Coinbase tiếp tục đối mặt với những chỉ trích về cơ sở hạ tầng và bảo vệ quyền riêng tư của mình. Nhằm hiểu rõ hơn, BeInCrypto đã tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu sâu về những vấn đề liên quan đến sàn giao dịch hàng đầu này.
Coinbase từ lâu đã là một gương mặt nổi bật trong thế giới tiền điện tử. Được thành lập vào năm 2012, nó đã không ngừng chinh phục ngành công nghiệp này từ những khởi đầu khiêm tốn. Thực tế, hầu hết những người mới bắt đầu với tiền điện tử vẫn thường tìm đến Coinbase khi thực hiện hoạt động mua coin lần đầu tiên của mình.
Là một thương hiệu hàng đầu, dĩ nhiên là sàn giao dịch này thường phải đối mặt với những chỉ trích. Một trong số những chỉ trích này dĩ nhiên là khá xác đáng và xứng đáng để phân tích, mổ xẻ sâu hơn. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cố gắng đi vào chi tiết lịch sử lâu dài của Coinbase, những tranh cãi liên quan cho đến hiện tại. Và quan trọng hơn, liệu những vấn đề này đã thực sự được giải quyết hay chưa.
Giai đoạn khởi đầu của Coinbase (2012 – 2014)
Khi Coinbase lần đầu tiên ra mắt vào tháng 6/2012, thị trường tiền điện tử vẫn còn là một phân mảnh nhỏ so với hiện nay. Thực tế, chỉ có Bitcoin thực sự tồn tại, và nó cũng được định giá chỉ chưa đến 10 USD.
Như bạn có thể tưởng tượng, nền tảng người sử dụng Coinbase trong khoảng thời gian này cực kỳ ít ỏi. Nỗi lo lớn nhất là sửa lỗi mà đã được giải quyết. Phần lớn không gian của ngành tập trung vào việc thúc đẩy việc đón nhận của cộng đồng, trong việc sử dụng các tiền kỹ thuật số như Bitcoin. Các nhà cung ứng cũng dần chấp nhận Bitcoin với số lượng ngày càng tăng.
Cuối năm 2013, Coinbase bắt đầu cọ xát với một số đại gia công nghệ lớn lớn hơn, đặc biệt là Apple. Vào tháng 11/2013, Apple đã loại bỏ ứng dụng của Coinbase khỏi App Store của mình chỉ chưa đến 1 tháng ra mắt. Hầu hết các nền tảng đã tồn tại trước đó đặc biệt thận trọng đối với Bitcoin trong khoản thời gian này, và Apple chỉ khôi phục lại ví Coinbase vào tháng 7/2014. May mắn là ứng dụng Android của nó đã không bị ảnh hưởng.
Do tập trung chủ yếu vào việc chấp nhận, những lo lắng xung quanh Coinbase trong thời gian này tương đối ít. Nó là một ngành công nghiệp mới và nhiều người muốn công ty xông xáo hơn trong việc thúc đẩy Bitcoin. Tuy nhiên, do Bitcoin tương đối khó hiểu, nên những người tin tưởng vào Bitcoin vẫn chưa tìm được hướng đi và đã bắt đầu phát triển cộng đồng hoàn toàn mới ngay từ đầu. Coinbase và các start-up khác đã bắt đầu xem xét và đánh giá bối cảnh, chờ đợi cho phần còn lại của thế giới nắm bắt lấy tiềm năng của thế giới blockchain.
Tăng trưởng và những tranh cãi (2015 – 2016)
Coinbase tiếp tục mở rộng trong những năm phía trước với nhiều trở ngại hơn. Những câu hỏi pháp lý xung quanh Bitcoin bắt đầu trở thành trung tâm. Hơn nữa, sàn giao dịch này lúc này đã củng cố vị thế như một đơn vị đi đầu trong ngành công nghiệp đang tăng trưởng nhanh chóng.
Người sử dụng lên tiếng chỉ trích, và những lo lắng về pháp lý
Khi giá Bitcoin tiếp tục tăng trưởng và vụ tấn công Mt. Gox năm 2014 tàn phá ngành công nghiệp tiền điện tử thì Coinbase đã rơi vào tầm ngắm soi mói của các nhà làm luật và người sử dụng. Có những lo lắng cho rằng Coinbase đang tăng trưởng “quá mức” trong ngành này. Nhiều người cũng nói sàn giao dịch này có vấn đề bảo mật đáng nghi ngờ.
Như một người sử dụng đã viết trong năm 2014, ‘nếu Coinbase là tương lai của Bitcoin, thì tôi muốn rời khỏi chuyến đi này’. Những người dùng khác trên Reddit đã báo cáo về dịch vụ khách hàng nghèo nàn, bao gồm một cá nhân đã tuyên bố 20 BTC đã được chuyển vào tài khoản của anh do lỗi và bị tính phí. Những lo lắng về việc Coinbase xem thường dịch vụ khách hàng trở thành 1 chủ đề phổ biến sau đó, và nhiều người vẫn còn tiếp tục cho đến bây giờ.
Tình hình pháp lý giữa các ngân hàng và Coinbase cũng trở nên không rõ ràng hơn. Các ngân hàng như Barclays đã bắt đầu trừng phạt những người sử dụng mà đã mua và bán tiền điện tử. Trong một số trường hợp, thậm chí còn đóng tài khoản của họ hoàn toàn. Tình hình pháp lý bấp bênh và nhiều công ty tiền điện tử đã bắt đầu chạy khỏi các bang nhà của mình.
Tháng 3/2015, Giám đốc tuân thủ của Coinbase rời đi. Martine Jiejadlik thường được truyền thông ca ngợi là một nhân vật kỳ cựu về fintech (công nghệ tài chính), và sự ra đi của cô đã tạo ra một vài điều không dễ chịu. Như Fortune đã đưa tin trong tháng 8/2015, một làn sóng các doanh nghiệp Bitcoin đã bắt đầu rời New York, do giấy phép kinh doanh hoạt động tiền ảo (BitLicense) mới của bang này. Coinbase dĩ nhiên đã chấp nhận cuộc chơi và ở lại. Phải mất gần 2 năm để công ty khởi nghiệp này thực sự giành được giấy phép, nhưng cuối cùng cũng đã đạt được những kết quả xứng đáng.
Năm 2016 cũng chứng kiến một số vụ kiện đầu tiên chống lại Coinbase, một thứ mà sau đó sẽ trở thành phổ biến. Cuối năm 2016, Coinbase bị kéo vào một vụ kiện liên quan đến một vụ lừa đảo, được gọi là Cryptsy. Kẻ lừa đảo Paul Vernon đã thanh khoản 8,2 triệu USD thông qua Coinbase.
Vụ kiện này chỉ được giải quyết vào cuối năm 2019 với việc Coinbase bồi thường thiệt hại gần 1 triệu USD. Cuối năm 2016, Coinbase cũng buộc phải cung cấp dữ liệu người sử dụng từ năm 2013 – 2015 cho IRS với mục đích tính thuế. Cuối cùng thì sàn này cung cấp tài liệu được yêu cầu vào năm 2018, và kể từ đó đã tuân thủ hơn với các nhà chức về luật và thuế.
Tranh luận về kích cỡ block
Với having lần thứ 2 của Bitcoin vào tháng 7/2016, Coinbase đã quyết định thể hiện sự ảnh hưởng của mình bằng cách chen vào một tranh cãi đối với kích cỡ block của Bitcoin, một vấn đề mà cho đến nay vẫn đang có nhiều tranh cãi. Như tờ báo Guardian đã viết trong tháng 8/2015, Bitcoin đã trải qua một ‘cuộc nội chiến‘, với những người đề xuất các kích cỡ block lớn hơn ủng hộ một phân tách cứng (hard fork), được gọi là ‘Bitcoin XT’.
Coinbase ủng hộ Bitcoin XT và điều này đã khiến sàn này hứng chịu những mỉa mai từ một số tín đồ Bitcoin hàng đầu. Sàn giao dịch này thậm chí còn bị loại bỏ khỏi Bitcoin.com vào cuối năm 2015, nhưng cuối cùng đã được khôi phục vào tháng 1/2016.
Tuy nhiên, tranh cãi vẫn tiếp tục. Sau hội nghị bàn tròn Satoshi vào cuối tháng 2/2016, CEO của Coinbase Brian Armstrong cho biết, các nhà phát triển Bitcoin Core có thể là mối hiểm họa có tính chất hệ thống lớn nhất của tiền điện tử. Ông tuyên bố, Core có kỹ năng giao tiếp kém cỏi và thiếu trưởng thành mà sẽ làm cho các nhà phát triển khác xa cách. Quan trọng hơn, ông cho là các nhà phát triển có một sở thích đối với các ‘giải pháp hoàn hảo’ thay vì là ‘những cái đủ tốt’, mà thường được phục vụ như một lý do bào chữa cho việc không làm gì cả.
Tuy nhiên, Bitcoin XT đã bị giết chết bởi các tác nhân lừa đảo trước khi nó thực sự có một cơ hội cất cánh. Thời báo New York Times đưa tin vào tháng 1/2016 cho biết, một đối tượng bất chính đã phân phối Bitkiller, một phần mềm độc hại mà đã tiếm quyền người sử dụng khi họ tải phần mềm Bitcoin XT. Phần mềm này thậm chí đã tác động đến Coinbase, khi đang hỗ trợ Bitcoin XT. Sàn này đã phải thoát ra ngoại tuyến hoàn toàn trong một thời gian ngắn.
Nhìn chung, tình hình làm cho bất kỳ người nào có xu hướng ủng hộ Bitcoin XT phải sợ hãi. Như New York Times cho biết, kẻ tấn công nói rằng ‘(một ai đó) đã trả cho hắn để giết chết XT’. Nhờ đó, tranh luận về kích cỡ block lắng xuống và Coinbase có thể cứu vãn vị thế tạm thời bị mờ nhạt của mình trong ngành công nghiệp tiền điện tử.
Bị chỉ trích mạnh mẽ hơn trong giai đoạn thị trường bùng nổ (2017 – 2018)
Năm 2017, những lo lắng đối với dịch vụ khách hàng nghèo nàn của Coinbase xuất hiện liên tục trên Reddit và ở những nơi khác. Những chỉ trích này đã trở thành một loại trò đùa trong thế giới tiền điện tử, nhưng dẫu sao vẫn được những người sử dụng tiếp nhận một cách khá nghiêm túc.
Trong mùa hè năm 2017, người sử dụng bắt đầu thông báo về những vấn đề xảy ra liên tục và thất thoát tiền. Một người sử dụng đã viết:
“Tôi có một cảm nhận là tất cả các ngân hàng sẽ ngừng chấp nhận các giao dịch từ Coinbase. Công ty này đã làm những điều tồi tệ. Tôi chỉ hy vọng có thể vào được tài khoản của mình và rút coin ra trước khi nó đóng cửa.”
Một người sử dụng khác cũng viết về việc khoản tiền 40.000 USD bị đóng băng tại Coinbase trong hơn 1 tháng. Một bài đăng trên r/Bitcoin đã thu được hơn 1.100 ủng hộ, yêu cầu cộng đồng gây áp lực lên Coinbase để trả lại 200.000 trong các ký quỹ mà không bao giờ xuất hiện trên sàn giao dịch. Những người sử dụng khác bắt đầu thảo luận về thực hiện hành động pháp lý chống lại sàn này.
Tất cả những điều này mang đến cho bạn một ý tưởng về ác cảm mà nhiều người có đối với Coinbase. Trong một bài báo được lưu hành rộng rãi, một nhà phê bình đã viết rằng Coinbase có hỗ trợ kinh khủng, các tài khoản bị khóa, phản hồi tự động, 1 website hỏng, thường xuyên thoát ra ngoại tuyến và thời gian xử lý chậm. Những tố cáo tồi tệ này đã tiếp tục được đổ thêm vào và thường có được sự ủng hộ rộng rãi trên Reddit và bên ngoài.
Mặc dù vẫn còn là sàn giao dịch nổi tiếng, những lo lắng này tự nhiên đã mở ra cánh cửa cho các đối thủ như Binance, như chúng ta đã thấy ngày hôm nay. Nhiều trong số những phàn nàn này cuối cùng đã được tổng hợp trong một báo cáo chính thức, dài 134 trang và được mang đến SEC trong tháng 6/2018.
Những lo lắng về giao dịch nội gián và các vụ kiện
Ngày 20/12/2017, Coinbase đã bổ sung một đồng tiền điện tử mới gây ngạc nhiên vào nền tảng giao dịch GDAX của mình – Bitcoin Cash (BCH). Việc niêm yết này đã tạo nên một đợt tăng giá chưa từng có, và tại một thời điểm, đã có một sự chênh lệch lên tới 6.000 USD so với các sàn giao dịch khác.
Sự thất bại này đã gây ra cơn bão tranh cãi đối với Coinbase. Trong một bài viết, CEO Brian Armstrong đảm bảo với người sử dụng là các nhân viên đã bị ngăn chặn để không tham gia giao dịch Bitcoin Cash vài tuần trước khi niêm yết. Tuy nhiên, vấn đề này tiếp tục gây rắc rối cho công ty này trong một khoảng thời gian. Mặc dù, một cuộc điều tra nội bộ vào đầu năm 2018 đã công bố không có bất kỳ việc làm sai trái nào, một vụ kiện tố cáo giao dịch nội gián đã được đệ trình đơn vào ngày 20/11/2018.
Các đơn kiện tiếp tục chồng chất trong suốt năm 2018. Ba vụ kiện liên bang đã được đệ đơn vào tháng 3/2018 chống lại sàn giao dịch này, với nhiều những tố cao hơn về giao dịch nội gián và các nguồn quỹ bị chiếm dụng mà được cho là ‘sai sót’.
Ngừng giao dịch và những biến động chớp nhoáng
Coinbase cũng vật lộn đấu tranh trong khoảng thời gian này để duy trì thời gian hoạt động giữa lúc hoạt động giao dịch tăng lên. Trong một số trường hợp, các tài sản tiền điện tử của nó đã chịu đựng những biến động cực kỳ dữ dội.
Vào tháng 6/2017, GDAX của Coinbase đã trải qua một đổ vỡ chớp nhoáng đối với Ethereum, giá của nó giảm từ 320 USD xuống một mức đáng kinh ngạc 0,10 USD. Giá của đồng coin này đã hồi phục nhanh chóng, nhưng thất thoát tiềm tàng vẫn rất nghiêm trọng. Coinbase cũng bồi hoàn cho người dùng gặp sự cố, nhưng dù sao cũng lọt vào sự chú ý của các nhà quản lý. Theo Financial Times, Cơ quan giám sát tài chính Mỹ đã yêu cầu cung cấp thông tin để thực hiện điều tra vụ sụt giảm giá đột ngột này. Tuy nhiên, không có gì được đưa ra từ cuộc điều tra này.
Những lần ngừng giao dịch đột ngột đối với Coinbase cùng thường được thông tin trong suốt năm 2017. Điều này trở nên đặc biệt tồi tệ trong giai đoạn đỉnh điểm của cơn sốt thị trường vào tháng 12 năm đó. Reuters cho biết, cả Coinbase và Bitfinex đã bị ngừng hoạt động vào ngày 12/12. Business Insider cũng thông tin về một lần ngừng hoạt động khác vào ngày 1/12/2017, trong khi một lần tạm dừng giao dịch được ghi nhận vào cuối tháng 11.
Những người sử dụng giận dữ cũng là điều dễ hiểu. Mặc dù vậy thì dường như mỗi lần mà giá Bitcoin tăng nhanh chóng thì Coinbase lại trải qua một lần ngừng giao dịch đột ngột. Như thêm dầu đổ vào lửa khi có thông tin cho biết, công ty này đã đạt được 43% doanh thu của năm 2017 chỉ riêng trong tháng 12, một giai đoạn mà Coinbase có một số dịch vụ tồi tệ nhất.
Coinbase hiện nay (từ năm 2019 đến nay)
Nhiều vấn đề thảo luận cho đến nay vẫn chưa hoàn toàn được giải quyết. Sau năm 2017, Coinbase và nhiều sàn giao dịch khác đã trải qua nhiều lần gián đoạn giao dịch. Năm 2018 và 2019 đã chứng minh là thời gian hoàn hảo để sửa chữa những thiếu sót này và xây dựng cơ sở hạ tầng tốt hơn. Tuy nhiên, theo hầu hết các ước tính, đã không có nhiều thay đổi. Coinbase tiếp tục trải qua những lần tạm ngừng giao dịch đột ngột cùng với nhiều vấn đề khác.
Gián đoạn giao dịch vẫn diễn ra
Coinbase đã trải qua nhiều lần ngừng giao dịch đột ngột trong cả thời điểm bùng nổ và đổ vỡ giá của Bitcoin. Từ đầu năm 2020 đến nay, điều này đã xảy ra nhiều lần. Trong một trường hợp, vào ngày 10/5, sàn này đã bị thoát ra ngoài tuyến khi Bitcoin lao dốc xuống 1.500 USD trong một giờ, khiến cho người sử dụng rất giận dữ. Những lần dừng giao dịch đột ngột này giờ đã trở nên phổ biến ở Coinbase, và cũng có ít dấu hiệu cho thấy điều đó sẽ dừng lại. Nhìn chung, đó là những tin xấu cho những người sử dụng cố giao dịch khi dao động giá lớn.
Ngoại dừng giao dịch đột ngột, cũng có những sụt giảm nhanh chóng, và lỗi vẫn tiếp tục xuất hiện. Một sự cố gián đoạn nghiêm trọng trong tháng 10/2019 đã cho thấy vụ sụt giảm chóng vánh của Bitcoin xuống đến 7.700 USD, khi một số lệnh cắt lỗ đã bị xóa đi một cách khó hiểu. Nó cũng có một số tương đồng với vụ sụt giảm nhanh chóng của ETH trên Coinbase vào giữa năm 2017. Sự cố này đã lấy mất đi của sàn vài điểm tại những website chuyên về xếp hạng như CryptoCompare, vốn đã không xếp Coinbase ở vị trí cao nhất do lỗi này.
Các nguồn quỹ có an toàn?
Cơ sở hạ tầng kém của sàn này cũng liên tục gây ra những lo lắng liệu các nguồn quỹ trên Coinbase có được an toàn hay không. Cho đến nay, không có lý do để nghi ngờ Coinbase đã từng chịu đựng một cuộc tấn công nào. Theo quy định, nó được bảo hiểm bởi FDIC, nhưng người ta vẫn còn nhớ về những chỉ trích từ năm 2017. Đã có điều đã thực sự được cải thiện?
Người sử dụng vẫn báo cáo về dịch vụ nghèo nàn và các nguồn tiền bị đóng băng mà phải rất lâu thì mới có thể rút được. Tuy nhiên, thử nghiệm thực sự đối với cơ sở hạ tầng của Coinbase chỉ đến vào mùa hè năm 2019 với một vụ tấn công chết yểu khi như đã gần đến thành công.
Theo Technology Review, khoảng một chục nhân viên Coinbase đã nhận được một email từ một người quản lý của đại học Cambridge. Thông điệp khá đơn giản, đó là có một giải thưởng kinh tế tại đại học và nó cần đến sự giúp đỡ của Coinbase. Tuy nhiên, đó là một trò lường gạt kỹ lưỡng. Kẻ lừa đảo đã hy vọng có được cách tiếp cận với hệ thống máy chủ (backend) của Coinbase thông qua phần mềm độc hại chứa trong một URL gửi đến những nhân viên này.
Những kẻ lừa đảo đã bị bắt, nhưng tình hình quả thực đáng lo ngại. Một cá nhân có thể tiếp cận hệ thống máy chủ Coinbase thông qua một lỗ hổng đơn giản như thế này? Nỗ lực tấn công cuối cùng đã thất bại, nhưng một sai lầm như vậy thậm chí sẽ không có gì là xa xôi. Hiện tại vẫn chưa rõ là Coinbase đã cải thiện bảo mật của mình hay chưa kể từ khi vụ việc được thông báo.
Những lo lắng về bảo mật
Mặc dù, Coinbase ban đầu nằm ở một vị trí ít được các cơ quan quản lý chú ý, nó ngày càng trở thành một trong những nhà vận động hành lang thực thụ cho không gian blockchain. Coinbase cũng đã trở nên gần gũi hơn với các cơ quan quản lý và cơ quan chính phủ, được cho là nhiều hơn bất kỳ sàn giao dịch nào khác trên thế giới. Rõ ràng là nhà quản lý giờ đây xem Coinbase như một trụ cột của thế giới blockchain đang hiện diện. Điều này đã củng cố thêm vị trí của Coinbase như một công ty dẫn đầu trong ngành công nghiệp này ở Mỹ. Mang lại cho nó một bệ đỡ độc đáo mà giờ đây đã được phơi bày rõ ràng.
Mặc dù, Coinbase giờ đây đã tìm thấy được một vị trí pháp lý và quy định tốt hơn nhiều năm về trước thì nó cũng mang lại những tranh cãi mới, đặc biệt liên quan đến vấn đề bảo mật. Nhiều người thắc mắc: Coinbase đang đưa thông tin của người sử dụng cho một bên thứ 3 và chính quyền liên bang?
Những chỉ trích đối với vấn đề này mặc dù đã không được đề cập trong nhiều năm trước đây thì nay ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn. CEO của Coinbase là Brian Armstrong đã lên tiếng ủng hộ các giao dịch riêng tư, mà cũng bị tố cáo là những giao dịch ẩn danh nằm trong danh sách đen.
Tuy nhiên, đây chỉ là bề nổi của một tảng băng chìm, và những chỉ trích thậm chí còn được đào sâu thêm.
Tháng 2/2019, Coinbase đã thâu tóm nền tảng trí tuệ blockchain Neutrino. Những người sáng lập của công ty này trước đây điều hành Hacking Team, một công ty được biết đến trong việc bán các công cụ phần mềm gián điệp cho các cơ quan của chính phủ trên khắp thế giới. Hacking Team nổi tiếng trong việc phá hoại các tuyên bố nhân quyền của các đảng đối lập và nhắm vào các nhà hoạt động ở các chế độ chuyên chế. Nhiều người đã xem vụ thâu tóm này đi ngược lại với cam kết được cho của Coinbase về việc chống lại sự kiểm duyệt, dân chủ và minh bạch. Hoàn cảnh này đã thúc đẩy lan truyền mạnh mẽ hashtag #DeleteCoinbase.
Coinbase đã khẳng định Neutrino sẽ giúp làm cho tiền điện tử ‘an toàn hơn và dễ dàng tiếp cận hơn cho mọi người trên khắp thế giới.’
Tranh cãi hiện tại
Ngày nay, Coinbase bị cuốn vào một cuộc tranh cãi khác đối với mối quan hệ đáng nghi ngờ của nó với các thực thể chính phủ. Đã có những thông tin xuất hiện gần đây cho rằng, sàn giao dịch này có kế hoạch bán các dịch vụ phân tích blockchain của mình đến Cơ quan thực thi chống ma túy (DEA) và IRS. Theo báo cáo, Coinbase có thể kiếm được lên đến 250.000 USD từ thỏa thuận này với DEA. Cũng có một số suy đoán là nó có liên quan đến thỏa thuận Neutrino năm 2019.
Phản ứng đối với tin tức này là điều chưa từng có tiền lệ: một làn sóng ồ ạt rời khỏi Coinbase. Trong tháng 6 vừa rồi, người sử dụng đã rút hơn 200 triệu USD nguồn quỹ khỏi Coinbase theo sau công bố thỏa thuận của chính phủ Mỹ. Coinbase vẫn khăng khăng là nó sẽ không chia sẻ dữ liệu nhạy cảm của người sử dụng với các nhà chức trách, nhưng dường như rất ít người bị thuyết phục.
Tranh cãi mới nhất này dường như là một trong những thử nghiệm nghiêm trọng nhất mà Coinbase phải đối mặt cho đến nay. Chống kiểm duyệt và bảo mật nằm ở vị trí trung tâm của ngành công nghiệp blockchain. Nếu Coinbase sẵn sàng bán thông tin của người sử dụng cho những người trả giá cao nhất và cho các chính phủ thì người sử dụng sẽ cảm thấy bị lừa.
Coinbase sẽ đi đến đâu?
Từ đầu cho đến đây, bài viết này đã đi sâu vào phân tích nhiều tranh cãi của Coinbase trong những năm qua. Dĩ nhiên, có một số tranh cãi nghiêm trọng hơn. Một số báo cáo gần đây về các thỏa thuận của Coinbase với DEA và IRS đã khiến cho nhiều người nhìn vào các sàn giao dịch với những ánh mắt mới. Coinbase đang cố gắng tự định vị như là một phương tiện thực thụ mà các chính quyền liên bang có thể tiếp cận thông tin riêng tư của người sử dụng trong thế giới tiền điện tử? Theo như hiện giờ thì có vẻ là như vậy.
Coinbase vẫn chưa thể khắc phục các vấn đề đã tồn tại lâu dài, dai dẳng. Cơ sở hạ tầng yếu kém gây gián đoạn giao dịch liên tục, và dịch vụ khách hàng kém chất lượng đã gây khô sở cho sàn trong nhiều năm. Giờ đây, người sử dụng phải đối mặt với việc bảo vệ riêng tư đang bị thu hẹp lại. Kết quả cuối cùng là một sàn giao dịch mà càng ngày càng ít chú trọng vào người sử dụng.
Nếu một sàn giao dịch không thể giải quyết với những vấn đề cơ bản thì nó xứng đáng mất đi lợi thế cạnh tranh. Dịch vụ khách hàng và cơ sở hạ tầng sàn giao dịch phải là ưu tiên hàng đầu, còn không thì thị trường có thể một lần nữa phải chịu đựng dịch vụ nghèo nàn như của năm 2017. Điều này có khả năng làm cho nhiều người đang có ý định đầu tư quay lưng lại với tiền điện tử trong lần đầu tiên. Hơn nữa, nó hủy hoại niềm tin của người sử dụng đối với ngành này nói chung. Người ta đã kỳ vọng những vấn đề này cho đến giờ này đã phải được giải quyết.
Hiện nay, Coinbase vẫn còn là sàn giao dịch tiền điện tử có thể tiếp cận dễ dàng nhất đối với người sử dụng tại Mỹ. Nó cũng là một trong những thương hiệu dễ nhận biết nhất trong toàn bộ lĩnh vực blockchain. Nếu bạn ở đâu đó trong khoảng thời gian cuối năm 2017, bạn có thể nhớ đến ứng dụng di động của Coinbase là ứng dụng được tải nhiều hàng đầu tại thời điểm cao trào của thị trường giá tăng. Khi đó, những người mới gia nhập thị trường đã đổ xô đến Coinbase.
Tuy nhiên, bằng cách phá hủy mối liên hệ với những người sử dụng hiện có, Coinbase đang tự tạo cho mình một đám đông giận dữ. Trong lâu dài, một chiến lược như vậy chính là đang tự chuốc lấy thất bại. Nó cần phải được sửa chữa vì lợi ích của toàn bộ thế giới blockchain.
Coinbase vẫn sẽ ở đây. Tuy nhiên, nếu nó bỏ qua bảo vệ riêng tư và cải thiện văn hóa nội bộ cơ bản chỉ vì lợi ích trước mắt thì khi đó, nó sẽ chứng kiến ngày càng rời xa ngành công nghiệp đang thay đổi một cách chóng mặt này.
Theo BeInCrypto