Tin nóng ⇢

Rủi ro khi đào Bitcoin là gì? Làm sao để hạn chế rủi ro?

Tính đến thời điểm này, có lẽ không ít người trong số chúng ta đã trang bị được kha khá kiến thức về cơ chế cơ bản của tiền mã hóa cùng những nguyên lý của hệ thống *“proof of work” .

Giả sử bạn đã hiểu hết những điều căn bản trên, bạn sẽ biết rằng độ an toàn của toàn bộ giao thức Bitcoin phụ thuộc vào sức chịu của mạng lưới. Do đó, bạn sẽ có cơ hội kiếm lời nếu bạn có khả năng thêm giá trị vào mạng lưới và mọi công sức bạn bỏ ra sẽ được đền đáp. Đây chính là nguyên lý của cách đào Bitcoin và bạn sẽ thu lại cả vốn lẫn lời nếu bạn đủ thông minh.

Mức độ rủi ro thấp với *Cloud Mining

Phương thức đào coin vẫn được nâng cấp từng chút một kể từ khi Bitcoin ra đời vào năm 2009. Trước đây, bạn từng có thể sử dụng bất cứ PC nào để đào tiền mật mã. Thuật toán được thiết kế tương ứng với độ khó và nhiệm vụ cần phải hoàn thành để thời gian trung bình của mỗi khối đảm bảo khoảng thời gian 10 phút.

Quyết định quan trọng nhất mà bạn phải đưa ra là liệu bạn có nên sử dụng các thiết bị đào cloud mining hay tự sắm thiết bị của riêng mình. Mỗi phương pháp đều có độ rủi ro khác nhau do cấu trúc rủi ro không giống nhau.

Với Cloud mining, bạn có thể thuê phần cứng từ công ty hoặc chỉ cần mua một phần hash power của họ. Số lượng công ty trong lĩnh vực này khá nhiều do đó bạn nên hết sức cân nhắc khi đầu tư. Cryptocompare có hẳn một danh sách các công ty khác nhau cho bạn tham khảo.

Nhưng nhiều tiềm năng hơn khi tự đào

Khi bạn đưa ra quyết định đi theo hướng tự đào coin, bạn đang chịu rủi ro lớn hơn do bạn đang đầu tư trả trước. Chi phí đáng kể có liên quan là bạn phải mua một số phần cứng chuyên dụng. Điều đáng cân nhắc hàng đầu là bạn có quyền sử dụng điện giá rẻ không, bởi nếu không thì bạn đang tự đặt mình vào tình thế khó xử.

Khi bạn chọn phần cứng, thì điều quan trọng là loại phần cứng, sau đó là chọn mỏ đào và nhà cung cấp phần mềm. Tốt hơn hết là nên nghiên cứu dần dần chứ không nên xao nhãng hay bỏ bê vấn đề này.

Xác định kế hoạch

Dù hướng đi của bạn là gì, bạn sẽ vẫn phải đưa ra một số quyết định có ảnh hưởng lớn đến độ trơn tru của công việc. Trước tiên, bạn phải chọn mỏ đào, có nghĩa là bạn cần phải thích ứng với khối lượng rủi ro mà bạn sẵn sàng đối đầu. Đào coin đem lại khá nhiều lợi nhuận, nhưng cũng có thể sẽ chưa đem lại kết quả gì trong vài tháng đầu. Đào coin theo nhóm sẽ tăng khả năng kiếm lời của bạn lên một chút.

Có những mining pool được thiết lập để cho phép chuyển đổi từ đào một loại coin này sang một loại coin khác, tùy thuộc đồng coin nào đang sinh lời nhiều nhất, nhưng trong bài viết này hãy lấy Bitcoin làm ví dụ. Sẽ luôn có một điểm mà tại đó người ta có thể quan sát liệu họ đã trả tiền trước khi block được xác minh hay chưa bởi điều này có thể đem lại cho mỏ đào kha khá lợi nhuận.

Phương thức thanh toán là yếu tố mật thiết nhất khi đánh giá các mỏ đào vì chúng sẽ xác định rủi ro và hoàn trả lại các khoản thanh toán cho bạn. Có khoảng 10 phương thức và các biến thể, nhưng phổ biến nhất là PropPPS, và PPLNS.

Prop (hoặc khai thác theo tỉ lệ): số tiền bạn được trả tương ứng với số lượng cổ phiếu hợp lệ bạn đóng góp vào mỏ đào khi một block được tìm ra. Về cơ bản, bạn sẽ được trả một khoản tiền chính xác dựa trên “công việc” bạn đã hoàn thành. Đây là món hời của các miner, nhưng mang rủi ro cho nhà điều hành mỏ đào do sự tồn tại của cổ phiếu xấu.

PPS (hoặc Pay Per Share) tiền thưởng cho mỗi miner tương ứng với số cổ phần được gửi. Các miner đều được biết về số cổ phần được thưởng và phải chịu rủi ro trên mỗi cổ phiếu trước khi phần thưởng được đưa ra. Như vậy, các khoản phí này thường có mức phí cao nhất.

Cuối cùng, PPLNS (hoặc Pay Per Last N Shares) hoạt động như Prop pool, nhưng thay vì chỉ thưởng cho các miners block cuối cùng, phần thưởng còn dựa trên sự đóng góp lâu dài.

Bạn cũng nên đặt niềm tin vào ví tiền mã hóa mà mình gửi vào. Điều cuối cùng là bạn nên để lại một khoảng trống trong bất kỳ khoản thu nhập nào. Đây là điều được nhấn mạnh thường xuyên, nhưng bạn không nên bỏ qua nó chỉ vì những điều bạn làm trong quá khứ từng đem lại lợi nhuận cho khoản đầu tư của bạn.

Kiểm soát rủi ro

Không bao giờ được quên một sự thật hiển nhiên là không có gì chắc chắn trong đầu tư, đặc biệt là với Bitcoin. Những biến động về giá của phần cứng, cũng như sự gia tăng liên tục về sức mạnh tính toán, đã biến Bitcoin trở thành một phần của cuộc chạy đua vũ trang.

Nếu bạn thấy mình cảm thấy quá liều lĩnh khi đầu tư quá nhiều vào Bitcoin, có thể bạn mua trực tiếp Bitcoin. Bằng cách này, ít nhất bạn có được sự đảm bảo.

Proof of work – PoW, là thuật toán đồng thuận ban đầu của mạng lưới Blockchain

Cloud mining: là công nghệ đào Bitcoin mà bạn phải kí một hợp đồng với một công ty đào Bitcoin, họ sẽ lo tất cả các chi tiết vụn vặt, những gì bạn phải làm là mua hash power mà họ cung cấp bằng tiền mặt.

Nguồn: Tapchibitcoin.io

Có thể bạn quan tâm

Mục lục