Các chuyên gia thuế tiền điện tử Úc, Koinly cho rằng: “Play-to-earn hiện đang rất phức tạp vì không có những quy định về thuế.”
Các bậc cha mẹ cần phải theo dõi con em trong quá trình chơi game, người đứng đầu công ty phần mềm thuế Koinly, ông Adam Saville-Brown cho biết thu nhập khổng lồ từ những trò chơi Play-to-Earn (P2E) phải chịu mức thuế tương tự giao dịch và đầu tư tiền điện tử. Hầu hết các trò chơi sử dụng token và vật phẩm có giá trị quy đổi trong thế giới thực.
Mọi người lo lắng khi con cái chơi trò chơi bạo lực như GTA. Tuy nhiên, giờ đây phụ huynh còn cần phải nhận biết được một số tựa game P2E.
Ông Brown có cậu con trai 9 tuổi và khá lo lắng khi đứa con dành nhiều thời gian trong ngày cho hoạt động giải trí trên Youtube và Tiktok. Đến khi blockchain game thực sự phổ biến thì những đứa trẻ chắc chắn sẽ tiếp cận.
Liệu game AAA có phải là lối thoát cho P2E?
Vào tháng 5, ông Brown đã có cuộc chia sẻ về thuế tiền điện tử. Tuy nhiên đây mới chỉ là ý kiến cá nhân vẫn chưa được sự thông qua của cơ quan Chính phủ.
Trong khi đó, thuế thu nhập từ các trò chơi P2E ở Úc rất phức tạp. Trưởng phòng thuế Koinly, ông Danny Talwar giải thích:
Nếu người chơi P2E kiếm được thu nhập. Họ sẽ phải trích một phần thu nhập cá nhân để đóng thuế.
Chính vì vậy, những người chơi P2E có thể được xem là các nhà đầu tư và cả nhà giao dịch. Theo Cơ quan Thuế vụ Úc, các nhà đầu tư phải chịu thuế khi bán tài sản của mình, tương tự với các hoạt động giao dịch khác. Bất kỳ khoản lợi nhuận nào cũng sẽ được xem xét là thu nhập. Ông Talwar nói thêm rằng nếu người chơi có ý định tạo lợi nhuận từ P2E, thì họ bắt buộc phải đóng thuế.
Tương tự ở Mỹ, công ty Luật Artav tuyên bố các khoản thuế rất phức tạp vì không phải nguồn thu nào từ P2E cũng giống nhau. Chúng có thể bắt nguồn từ NFT hoặc token. Tuy nhiên, dù là ở dưới dạng nào thì cũng bị đánh thuế như tài sản vô hình và phải chịu mức thuế phù hợp. Đồng thời, Sở Thuế vụ Hoa Kỳ (IRS) cũng đã có đồng quan điểm về điều này kể từ năm 2014.