Tin nóng ⇢

DMI là gì? Phương pháp giao dịch bằng DMI & ADX

Tổng quan về DMI

DMI – Directional Movement  là Indicator được phát triển bởi tiến sĩ J. Welles Wilders vào năm 1978.

DMI trên thực tế là một tập hợp của ba chỉ báo riêng biệt kết hợp thành một. Chuyển động Định hướng bao gồm: Chỉ số Định hướng Trung bình (ADX), Chỉ báo Định hướng dương (+ DI) và Chỉ báo Định hướng âm (-DI).

Trong đó:

Chỉ số Định hướng Trung bình (Directional Average – ADX) giúp các nhà giao dịch xác định sức mạnh của một xu hướng. Chỉ báo dao động trong khoảng từ 0 đến 100 với mức giá cao cho thấy xu hướng tăng mạnh và mức giá thấp cho thấy xu hướng yếu.

Còn +DI và -DI được dùng để xác định xu hướng.

DMI được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau như: Xác định độ mạnh yếu của xu hướng, xác định tín hiệu giao dịch.

Xác định độ mạnh yếu của một xu hướng với DMI

Để xác định độ mạnh yếu của một xu hướng anh em chỉ cần dùng đường ADX của chỉ báo. Anh em có thể tắt bớt 2 đường +DI và -DI cho đỡ rối.

Đây là giao diện tùy chỉnh của chỉ báo trên Tradingview, anh em chỉ cần tắt bớt 2 đường +DI và -DI và nổi bật đường ADX lên là được.

ADX sẽ giao động trong khoảng từ 0 – 100. ADX càng tiến về 100 thì chứng tỏ giá đang có Trend càng mạnh, ADX càng tiến về 0 thì giá không có Trend hay trend không rõ ràng.

Ở đây chỉ báo ADX chỉ cho chúng ta biết là có Trend hay không, chứ không nói là Trend tăng hay là giảm nên anh em lưu ý điểm này.

ADX = 80 thì giá có Trend mạnh, có thể là Trend tăng hoặc Trend giảm.

  • ADX > 25 thì giá có xu hướng (Trending)
  • ADX < 25 thì giá không có xu hướng rõ ràng (Not Trending)
  • ADX cắt 25 dù là cắt lên hay cắt xuống thì đó là báo hiệu cho việc một xu hướng kết thúc.

Như trên hình anh em có thể thấy là Chart daily của BNB/USDT. Sau khi tùy chỉnh lại Indicator thì ta có như hình.

Phân tích hình đồ thị:

  • Anh em chú ý khoảng thời gian mà ADX nó cắt xuống 25 thì giá bắt đầu Sideway với biên độ không quá lớn (no Trending).
  • Còn khoảng thời gian mà ADX dốc lên cắt qua 25 thì giá BNB bắt đầu có xu hướng. Khoảng giá giao động trong thời gian đó lên tới hơn 50%, một con số khá lớn với một đồng Coin Top.

Như vậy thì làm sao giao dịch với ADX được nếu chỉ biết là giá có xu hướng thôi mà không biết xu hướng là mạnh hay yếu?

Ở đây mình sẽ giới thiệu anh em một phương pháp giao dịch kết hợp giữa ADX và BB.

Phương pháp giao dịch giữa ADX và BB

Đây là chiến lược giao dịch dành cho các Trader trên khung thời gian D1 dựa vào chỉ báo Bollinger Bands và đường ADX. Chiến lược giao dịch này khá đơn giản và dễ sử dụng.

Chiến lược giao dịch sẽ hoạt động hiệu quả trong thời điểm thị trường đi ngang (sideways hay Not Trending).

Những điều anh em cần lưu ý với chiến lược giao dịch này là chỉ sử dụng chỉ báo Bollinger Bands với cài đặt mặc định và đường ADX, khung thời gian là D1.

Nguyên tắc giao dịch với phương pháp này cũng rất đơn giản.

  • Anh em vào lệnh mua khi ADX < 25 và giá tiếp cận Band dưới của BB, chốt lời khi giá tiếp cận trục giữa MA20.
  • Anh em vào lệnh bán khi ADX < 25 và giá tiếp cận Band trên của BB, chốt lời khi giá tiếp cận trục giữa MA20.

Như anh em có thể thấy theo các nguyên tắc mua bán ở trên thì các vùng giá màu vàng trên Chart là vùng giá thuận lợi để giao dịch.

Lưu ý:

Đây là chiến lược giao dịch khá đơn giản. Trọng điểm là anh em cần phải nhận biết được các vùng giá đi ngang để chúng ta giao dịch. Như vậy có nghĩa là chiến lược này sẽ không hiệu quả khi thị trường có xu hướng hoặc biến động mạnh về một hướng.

Phương pháp giao dịch DMI

Ngoài chiến lược giao dịch ở trên mình sẽ giới thiệu với anh em một cách giao dịch khác với DMI.

Như mình có nói ở trên chỉ báo DMI được cấu tạo từ 3 đường khác nhau là ADX, +DI & -DI. Nếu anh em đã biết cách sử dụng ADX rồi thì mình sẽ mình sẽ nói thêm về +DI và -DI:

  • Nếu ADX cho chúng ta biết xu hướng là mạnh hay yếu thì sự giao cắt của  +DI và -DI sẽ cho chúng ta biết xu hướng đó là tăng hay là giảm.
  • +DI nằm trên -DI thì giá có xu hướng tăng, -DI nằm trên +DI thì giá có xu hướng giảm.
  • Cụ thể thì +DI cắt lên -DI thì giá có xu hướng chuyển từ giảm sang tăng, +DI cắt xuống -DI thì giá có xu hướng chuyển từ tăng sang giảm.

Anh em quan sát Chart Daily của BNB/USDT.

Phân tích đồ thị

Sau khi tích hợp xong thì Chart có hình như thế này:

  • Anh em chú ý thì vùng màu vàng mình đánh dấu là lúc +DI cắt lên -DI báo hiệu cho chúng ta giá có thể có xu hướng chuyển từ xu hướng giảm sang tăng.
  • Nhưng anh em chớ mua vội vì ADX đang dưới luôn 20 nghĩa là giá có xu hướng không rõ ràng (Non Trending) mặc dù tín hiệu +DI cắt lên -DI cho chúng ta tín hiệu Trend tăng nhưng ADX lại cho chúng ta biết là xu hướng này hiện đang không hề mạnh có thể đảo chiều bất cứ lúc nào.
  • Anh em chờ xem ADX có dốc lên và cắt 25 hay không hay cứ đi thoải thoải, vùng màu vàng mình đánh dấu kế tiếp là ADX đang có xu hướng dốc lên và cắt qua 25.
  • Nếu anh em áp dụng thêm kiến thức về hỗ trợ – kháng cự nữa là chúng ta sẽ biết là một khi kháng cự bị phá dứt khoát thì nó có thể thành hỗ trợ cho giá.
  • Như trong hình là giá đã phá kháng cự được tạo bởi đỉnh của đợt giá trước và giá quay lại Test lại hỗ trợ nhưng không đâm thủng được vùng giá hỗ trợ.

Kết hợp các dữ kiện lại chúng ta có thể vào một lệnh BUY.

  • +DI cắt lên -DI cho chúng ta biết giá có xu hướng tăng.
  • ADX đi từ dưới dốc lên có xu hướng chuyển từ Non Trending sang Trending hay nói cách khác là cho chúng ta biết xu hướng tăng kia có độ mạnh tăng dần.
  • Giá phá kháng cự trước đó và Test lại nhưng không đâm thủng vùng giá đó.

Lưu ý:

  • Một vài lưu ý cho anh em là công cụ DMI cũng là Indicator có độ trễ vì thế nó nên dùng để giao dịch theo Trend (Follow Trend).
  • Để đạt được hiệu quả tốt nhất thì anh em nên kết hợp với các công cụ khác như BB hay lý thuyết hỗ trợ kháng cự hay tín hiệu phân kỳ từ các Indicators như RSI hay Stoch.

Theo C98

Có thể bạn quan tâm

Mục lục