Tin nóng ⇢

Phân tích triết lý 'kiếm tiền' của game mã hóa: P2E có phải là rào cản của chain game?

Rất nhiều nhà sáng lập game đã không thực sự hoàn thành được giấc mơ nguyên bản của họ. Trong những năm qua, người chơi đã tiêu tốn số tiền họ vất vả kiếm được mà không nhận lại được gì. Sự xuất hiện của tiền điện tử đã thay đổi tình thế này, mọi người chơi đều có cơ hội kiếm NFTtoken có giá trị thực tế trong khi chơi game. Đồng thời, game cũng có thể hưởng lợi từ điều này và đạt được thành công.

Điều không may là, crypto không phải bảo bối vạn năng và mang lại lợi ích cho tất cả mọi người. Do đó, đã đến lúc suy ngẫm lại triết lý "kiếm tiền" trong những game tiền điện tử có tuổi đời ngắn hạn. Để hiểu sâu hơn, ta sẽ tạm chia các game tiền điện tử làm hai loại là "kiếm tiền trước" và "chơi trước". Bài viết này sẽ giải đáp câu hỏi liệu có nên thay đổi mô hình kinh doanh sang "kiếm tiền trước" hay không và làm thế nào để xây dựng tương lai cho những game ưu tiên yếu tố chơi trước. 

'Chơi trước, kiếm sau' đang khiến chúng ta lạc lối

Play and Earn (chơi và kiếm tiền) mô tả một trạng thái lý tưởng: trước tiên người chơi có ấn tượng tốt về game, sau đó nhận phần thưởng game. Trên thực tế, những game này, giống như loại hình tiền nhiệm Play-to-Earn, đều mang mục đích kiếm tiền, song đằng sau những incentive kinh tế ngắn ngủi của nó lại không có nhiều người chơi thực sự. Trước hết, vấn đề đầu tiên là từ "kiếm tiền" không phù hợp để quảng bá game. Tuy nhiên, "X-to-Earn" lại là khẩu hiệu được ưa chuộng bởi hầu hết các game bây giờ. Và quan trọng hơn, “kiếm tiền” mang đậm màu sắc lợi ích, và việc tuyên truyền với những từ ngữ như vậy sẽ chỉ thu hút những người chỉ muốn thu lợi thay vì các game thủ thực thụ.

Một khi người chơi xác định được cơ chế của game là “chơi trước, kiếm sau”, họ đương nhiên sẽ có những kỳ vọng không thực tế, gây áp lực bán đè nặng lên native token. Điều mà các nhà kinh tế học về game thực sự nên làm là kiểm tra lại khả năng tồn tại của các game "chơi trước" thay vì dành nhiều thời gian suy nghĩ về việc tối ưu hóa nguồn vốn, tăng thuế và đối phó với áp lực bán hàng. Vì vậy, thay vì quảng bá khái niệm "chơi trước rồi mới kiếm tiền", các nhà phát triển game cần làm rõ nội dung cụ thể của họ, tránh để cho người chơi rơi vào những kỳ vọng không thực tế, đồng thời, nó cũng có thể tăng cường sự ổn định của nền kinh tế game và phát triển thương hiệu. 

Bất kể bao nhiêu tiền được đổ vào thông qua token hoặc NFT, nếu game đã trả tiền cho phần lớn người chơi, nền kinh tế sẽ nhanh chóng mất cân bằng. Dù là loại hình game truyền thống hay crypto, bạn đều cần quản lý số dư tài chính của mình. Những nhà sáng tạo game, bị cuốn vào những cụm từ như "do người chơi sở hữu", đã và đang trả quá nhiều tiền cho người dùng ban đầu để xây dựng một cộng đồng trò chơi trung thành. Hầu hết những người chơi ban đầu này là những nhà đầu cơ hoặc săn airdrop và chỉ đầu tư cho khoản thu nhập đó. Nếu sau này họ không thể kiếm thêm tiền, họ sẽ rời khỏi hệ sinh thái, đó là lý do tại sao nhiều game P2E chỉ tồn tại trong thời gian ngắn.  Kết quả là, game không chỉ tiêu tốn quá nhiều tiền cho những người chơi như vậy, mà còn vô tình đẩy những người yêu thích game ra xa. Ngoài ra, nếu thu nhập kỳ vọng của người chơi cao hơn khoản đầu tư của họ, thì phần đầu tư đó không phải là tài sản mà là khoản nợ phải trả cho game. Nếu điều này tiếp diễn, các nhà phát triển game sẽ tiếp tục thua lỗ và nhu cầu của các nhà đầu tư token/ NFT cũng không còn được đáp ứng.

'Chơi trước' hay 'Kiếm tiền' trước"?

Khi tạo ra game, những người sáng lập phải luôn lưu ý đến sự khác biệt giữa viễn cảnh họ vẽ ra lúc bắt đầu và thành quả họ có được. Đôi lúc, đội ngũ sáng lập nghĩ rằng họ đã xây dựng một game "chơi trước", nhưng trên thực tế lại thiết lập tất cả các chiến lược tiếp thị giống như game "kiếm tiền trước". Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể đánh giá đặc tính thực qua tỷ lệ các tweet do tài khoản game đăng tải xem liệu có nhiều nội dung liên quan đến chính game hay nhiều nội dung liên quan đến crypto hay không. Các nhà phát triển game thường rơi vào một sai lầm như thế này: họ nghĩ rằng họ có thể tạo ra game "kiếm tiền trước", sau đó chuyển đổi thành một game "chơi trước". Tuy điều này có vẻ hấp dẫn, trên thực tế, không có người chơi nào hài lòng với mô hình này. Những blockchain muốn phân quyền sau khi chúng được tạo, thường không có hiệu quả

Tình huống tương tự cũng xảy ra với các game Free-to-Earn (chơi miễn phí), được xây dựng để xử lý các giao dịch vi mô hoặc thuần mục đích giải trí. Ví dụ: "Fortnite" lúc đầu là một game hoàn toàn miễn phí và dần bổ sung cơ chế kiếm tiền sau khi trở nên phổ biến; "Farmville" được tạo ra với mục đích đầu tiên là tính năng kiếm tiền, sau đó mới đến "chơi" .

Nếu game muốn thành công trong một khoảng thời gian ngắn hơn, họ có thể phát triển một game đặt "lợi nhuận lên trên hết" ngay từ đầu. Tuy nhiên, nếu các nhà phát triển muốn xây dựng một game "chơi trước", họ sẽ cố gắng xoa dịu sự chán ghét của cộng đồng đối với game crypto, hoặc cố gắng hoàn thiện game để thu hút cộng đồng tham gia. Về lâu dài, việc có được những người dùng hoạt động hàng ngày với phần thưởng quá nhiều không phải là điều tốt đối với các game"chơi trước".

Tương lai của game 'kiếm tiền trước'

Để thành công trong game "kiếm tiền trước", "tạo doanh thu" phải được ưu tiên hàng đầu, bởi vì người chơi tìm được niềm vui thông qua quá trình kiếm tiền. Trong suốt lịch sử, mọi người luôn tận hưởng quá trình kiếm tiền, và thu nhập trực tiếp luôn khơi dậy niềm đam mê của chúng ta, ngay cả khi đôi lúc có những khoản lỗ nhỏ.

Trong thời gian tới, chúng ta cũng có thể thấy nhiều dự án kiếm tiền bắt chước StepN. Mặc dù đúng là những game này không tồn tại được lâu, nhưng kiểu hình Ponzi vẫn tồn tại và thu hút sự chú ý của mọi người. Lý do là những loại game nói trên thường khá linh hoạt và thú vị, tất nhiên là trước khi bạn bắt đầu mất tiền. Ngoài ra, mỗi game có tuổi đời riêng và một số găm có tuổi đời ngắn hơn nhiều so với game khác.

Miễn là có đủ khả năng thanh toán, game P2E có thể được duy trì. Kinh phí trong game có thể đến từ:

  • Người chơi sẵn sàng đầu tư vào phần thưởng
  • Các nhà tài trợ muốn đăng cai tổ chức cuộc thi
  • Tiền tip hoặc đặt cược của khán giả 
  • Những người dùng khác phải trả thuế

Cả hai game poker và game cạnh tranh đều cung cấp phương hướng tư duy cho các game "kiếm tiền trước". Nói cách khác, công ty game có thể thiết lập các game và tổ chức các giải đấu, người chơi có thể kiếm tiền bằng cách thắng các trò chơi, huấn luyện viên có thể được trả tiền dạy học, kỹ thuật viên có thể kiếm tiền bằng cách chế tạo thiết bị, và các nhà đầu cơ có thể theo dõi và đặt cược vào game. Nền kinh tế này ổn định hơn vì nó tạo ra một con đường trao đổi giá trị trực quan giữa người chơi, nhà tài trợ và người xem. Trong mô hình này, mọi người có thể thực hiện các hoạt động khác nhau dựa trên thu nhập và xây dựng nền kinh tế tương ứng.

Phương hướng tài chính hoá đã phát triển. Phần này sẽ chia sẻ một số khuôn khổ cấp cao có khả năng hỗ trợ thiết kế nền kinh tế game tốt hơn.

Game truyền thống Vs Game kiếm tiền

Trước hết, việc ra mắt token sẽ khiến game có thuộc tính kinh tế. game truyền thống mô phỏng các kịch bản game trong cuộc sống của chúng ta, nhưng thiết lập ranh giới về kinh tế. Sự ra đời của token hoặc NFT sẽ phá vỡ ranh giới này và kết nối game với nền kinh tế thực. 

Trong năm qua, hai thể loại game đã cố gắng hòa hợp với nhau, nhưng không đạt được kết quả khả quan. Ví dụ, Axie bề ngoài là một game chiến lược theo lượt dễ thương, nhưng sau khi tích hợp NFT và token, người chơi chỉ quan tâm đến nền kinh tế của game. Axie cuối cùng đã trở thành một game đặt "kiếm tiền" lên làm ưu tiên hàng đầu với cơ chế kinh tế kiểu kim tự tháp. Mỗi người chơi tham gia cần trả trước phí NFT, hy vọng sẽ bán được SLP và Axie sau này để có kiếm lời. Khi yếu tố kinh tế được lồng ghép quá chặt chẽ với game, nó sẽ làm lu mờ sự thú vị của trò chơi và biến thành động lực chính thúc đẩy người dùng tham gia.

Vì vậy, đối với các nhà phát triển, họ nên xem xét chức năng giải trí của game tách biệt với chức năng kinh tế khi thiết kế game trong tương lai.

Game thẻ bài Pokémon là một ví dụ điển hình, nơi người chơi vừa giao dịch thẻ bài vừa kiếm tiền trong game. Tương tự như vậy, các vận động viên có thể kiếm tiền bằng cách tham gia các sự kiện thể thao, nhưng không ảnh hưởng đến bản thân môn thể thao đó. Nếu một người chơi quyết định vị trí di chuyển và cách đánh bóng dựa trên các khoản thu nhập khác nhau của mỗi hành động thì sẽ có ảnh hưởng. Người chơi nên tập trung vào bản thân môn thể thao, chứ không phải các yếu tố bên ngoài như tiền bạc.

Một nền kinh tế thực sự phục vụ chính game

Chơi một và tham gia một game không giống nhau và về lâu dài Sự đổi mới trong các game crypto không thực sự nhằm thưởng cho người chơi, mà là thưởng cho những người mang lại giá trị cho game và người chơi. Theo nhiều cách, những người tạo game đóng vai trò như ngân hàng trung ương và kho bạc, vì họ đặt lịch trả thưởng giống như cách mà ngân hàng trung ương quản lý việc phân phối thuế. Do đó, một khi native token của game bị thổi phồng quá mức, người chơi sẽ không có bất kỳ lợi thế nào. Với suy nghĩ này, các nhà phát triển game chỉ nên thưởng cho những người tham gia có thể trực tiếp hoặc gián tiếp mang lại lợi nhuận kinh tế và tăng GDP cho hệ sinh thái của họ. Hiện tại, hầu hết các nền kinh tế game đều dành 30-60% tổng nguồn cung cấp token để thưởng cho mọi loại người chơi trong hệ sinh thái (xem hình ảnh bên trái). Tuy nhiên, một môi trường kinh tế năng động sẽ tạo cho mọi người quyền trao đổi hàng hóa và dịch vụ với nhau (xem biểu đồ bên phải).

Thay vì sử dụng kho tiền để huy động nền kinh tế game, các nhà phát triển game nên tạo ra một hệ sinh thái cung cấp cho những người tham gia game một nền tảng để tạo và trao đổi giá trị. Bằng cách này, token có thể trở thành một phương tiện giao dịch thực sự. Ví dụ: nếu game mong đợi các nhà thiết kế xây dựng nhiều thế giới game khác nhau, hệ thống nên thưởng cho họ một phần lợi ích trong tương lai. Tương tự, game không nên áp dụng mô hình kinh doanh "ảnh hưởng trước, kiếm tiền sau", tức là game trả tiền cho những người nổi tiếng trên Internet để có được một nhóm người hâm mộ tự nguyện tặng thưởng cho họ.

Qua đó, mọi người có thể được thưởng nhiều lần trong quá trình tạo ra hàng hóa và dịch vụ ảo, thay vì phấn đấu cho các lợi ích trả trước và không bền vững. Ngoài ra, phương thức trao đổi trực tiếp tạo ra nhiều cơ hội kiếm tiền hơn cho người dùng sẵn sàng chi trả và nâng cao hiệu quả kinh tế. Giống như bất kỳ nền kinh tế nào khác, nền kinh tế game rất thực tế và phức tạp, và chỉ có thể phát triển khi có một môi trường việc làm tốt với doanh thu tăng trưởng.

Có thể bạn quan tâm

Mục lục