Các cầu nối đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong toàn bộ hệ sinh thái blockchain
Mỗi mạng layer 1 là một thực thể tách biệt và chúng vốn dĩ không thể tương tác với nhau. Điều này có nghĩa là bạn không thể sử dụng Bitcoin (BTC) để truy cập vào protocol DeFi từ hệ sinh thái Ethereum trừ khi hai blockchain có thể giao tiếp qua lại.
Và như thế, các cầu nối (bridge) xuất hiện để mang đến những tương tác, giao tiếp này. Chúng là các protocol cho phép người dùng có thể chuyển token của họ từ mạng này sang mạng khác. Các cầu nối có thể tập trung, tức là được vận hành bởi một thực thể duy nhất, như Binance Bridge, hoặc được xây dựng theo các mức độ phi tập trung khác nhau. Và dù bằng cách nào đi nữa thì nhiệm vụ cốt lõi của chúng vẫn là cho phép người dùng di chuyển tài sản của họ giữa các chuỗi khác nhau, tiện ích hơn và giá trị hơn.
Khái niệm trên nghe có vẻ tiện dụng nhưng cầu nối không phải là cách phổ biến nhất với nhiều người trong cộng đồng hiện nay. Thậm chí, Vitalik Buterin gần đây còn bày tỏ sự hoài nghi về khái niệm này, cảnh báo rằng các cầu nối chuỗi chéo có thể kích hoạt các cuộc tấn công 51% chuỗi chéo. Không chỉ vậy, các cuộc tấn công mạng dựa trên mạo danh trên các cầu nối xuyên chuỗi khai thác lỗ hổng code của smart contract, chẳng hạn như trường hợp của Wormhole và Qubit, đã khiến các nhà phê bình phải suy nghĩ về vấn đề bảo mật của các cầu nối.
Khi các hợp đồng trở nên quá thông minh
Chi tiết cụ thể sẽ còn tuy thuộc vào từng dự án, nhưng nhìn chung, một cầu nối xuyên chuỗi sẽ hoạt động như sau: Người dùng gửi token của họ (hay có thể gọi chúng là catcoin) trên Chuỗi 1 đến ví hoặc smart contract của cầu nối. Smart contract này chuyển dữ liệu đến smart contract của cầu nối trên Chuỗi 2. Sau đó, hợp đồng của chuỗi 2 sẽ mint các token tổng hợp (synthetic token) vào ví mà người dùng cung cấp.
Để lấy lại Catcoin trên Chuỗi 1, trước tiên người dùng sẽ phải gửi các token tổng hợp đến hợp đồng hoặc ví của cầu nối trên Chuỗi 2. Sau đó, quy trình tương tự sẽ diễn ra, khi người trung gian ping hợp đồng của cầu nối trên Chuỗi 1 để phát hành số lượng Catcoin thích hợp vào một ví đích nhất định. Trên Chuỗi 2, tùy thuộc vào thiết kế và mô hình kinh doanh chính xác của cầu, các token tổng hợp mà người dùng chuyển vào sẽ bị burn hoặc được bảo quản.
Mỗi bước của quy trình thức sự sẽ được chia thành một chuỗi tuyến tính của các hành động nhỏ hơn, ngay cả việc chuyển giao ban đầu cũng được thực hiện theo từng bước. Trước tiên, mạng phải kiểm tra xem người dùng có thực sự có đủ Catcoin hay không, rồi trừ chúng khỏi ví của người dùng và sau đó thêm số tiền thích hợp vào smart contract.
Trong trường hợp của cầu Wormhole và Qubit, những hacker khai thác các lỗ hổng trong logic smart contract để cung cấp dữ liệu giả mạo cầu nối với mục đích là có được các token tổng hợp trên Chuỗi 2 mà không thực sự gửi bất kỳ thứ gì vào cầu nối trên Chuỗi 1.
Những tiến bộ trong một thời gian ngắn
Các hacker luôn theo dõi đồng tiền, càng nhiều người sử dụng cầu nối xuyên chuỗi thì động cơ tấn công các protocol như vậy của họ càng lớn. Logic này áp dụng cho bất kỳ thứ gì có giá trị và được kết nối với internet. Chính vì thế, không nên đổ lỗi khái niệm cho việc triển khai thiếu sót. Thay vì loại bỏ hoàn toàn nó, ta nên tìm kiếm một giải pháp khắc phục vấn đề bảo mật của nó.
Mặc dù lập luận của Buterin vượt ra ngoài khả năng thực hiện, nhưng không thể bỏ qua cảnh báo đó. Khi một thành phần độc hại kiểm soát 51% tỷ lệ hash của một blockchain nhỏ hoặc token được staking, chúng có thể lấy cắp Ether (ETH) bị lock trên cầu ở đầu bên kia. Khối lượng giao dịch của cuộc tấn công sẽ khó vượt quá vốn hóa thị trường của blockchain, vì đó là giới hạn giả định tối đa về số tiền mà kẻ tấn công có thể gửi vào cầu. Các chuỗi nhỏ hơn có vốn hóa thị trường nhỏ hơn, do đó, thiệt hại dẫn đến Ethereum sẽ là tối thiểu và lợi tức đầu tư cho kẻ tấn công sẽ là một vấn đề.
Mặc dù hầu hết các cầu nối xuyên chuỗi ngày nay không phải là không có sai sót, nhưng vẫn còn quá sớm để loại bỏ hoàn toàn khái niệm này. Không thể phủ nhận rằng, cầu nối đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong toàn bộ hệ sinh thái blockchain. Ngoài chuyển những token thông thường, các cầu nối còn có thể chuyển NFT, tăng thêm giá trị cho dự án bằng cách đưa nó đến với nhiều đối tượng người dùng hơn, v.v.