Tin nóng ⇢

Tại sao các chuỗi công khai không phải EVM lại sử dụng EVM?

Ethereum đã sống sót qua làn sóng "Ethereum killers" đầu tiên tiếp theo là sự phổ biến của các chuỗi với mức phí thấp như (Polygon, BSC, Fantom) chạy trên máy ảo Ethereum (EVM).

Và sau khi ra mắt, những Ethereum killers này với sự thành công hạn chế đang tích hợp EVM và đang chạy đua để bước vào thế giới Multi-chain.

Cụ thể Polkadot đã thêm Moonbeam, Near ra mắt Aurora, Evmos sẽ phát sóng trực tiếp trên Cosmos và Neon trên Solana.

Khi những chuỗi này giới thiệu lần đầu (không tương thích EVM) họ tuyên bố có thiết kế vượt trội với các tính năng như hỗ trợ các ngôn ngữ lập trình và tốc độ. Khi các chuỗi này bắt đầu hỗ trợ EVM họ dường như không quan tâm nhiều về những lợi thế về công nghệ của họ và nhận thức rõ hơn về sự cần thiết phải hỗ trợ Ethereum. Các chuỗi này đang dựa trên tầm nhìn ban đầu của họ để xây dựng một nền tảng công nghệ gắn vào Ethereum.

Trong bài viết này chúng ta sẽ xem xét các kiến trúc khác nhau và cách các tiêu chuẩn mới nổi xung quanh EVM trên các blockchain sẽ tạo ra nhiều khả năng kết hợp hơn. Ngoài ra chúng ta có thể thấy hệ sinh thái theo chuỗi kết quả trở thành nơi sinh sản nhiểu sản phẩm để thử nghiệm tính thực dụng.

Giai đoạn xây dựng

Hãy nghĩ EVM như một máy tính tính toán đầu ra các hoạt động của hợp đồng thông minh với các đầu vào cụ thể. Một bản sao của EVM chạy trên mỗi node và nó không nằm ở một nơi. EVM còn được gọi là "runtime" hoặc "environment".

Ngoài "runtime" còn có một số công cụ quan trọng được xây dựng xung quanh EVM, được biểu hiện bằng ô màu đỏ bên dưới.

EVM chấp nhận các chương trình được viết bằng ngôn ngữ Solidity và để làm cho ngôn ngữ mạnh mẽ hơn một số "thư viện" đã được tạo ra. Các công cụ dành cho nhà phát triển như Truffle hoặc Hardhat giúp việc viết và thử nghiệm các hợp đồng thông minh dễ dàng hơn. Ngoài ra, vì chúng ta đang nói về môi trường mạng các ví bên ngoài kết nối với EVM thông qua các thư viện API (ví dụ: Web3.js).

Etherscan là một trong số những công cụ quen thuộc với người dùng, là một công cụ khám phá blockchain mạnh mẽ. Nó biết cách xem hàng nghìn giao dịch và trình bày chúng theo cách mà con người có thể đọc được. Ngoài ra, còn có ví MetaMask kết nối người dùng với EVM bằng cách phát sóng các lệnh của họ qua mạng.

Hàng trăm nhà phát triển có tay nghề cao dành hàng nghìn giờ để xây dựng các công cụ và cơ sở hạ tầng này. Trong một số trường hợp thời gian cần thiết để tạo ra một dApp hoàn thiện nhiều gấp 100 lần thời gian làm ra một Dapp kém chất lượng. Đây là lý do tại sao các công cụ và cơ sở hạ tầng được xây dựng bởi các blockchain stack độc quyền đang di chuyển rất chậm theo tiêu chuẩn của nghành.

Ngoài công nghệ vượt trội hệ sinh thái EVM còn có một thị trường khổng lồ của các nhà phát triển blockchain và các dự án mã nguồn mở. Các dự án này có thể được sao chép nhanh chóng và không yêu cầu viết lại mã tốn thời gian.

So sánh mô hình

Chuỗi stack độc quyền sử dụng một cách tiếp cận khác trong việc tích hợp EVM.

Solana và Near sử dụng một chuỗi duy nhất vì vậy trong những trường hợp này EVM sẽ chạy cùng với "máy tính hợp đồng thông minh" chính của blockchain. Điều này cũng có thể được nhìn thấy trong thiết kế Aurora EVM của Near.

Điều quan trọng cần lưu ý là Aurora không phải là một chuỗi mà là một môi trường EVM trên Near (mặc dù nó có trình khám phá khối riêng). Đây là lý do tại sao cây cầu Near-Aurora không phải là cầu nối giữa các chuỗi mà là cầu nối giữa runtimes. Thiết kế kỹ thuật này ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh: Aurora không có validators và token của nó không thể bảo mật mạng trong khi Evmos hoặc Moonbeam có token gốc.

EVM + cơ chế đồng thuận Near Proof-of-Stake và sharding tính khả dụng dữ liệu làm cho kiến trúc tổng thể tương tự như tầm nhìn ETH 2.0. Điểm mạnh của Neon là tốc độ của Solana: Neon EVM tuyên bố xử lý 4.500 giao dịch mỗi giây và hỗ trợ thời gian xác nhận dưới 1 giây. Nhìn chung thử nghiệm này với việc kết hợp EVMs với các loại kiến trúc khác nhau đã thúc đẩy sự đổi mới trong ngành. Ethereum hiện bây giờ quá lớn để có thể linh hoạt thay đổi, vì vậy sự xuất hiện của thị trường EVM tạo ra một cơ hội để di chuyển nhanh chóng và phá vỡ mọi thứ mà không có chi phí và rủi ro của mạng chính Ethereum.

Polkadot và Cosmos hỗ trợ Moonbeam và Evmos là những blockchain với thiết kế Multichain. Thay vì thêm EVM bên cạnh máy chính họ đã tạo ra subchain dành riêng cho nó. Điều này có nghĩa là nếu cần khả năng mở rộng, nhiều phiên bản EVM hơn có thể được khởi chạy dưới dạng các subchain mới trên Cosmos / Polkadot (và các sharding trên Near) mở đường cho khả năng mở rộng. Mô hình của Solana dường như thiếu khả năng mở rộng này.

Có những khác biệt nhỏ khác trong thiết kế giữa các tích hợp EVM. Aurora sử dụng ETH để trả phí giao dịch điều này (có thể gián tiếp) giúp họ nhận được sự hỗ trợ từ hệ sinh thái Ethereum. Evmos sẽ thưởng cho các nhà phát triển dựa trên hoạt động của dApps của họ, chia sẻ một phần phí giữa các nhà phát triển và nhà khai thác mạng thông qua mô hình chia sẻ doanh thu phí được tích hợp sẵn.

Tương lai của Blockchain EVM

Từ quan điểm của chuỗi gốc việc sử dụng EVM có nhiều ưu điểm và nhược điểm khác nhau. Các vấn đề chính mà họ cần xem xét như sau.

Ưu điểm

Các EVM này cũng kết nối các token của blockchain gốc với hệ sinh thái EVM rộng lớn hơn. Ví dụ token DOT của Polkadot được kết nối với Moonriver thông qua một cross-chain bridge sau đó được  mở rộng thêm thông qua các EVM cross-chain bridges có sẵn như Synapse, Allbridge,..
Hãy xem hình ảnh bên dưới việc làm nổi bật việc khai thác DOT trên Moonriver dựa trên EVM. Nói chung việc xây dựng các cầu EVM-EVM dễ dàng hơn so với EVM- các cầu đồng thuận khác.

Môi trường EVM có thể là điểm vào cho các tài sản từ chuỗi EVM đến các chuỗi gốc này. Người dùng sẽ chọn cây cầu thuận tiện và an toàn nhất cho họ. Sơ đồ dưới đây cho thấy một ví dụ về Cosmos Hub và Evmos tương tác với chuỗi EVM.

Môi trường EVM có thể là một phiên bản demo của blockchain gốc cho người dùng mới. Bằng cách sử dụng các công cụ quen thuộc họ sẽ tìm hiểu về các hệ sinh thái, công nghệ, các native project và tài sản mới. 

Cũng giống như sau khi người mua lần đầu tiên quen với trải nghiệm xe Prius, Toyota lúc đấy mới bắt đầu quan tâm đến xe điện của mình.

Nhược điểm

Mô hình này tiếp tục củng cố sức mạnh của Ethereum nên nhu cầu sử dụng các công cụ Ethereum của các nhà phát triển tăng lên, các khoản phí trên Ethereum hiện đang rất cao để thực hiện các việc cải thiện.

Những "Ethereum killer" ban đầu tạo sự khác biệt bằng việc viết các ngôn ngữ lập trình phổ biến và các thiết kế độc đáo khác hình thành nên tính đặc thù của mỗi chuỗi. Hướng đi mới tích hợp EVM này đã khiến họ không giữ vững được quan điểm trước đó mà họ hướng tới. Thiếu sự khác biệt trong hàng hóa blockchain cho người dùng và nhà phát triển.

Việc bổ sung EVM cũng mang lại mối đe dọa "ăn thịt đồng loại". Nếu cùng một ứng dụng có thể được sử dụng cả EVM và việc triển khai blockchain cơ bản thì ứng dụng sau phải cung cấp cho người dùng một lợi thế gì hơn so với trải nghiệm quen thuộc.

Nói chung có lẽ lợi thế lớn nhất của chuỗi gốc trong việc thêm khả năng tương thích EVM là một hệ thống mới cho người dùng và tài sản. Nhưng có một nhược điểm là nếu tất cả các chuỗi đều cung cấp cùng một trải nghiệm người dùng thì giá trị thương hiệu mà họ thu được sẽ nhỏ hơn.

Tiêu chuẩn EVM

Sự xuất hiện của thị trường EVM đã tạo cơ hội cho các kiến trúc sư giao thức thúc đẩy những đổi mới như sharding (những thứ mà Ethereum cung cấp chậm) hoặc các chuỗi ứng dụng cụ thể.

Một tiêu chuẩn được chấp nhận rộng rãi có thể sẽ dẫn đến khả năng kết hợp nhiều hơn, điều này sẽ  thúc đẩy hiệu ứng mạng trong DeFi. Sự tăng trưởng nhanh chóng của các blockchain độc lập vào năm 2021 là nhanh nhưng với khả năng kết nối lớn hơn có thể thúc đẩy tăng trưởng nhanh hơn nữa trong những năm tới nhờ vào các tiêu chuẩn chung được hổ trợ EVM.

Hiện tại chưa chắc chắn rằng nó có tốt cho ngành hay không nhưng thực tế là gần như mọi nhà phát triển lớn đang tích hợp EVM cho thấy rằng stack là thứ bắt buộc phải có ngày nay và nếu không có khả năng tương thích EVM thì sẽ rất khó để cạnh tranh.

Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Là một nền tảng thông tin blockchain, thông tin được cung cấp trên trang web này không đại diện cho bất kỳ đề xuất đầu tư nào.

 

Có thể bạn quan tâm

Mục lục