị trường gần như vô tận của ma trận. Như cuộc khủng hoảng UST gần đây đã cho chúng ta thấy, chính tính thanh khoản chứ không phải sự ổn định mới là điều quan trọng về mặt hệ thống đối với một nền kinh tế trong thời kỳ khó khăn.
Quyền riêng tư của Zero-Knowledge
Các doanh nghiệp sẽ không bị thuyết phục để tin hoàn toàn vào việc áp dụng sổ cái công khai (public ledger) mà không có sự cân nhắc về quyền riêng tư. Công nghệ Zero-knowledge (ZK) sẽ là tính năng đột phá cho phép các công ty tận dụng sổ cái công khai trong khi vẫn bảo toàn chi tiết dữ liệu và các thông tin có phần nhạy cảm. Trong khi các rollup ZK nói chung và các mạng hợp đồng thông minh dựa trên ZK là tâm điểm của sự phát triển ZK, song song với đó, tiến trình phát triển đang được thực hiện để kết nối các phần phụ trợ doanh nghiệp hiện hữu trực tiếp với các chuỗi đã được thiết lập như Ethereum. Vào tháng 7 năm 2021, EY đã đóng góp mã code của mình cho Nightfall 3 ra cộng đồng. Bằng cách sử dụng kết hợp các loại bằng chứng ZK và optimistic rollup được xây dựng trên Polygon, Nightfall có thể hỗ trợ cho các logic nghiệp vụ có phần phức tạp trong khi vẫn bảo toàn tính riêng tư trong các chi tiết của giao dịch. Sự phát triển công nghệ ZK vẫn đang trong giai đoạn đầu, nhưng cùng với những tiến bộ trong khả năng mở rộng hợp đồng thông minh, mã hóa và thị trường tự động, nó sẽ sớm trở thành một yếu tố quan trọng mà hợp nhất nền kinh tế vật lý và kỹ thuật số của chúng ta thành một.
Quan hệ pháp lý
Ai cũng biết rằng các quy định của quốc gia nước sở tại đang dần len lỏi vào "vùng đất" đầy rẫy hiểm nguy, gần như hoàn toàn nằm ngoài quyền kiểm soát về luật pháp của tiền điện tử. Trong khi thời gian và chi tiết chính xác của các quy định vẫn còn mơ hồ, tuy vậy chúng ta cũng đã thấy qua những lời nhắc về "miếng bánh" rộng lớn hơn của DeFi sẽ bị chia thành các phần thị trường thuộc danh sách chịu sự quản lý và mảnh thị trường chợ đen không được cấp phép. Aave Arc, ra mắt vào đầu năm nay, tập trung cung cấp một pool được cấp phép gồm các người dùng đã thông qua bước xác minh phù hợp với các khuôn khổ về KYC và AML hiện có. Sẽ không có gì ngạc nhiên để chứng kiến việc những phiên bản được cấp phép như thế này lại kết hợp vào các giao thức hàng đầu trên các hệ sinh thái Layer 1 khác nhau khi thị trường dần trưởng thành hơn.
Điều này sẽ không khiến việc sử dụng DeFi chưa được cấp phép đang hiện hành biến mất khỏi thị trường. Trong một thế giới hậu COVID, chúng ta biết các cá nhân có quyền bày tỏ sự không tán thành bằng cách rời đi. Người dùng và các doanh nghiệp là như nhau về khả năng tìm kiếm quyền tự do tài phán nếu chính phủ của họ hạn chế quyền truy cập của họ vào các công cụ tài chính này khi chúng ngày càng trở nên quan trọng trong những năm tới. "Permissionless DeFi" (DeFi không được cấp phép) giống như một loại virus, và các chính phủ trên khắp thế giới đã cho thấy họ không có khả năng làm chậm sự lây lan của cả thông tin và dịch bệnh virus này. Chính các cá nhân sẽ cất lên tiếng nói cuối cùng về việc liệu họ chọn giao dịch trong các thị trường được phép hay không được phép.
Để giữ cho thế giới không rơi vào tình trạng vô chính phủ, cần phải có một số thỏa hiệp giữa sự giám sát có quy định với thị trường hoàn toàn tự do. May mắn thay, bản chất của tính mở và có thể xác minh của tiền điện tử sẽ cung cấp cho các cá nhân và doanh nghiệp những công cụ mà tạo điều kiện thuận lợi cho các cuộc đàm phán này. Các cuộc kiểm tra và đánh giá rủi ro trong DeFi sẽ được thực hiện tại thời gian thực trong khi bằng chứng ZK sẽ cho phép các doanh nghiệp chứng minh sự tuân thủ của mình mà không cần công bố thông tin nhằm dành lấy lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Lời khích lệ
Khi thị trường tiền điện tử chuẩn bị cho một đợt ngủ đông kéo dài khác, cộng đồng của chúng ta phải nhớ đến một tương lai về lâu về dài mà chúng ta đang cất công xây dựng. Những dự đoán được giải thích ở trên có thể sẽ mất một hoặc hai thập kỷ nữa mới hoàn toàn thành hiện thực. Cũng sẽ có nhiều va chạm dữ dội trên đoạn đường khi cuộc Cách mạng Vô hình này diễn ra. Tuy nhiên, cũng như thành Rome không được xây dựng trong ngày một ngày hai, và DeFi sẽ cũng như vậy. Bỏ cuộc khi đột nhiên có những trở ngại cảm thấy không thể vượt qua sẽ là trái ngược với sứ mệnh của Satoshi và mục đích trong toàn ngành của chúng ta. Chào mừng đến với cuộc Cách mạng Vô hình.
Biên tập: Sesor Nguyễn, TheCoinDesk