Tin nóng ⇢

Định giá NFT: Độ hiếm có liên quan tới giá không?

Nhiều người sẵn sàng trả một cái giá không hề rẻ cho những vật phẩm độc đáo bởi cái gì hiếm thì càng có giá trị. Trong thế giới NFT, làm thế nào để chúng ta định lượng độ hiếm của tài sản kỹ thuật số này và giá trị thực của nó?

Trên góc độ thương mại, nhiều tài sản sẽ không cần bất kỳ hình thức cung cấp hạn chế nào, nhưng giá trị của độ hiếm sẽ ảnh hưởng đến tổng cầu của người tiêu dùng và nhu cầu của thị trường. Giá trị khan hiếm bắt nguồn từ khái niệm "nguồn lực có hạn, nhu cầu là vô hạn".

Giá trị khan hiếm của các NFT blue-chip có thể được đo lường từ bốn đặc điểm sau:

Thứ nhất là sự khan hiếm về số lượng NFT. Mỗi bộ sưu tập đưa ra một con số cụ thể, ví dụ như 5.000 hay 10.000 NFTs.

Thứ hai là giá trị độ hiếm so với các NFT khác trong tổng bộ sưu tập. Ta có thể hiểu đó là sự độc quyền, bởi chủ sở hữu chắc chắn muốn tài sản của mình là hiếm có.

Thứ ba là giá trị sử dụng, hiệu ứng khan hiếm của NFT mang lại trong các lĩnh vực mới như GameFi và Metaverse.

Thứ tư là độ khó để mint NFT đó.

Vậy độ khan hiếm có phải là yếu tố chi phối giá cả? Dù khối lượng giao dịch của thị trường NFT giảm đáng kể từ đầu năm nay nhưng các dự án blue-chip vẫn tăng giá do sự khan hiếm, đó là sự kỳ vọng của nhà đầu tư với tài sản kỹ thuật số này.

Chúng ta có thể xem xét độ tương quan giữa giá NFT và độ hiếm, tôi lựa chọn ra sáu dự án blue-chip để đánh giá tác động này ảnh hưởng như thế nào.

TL; DR

Người nắm giữ NFT hiếm có quyền định giá cao hơn gấp 10 lần so với người nắm giữ NFT thông thường. Ảnh hưởng của độ hiếm đôi khi là do giá trị thẩm mỹ, sự yêu thích của cộng đồng đã đẩy giá của NFT đó. Dễ dàng thấy được giá trị NFT hàng đầu vượt xa giá trị NFT trung bình.

Chúng tôi chia NFT thành bốn nhóm theo độ hiếm của chúng và x đại diện cho độ hiếm của NFT:

90 ≤ x ≤ 100: Legendary 

70 ≤ x < 90: Rare

40 ≤ x < 70: Classic

0 ≤ x < 40: Normal

NFT đắt nhất có phải là hiếm nhất không?

Giá của các NFT bị ảnh hưởng bởi độ hiếm theo những cách khác nhau. Hình dưới đây cho thấy độ hiếm của 10 NFT hàng đầu trong mỗi bộ sưu tập và tổng thời gian lưu hành của chúng trên thị trường.

Ngoài giá trị sưu tầm, giá trị của NFT làm giảm tác động của độ hiếm lên giá rất nhiều. Ảnh hưởng của độ hiếm đôi khi được quyết định bởi độ thẩm mỹ và sự yêu thích của cộng đồng.

Giá trị của CryptoPunks tăng cao khi đây là một trong những dự án NFT đầu tiên. Đối với BAYC, một NFT blue-chip ra đời khá lâu được cộng đồng hưởng ứng rất mạnh cũng giúp NFT này gia tăng giá trị của mình.

Từ đó có thể thấy giá NFT càng cao thì chưa chắc độ hiếm càng cao.

Vậy độ hiếm ảnh hưởng đến giá như thế nào?

Chúng ta có thể thấy rằng độ hiếm có sự ảnh hưởng khác nhau đến các dự án. Biểu đồ dưới đây cho thấy sự khác biệt rất lớn về độ hiếm đã khiến giá trung bình của NFT tăng đột biến giữa Cryptopunks và Doodles. Còn với NFT BAYC, độ hiếm lại không ảnh hưởng mấy đến giá.

Hiệu ứng đầu và đuôi 

Nếu chúng ta không thể mua những NFT thuộc top 10% hiếm thì có nên đầu tư vào 90% NFTs còn lại?

Chúng tôi sắp xếp dữ liệu độ hiếm từ 2000 đến 4000 và so sánh chúng với các NFT được xếp hạng về giá dưới mức 4000. Hình dưới đây cho thấy giá bán trung bình tính theo USD của hai loại NFT.

Chúng ta thấy có một ranh giới rõ ràng giữa các NFT có thứ hạng độ hiếm cao hơn và NFT có thứ hạng thấp hơn. Có rất nhiều hành vi giao dịch trên thị trường, ngay cả đối với một số dự án trò chơi GameFi liên quan đến độ hiếm thì việc đầu tư vào NFT có độ hiếm trung bình cũng không khả quan lắm so với hai chiến lược còn lại.

Nhóm NFT nào có độ tương quan nhất?

Để xác nhận thêm mối quan hệ giữa độ hiếm và giá cả, chúng tôi cũng sử dụng tiêu chuẩn điểm số z, độ lệch chuẩn và Hệ số tương quan Pearson để phân tích giá mua. Một mặt, chúng tôi đo lường mức độ sai lệch của dữ liệu so với mức trung bình của tập dữ liệu, đồng thời đánh giá sự đa dạng của giá NFT để hiểu cách người bán thúc đẩy thị trường.

Công thức trên thì x đại diện cho độ hiếm và y đại diện cho giá bán mới nhất. Hệ số tương quan Pearson chỉ giữ khi mỗi tập dữ liệu được phân phối bình thường và dữ liệu NFT thậm chí không xấp xỉ bình thường. Chúng tôi sẽ tính độ hiếm của 6 bộ NFT như sau:

Một số bộ sưu tập như BAYC hiển thị phân phối chuẩn, nhưng về mặt giá cả dữ liệu của NFT không bình thường, có nghĩa là ảnh hưởng của độ hiếm trên giá nhỏ hơn. Ngoài ra chúng tôi sử dụng thêm biểu đồ để kiểm tra dữ liệu có phù hợp với phân phối chuẩn hay không.  So sánh giá NFT với phân phối chuẩn – các đường màu đỏ trên biểu đồ thể hiện dữ liệu phù hợp với phân phối chuẩn và các dấu chấm thể hiện dữ liệu thực.

Nhìn chung giá NFT không được phân phối bình thường, điều này xác nhận rằng có sự sai số trong ước tính của hệ số tương quan Spearman.

Kết quả hiển thị từ -1 đến 1, đó sẽ là các giá trị hoàn toàn trái ngược nhau. Độ hiếm của một số bộ sưu tập có ít mối tương quan với giá cả, nghĩa là với các biến số khác thì điều này cũng là không đáng kể. Hình dưới đây cho thấy sự khác biệt giữa kết quả phân tích Tương quan Pearson và Tương quan Spearman.

Thuật toán của Spearman cho thông số tốt hơn Pearson, các ước lượng của tất cả các tập hợp quá lớn hoặc quá nhỏ do tồn tại phân phối không chuẩn. Trong 6 dự án nêu trên, độ hiếm của Doodle là có sự liên quan đến giá cả nhất, BAYC có các biến số khác ảnh hưởng, đó là lý do BAYC trở thành một trong những dự án thành công trên thị trường hiện nay.

Vậy giá NFT là do cộng đồng hay độ hiếm quyết định?

Mọi người hãy nhìn vào thẻ ngôi sao NBA Panini, khi số lượng cầu thủ của một loại thẻ sưu tầm đủ lớn thì sẽ xảy ra hiện tượng phân tầng giá. Điều này cũng đúng đối với NFT, nhưng giá của NFT không chỉ có một yếu tố ảnh hưởng duy nhất là độ hiếm mà còn cả cộng đồng.

Ảnh hưởng của độ hiếm đối với giá cả đã dần giảm bớt, thay vào đó là sự hưởng ứng mạnh mẽ của cộng đồng. Ngoài ra, giá của NFT cũng liên quan đến hiệu ứng người nổi tiếng hoặc một sự kiện nổi bật nào đó. Đội ngũ dự án phải tính toán kỹ lưỡng trước khi phát hành NFT, cần mở rộng cộng đồng để quảng bá và tăng lưu lượng phát hành. Nếu dự án muốn định giá NFT của mình thì cần xem xét nhiều yếu tố trước khi đưa ra quyết định.

Tổng kết

Chúng tôi đã phân tích dữ liệu mối tương quan giữa độ hiếm của NFT và giá cả, phân tích định lượng sức mua NFT và đánh giá lại tác động của độ hiếm. Mọi người cần lưu ý rằng chênh lệch về thời gian nắm giữ cũng gây nên sai số nhất định, hơn nữa là các yếu tố tác động như thời gian lưu thông trên thị trường, hoạt động của đội ngũ dự án. Đó là một trong những yếu tố để bạn kham khảo trước khi đưa ra quyết định đầu tư trên thị trường NFT.

Có thể bạn quan tâm

Mục lục