NFT thường là trung tâm của các trò gian lận và rug pull, điều này trở thành chủ đề được khá nhiều người quan tâm. Nó được cho rằng không thân thiện với môi trường và không đáng để phải trả cái giá cắt cổ. Tuy nhiên, hiện nay đã có một tiện ích tiết kiệm hơn bằng việc tùy chọn thanh toán tiền bản quyền.
Tiền bản quyền là lý do tại sao các tổ chức từ thiệu như UNICEF đã chọn bán NFT vào năm ngoái và các nghệ sĩ sáng tạo nổi tiếng cũng tham gia vào web3. Cách hoạt động của NFT không giống như một nghệ sĩ bán một bức chân dung thực trong phòng trưng bày và chỉ kiếm được tiền từ một lần bán chính, với NFT, các nghệ sĩ có thể có thể kiếm được doanh thu vĩnh viễn từ việc cắt giảm mỗi lần bán tài sản trong tương lai chỉ đơn giản bằng cách tạo ra một NFT.
Nhưng một trong những đặc quyền chính của NFT đang bị đe họa khi sàn giao dịch Sudoswap cho ra mắt một công cụ tạo thị trường tự động (SudoAMM) đặt tiền bản quyền của nghệ sĩ bằng 0%. Vào tháng 7, Sudoswap đã loại bỏ tất cả tiền bản quyền để giảm phí xuống chỉ còn 0,5% cho mỗi giao dịch, khiến nhiều người sáng tạo NFT khó chịu.
Các nghệ sĩ đang chủ động thực hiện một vài biện pháp để bảo vệ tiền bản quyền của họ. QQL , một dự án NFT được sáng lập bởi Fidenza và Tyler Hobbs, đã chặn X2Y2 (một thị trường NFT cho phép người mua trốn tiền bản quyền). Những người sáng tạo đã cùng nhau làm điều này nhằm đưa ra tuyên bố và bảo vệ các tài khoản có tiền bản quyền thứ cấp có lợi cho các nghệ sĩ.
Arya Ghoner, một người sáng tạo web3 có biệt danh là Kingfo đã nói rằng:” Các nghệ sĩ lo ngại rằng thu nhập định kỳ hằng tháng khó có thể xác định được nếu như loại bỏ tiền bản quyền thị trường. Các dự án tốt có khả năng sẽ bị biến thành các nhà đầu tư mới với các khoản thu thứ cấp để có thể tiếp tục huy động được tiền cho công ty hoặc lộ trình của họ.”
Việc xóa hoặc giảm tiền bản quyền sẽ đi ngược lại các nguyên tắc tiến bộ được web3 cung cấp, nghệ sĩ NFT tên là Damien Roach nêu ý kiến rằng:“Chúng ta cần tiếp tục tập trung vào việc tìm kiếm những cách thức mới, công bằng hơn và bền vững hơn, thay vì cứ chỉ tái tạo lại những cấu trúc cũ vừa lỗi thời vừa thất bại. Chối bỏ sự thật này sẽ là một sai lầm lớn cho chúng ta.”
Tiểu chuẩn token Ethereum EIP-2891 đang cố gắng ràng buộc tiền bản quyền với các giao dịch on-chain. Tuy nhiên, một thủ thuật có tên gọi là NFT wrap đã phá vỡ đi nguyên tắc này để phân cấp tiền bản quyền NFT và cho thị trường quyết định giá của nó.
NFT wrap
Các thị trường tập trung NFT như OpenSea là một trong những nền tảng chỉ đạo chuyển giao NFT. OpenSea giải thích rằng giao dịch là xác thực và tạo điều kiện thuận lợi cho việc bán, lấy ETH từ ví của người mua và đưa cho người bán. OpenSea sau đó sẽ giữ lại tỷ lệ phần trăm đã đặt, tổng cộng khoảng 10% từ mỗi lần bán hàng và sau đó phân phối tiền lại cho người sáng tạo ban đầu như một khoản thanh toán tiền bản quyền.
Việc triển khai tiền bản quyền của OpenSea bị phân cấp bởi Giao thức cải tiến Ethereum (EIP) 2981, nó quy định rằng khi các điều kiện bán hàng được đáp ứng và chuyển giao NFT, một phần giao dịch bán hàng phải được chuyển đến tay người sáng tạo. Phần đó và địa chỉ ví của người tạo ban đầu cũng được ghi vào mã hợp đồng thông minh.
Tuy nhiên, các NFT wrap có thể sẽ tuân theo các nguyên tắc khác với dự định ban đầu. Nhà phát triển blockchain Marissa Hudson giải thích rằng một wrap hoạt động giống như một chiếc hộp che đậy bất cứ thứ gì được chứa bên trong nó và được hợp đồng thông minh quét qua nó trước khi quyết định chấp nhận hay từ chối chuyển nhượng.
Giả sử một NFT được mint theo ERC-721. Đây là token Ethereum tiêu chuẩn để tạo ra các NFT. Nó khẳng định cho chủ sở hữu của NFT là họ có NFT đó và tùy quyền xử lý nó theo cách họ muốn. Nói cách khác, chủ sở hữu và người dùng bị ràng buộc theo ERC-721.
Nhưng một tiêu chuẩn token mới được gọi là ERC-4907 đã phá vỡ ràng buộc giữa chủ sở hữu và người dùng, cho phép các NFT có thể cho thuê. Một hộp ERC-4907 được wrap xung quanh ERC-721 NFT. Khi token được wrap đó đi qua hợp đồng thông minh tương thích ERC-4907, token sẽ có thể thuê được dù ban đầu nó không thể như vậy.
Theo dự tính, token ERC-2981 chuyển qua hợp đồng thông minh ERC-2981 sẽ gửi một phần doanh thu cho nghệ sĩ ban đầu được chỉ định. Nhưng nếu có người có thể wrap token ERC-2981 bằng hộp ERC-721 và giao dịch nó thông qua hợp đồng thông minh ERC-721. Sau đó, hợp đồng thông minh ERC-721 sẽ xác nhận giao dịch đó và nó sẽ được thực hiện mà không có tiền bản quyền nào được gửi cả.
Đó là lý do tại sao ERC-2981 có khả năng duy trì tiền bản quyền on-chain chỉ khi tất cả các bên đều đồng ý sử dụng tiêu chuẩn token đó với hợp đồng thông minh phù hợp. Nói cách khác, về cơ bản thì ERC-2981 còn được gọi là “Có qua có lại mới toại lòng nhau.”
Vấn đề với tiền bản quyền on-chain
Có một cách để ngăn chặn việc wrap NFT làm mất tiền bản quyền, nhưng nguy cơ gây ra nhiều vấn đề hơn là giải quyết.
Tiểu chuẩn Token ERC-721 mà hầu hết các NFT tuân thủ có một số chức năng, một trong số chúng là “Sự chuyển giao”. Đó là cách mà các nhà giao dịch sử dụng mỗi khi NFT di chuyển giữa các địa chỉ. Đó cũng là thứ cho phép NFT được bán trên thị trường, cho dù thị trường đó có tiền bản quyền như OpenSea hay không tiền bản quyền như SudoAMM.
“Lý do bạn không thể thực thi tiền bản quyền vì miễn là bạn cho phép chủ sở hữu NFT gửi NFT đến một địa chỉ khác, thì không thể ngăn thị trường sử dụng chức năng đó để thực hiện giao dịch,” một nhà phát triển blockchain tên là Nicholas cho biết.
Anh ấy nói thêm rằng bạn có thể chặn hành vi gian lận này nếu bạn giới hạn NFT chỉ được phép di chuyển khi một giao dịch mua bán xảy ra, chứ không phải chuyển nó giữa các ví. Tuy nhiên, “điều đó sẽ không thực sự giải quyết được vấn đề vì tôi chỉ có thể bán nó cho bạn với giá như một lượng ETH tối thiểu để vượt qua cơ chế trên đó, và sau đó thực hiện một giao dịch ETH lớn hơn bên ngoài thị trường”.
Hudson nói rằng việc phân biệt giữa bán hàng và chuyển nhượng rất khó khăn. Việc chuyển tiền xảy ra vì nhiều lý do, chẳng hạn như người dùng hoán đổi một token giữa nhiều ví của họ. Việc vô hiệu hóa “Sự chuyển giao” sẽ ngăn không cho NFT di chuyển giữa các ví.
Sự mong lung của tiền bản quyền NFT
Mặc dù có khả năng gây hại cho các nghệ sĩ nhưng nhiều thị trường NFT có thể vẫn sẽ chuyển sang mô hình tiền bản quyền 0% để giảm chi phí. Khi dự án NFT DeGods trên Solana bị loại bỏ tiền bản quyền của, người sáng lập của nó đặt cược rằng sẽ có nhiều thị trường làm theo. Năm ngày sau, thị trường NFT hàng đầu của Solana Magic Eden quyết định tùy chọn thanh toán tiền bản quyền vào ngày 15/10/2022.
Ghoner nói:“ Trong một thị trường vốn đã kém thanh khoản, điều này chỉ khiến gây ra cuộc chiến tranh giữa các thị trường miễn phí tiền bản quyền và thị trường tiền bản quyền, cả hai đều tìm cách vắt kiệt tính thanh khoản các JPEG của họ.”
Trong khi ngày càng có nhiều thị trường trốn tránh tiền bản quyền, một số lại đang đứng ra ủng hộ các nghệ sĩ. Một trong những nền tảng ủng hộ có tên là Daata, nền tảng này ủy quyền cho các tác phẩm kỹ thuật số gốc từ những người sáng tạo mới nổi. Các hợp đồng thông minh của Daata trả cho các nghệ sĩ 15% tiền bản quyền khi bán lại, cao hơn mức giới hạn 10% tiền bản quyền của OpenSea.
“Chúng tôi thấy rằng nhiều thị trường thứ cấp đang ‘opt-in’ vào tiền bản quyền. Một số tôn trọng EIP-2981, một số tôn trọng cơ quan đăng ký bản quyền, và một số nền tảng như OpenSea thì không. Quan điểm của Daata luôn luôn là nghệ sĩ phải nhận được tiền bản quyền, và ích kỷ nếu các chợ phiên né tránh việc trả tiền bản quyền khi đó là một trong những lợi ích chính của công nghệ NFT đối với nghệ sĩ. Daata chưa có thị trường thứ cấp, nhưng, nếu có thì chúng tôi sẽ yêu cầu người mua trả tiền bản quyền cho nghệ sĩ ”, CTO Josh Hardy của Daata cho biết.