Tin nóng ⇢

DeFi Stack 1 – Các Layer bên trong chiếc mặt nạ mang tên DeFi

Tổng quan về DeFi

Từ đầu năm đến nay, chỉ tính riêng TVL của DeFi trên Ethereum đã đạt gần 15 tỷ đô, tăng hơn 20 lần so với năm ngoái.

Nguồn: DeFi Pulse

80% của tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc này đến từ các nền tảng lending (Compound, Aave, Cream, MakerDAO, dForce) và các trading platform (Uniswap, dYdX, Kyber, Curve, 0x) với thứ vũ khí có tên gọi là liquidity mining

Liquidity mining là công cụ để thúc đẩy hiệu ứng mạng lưới của protocol. Người dùng có thể nhận về lượng yield hấp dẫn chỉ đơn giản thông qua việc cung cấp thanh khoản cho các AMM (Uniswap, Curve, SushiSwap), cho vay tài sản trên các thị trường tiền tệ (Aave, Compound, Cream) hoặc đưa token vào các trình tối ưu lợi nhuận như (Yearn Finance, Idle Finance, APY.Finance).

Nhưng điều tuyệt vời chưa dừng lại ở đó, nhờ có “khả năng kết hợp” (composability), một bài toán lợi nhuận mới được đặt ra trong không gian DeFi. Khả năng kết hợp có nghĩa là các thành phần trong DeFi như những mảnh ghép lego và có thể xếp chồng lên nhau. 

Giúp các nhà phát triển không phải xây dựng lại từ đầu mà có thể sử dụng các mảnh ghép đã có sẵn và phát triển lên trên chúng. Kết quả của việc này chính là sản phẩm có thể được đưa ra thị trường nhanh hơn, giúp sản phẩm tốt hơn và nhiều người muốn sử dụng hơn.

Một ví dụ về việc tối ưu hiệu quả sử dụng vốn: Anh em dùng ETH làm tài sản thế chấp và vay Dai, đưa số Dai đó vào Tornado.cash để tăng tính bảo mật và swap DAI lấy USDC trên Curve, cuối cùng sử dụng USDC để đặt cược trên Polymarket. 

Khả năng kết hợp mang lại những lợi ích to lớn nhưng đi kèm với chúng là những rủi ro. Nếu như có một lớp (layer) ở phía dưới gặp sự cố sẽ kéo theo toàn bộ các layer phía trên bị ảnh hưởng. Vì vậy khi anh em hiểu được DeFi được cấu thành từ những layer nào và biết đánh giá xem từng layer có hoạt động tốt không, anh em sẽ tìm thấy rất nhiều cơ hội giúp tối đa lợi nhuận và tối thiểu rủi ro cho bản thân.

Phía dưới mình chia DeFi Stack thành 6 layer khác nhau:

Giải mã từng layer cấu thành nên DeFi

Level 1: Tiền tệ

Level 1 trong DeFi Stack là tiền tệ. Đơn giản bởi vì cần phải dùng tiền để tạo ra tiền, đó chính là thứ anh em đưa vào lúc đầu và cũng là thứ anh em nhận về lúc sau.

Tiền tệ ở đây có thể kể đến như: DAI, ETH, các token bên trong các thị trường tiền tệ (cToken, aToken), stablecoin (USDT, USDC, WBTC, renBTC, tBTC) và các LP token được sử dụng làm tài sản thế chấp trên các DeFi protocol.

Mỗi loại token có rủi ro khác nhau. Ví dụ rủi ro chính của DAI là khi hệ thống Maker sập và DAI mất giá trị, Tether (USDT) thì rủi ro liên quan đến pháp lý đối với tài khoản ngân hàng của Tether,... Tuy mỗi token có một rủi ro khác nhau nhưng chúng đều là viên gạch đầu tiên ở đáy kim tự tháp, nếu có bất kỳ bug hoặc thất bại trong smart contract thì cả hệ thống sẽ sụp đổ theo bất kể code có tốt đến mức nào.

Nguồn: Coin Metrics

Level 2: Layer giao dịch

Đưa tiền lên chưa đủ, chúng ta còn phải thực hiện được giao dịch nữa. Điều mà thường được coi là hiển nhiên này chính là level 2 trong DeFi Stack.

Khi DeFi ngày càng phát triển, hệ thống của chúng ngày càng phức tạp hơn. Không chỉ dừng lại ở việc ở gửi giao dịch và nhận về token, các DeFi protocol hiện đại còn phải thực hiện nhiều giao dịch để giải quyết các vấn đề khác nhau như: tìm kiếm và lưu trữ số dư của tài sản thế chấp, tính toán tỷ lệ thế chấp, xử lý dữ liệu giá của oracle, thực hiện việc thanh lý, phân phối phần thưởng staking, tính toán đòn bẩy,… 

Các hoạt động này đều cần một lượng lớn phí gas và do đó yêu cầu các giải pháp Layer 1 hoặc Layer 2 phù hợp để đáp ứng nhu cầu giao dịch trên DeFi. Phí gas trên Ethereum nhiều lúc lên hơn $100/giao dịch, minh họa rõ ràng cho vấn đề hiện tại của Ethereum. Nếu người dùng hoặc các bot không thể giao dịch thì mọi thứ đi theo sẽ không thể thực hiện và DeFi sẽ sụp đổ.

Các giải pháp giải quyết vấn đề của Ethereum có thể kể đến các dự án layer 1 như Solana (với khả năng thực hiện 50,000 giao dịch trên giây và gần như không tốn phí giao dịch) hoặc các dự án layer 2 khác như Matic, Skale, Optimism được xây dựng trên nền Ethereum. 

Level 3: Oracle cung cấp dữ liệu giá (Price Oracles)

Được phát triển trên layer giao dịch, price orcales là nền tảng tiếp theo của hạ tầng DeFi. Tính bảo mật và các dữ liệu thị trường chính xác là điều tiên quyết để các DeFi protocol hoạt động. 

Các oracle tập trung (centralized oracle) chỉ lấy dữ liệu từ một phía tiềm ẩn rủi ro ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống (Sự cố oracle gần đây của Compound khiến giá DAI tăng 30%, thanh lý một lượng lớn giá trị tài sản). 

Nếu một dự án oracle hàng đầu như Chailink gặp sự cố khiến đưa dữ liệu giá sai, các khoản vay trên Aave, tài sản tổng hợp trên Synthetix có thể bị thanh lý và các Dex dựa vào oracle như DODO cũng sẽ tạo ra thiệt hại lớn cho người dùng. Cả một hệ thống được kết nối với nhau có thể “vỡ nợ” chỉ trong vài giây.

Level 1,2 và 3 là cơ sở hạ tầng cốt lõi của DeFi. Trên chúng là các hệ thống tài chính phức tạp hơn được kết nối với nhau và có tính tương tác cao (Các cơ sở tài chính).

Level 4: Cơ sở DeFi (DeFi Primitives)

DeFi primitives bao gồm:

  1. Lending protocol: Compound, Aave, Cream.
  2. Dex AMM: Curve, Uniswap, Balancer, DODO, Bancor, SushiSwap.
  3. Dex order-book: 0x, Loopring, Serum.
  4. Phái sinh: Perpetual Protocol, Opyn, Synthetix, dYdX, BarnBridge.
  5. Platform quản lý tài sản: dHedge, Melon.

Mỗi một nhánh đều có thể được sử dụng độc lập hoặc tương tác với các nhánh khác nhau trên các layer khác nhau của DeFi Stack.

Ví dụ:

  • cToken (layer 1) được sử dụng làm tài sản thế chấp trên Curve (layer4).
  • Vay trên Aave và deposit vào Uniswap hoặc ngược lại deposit tài sản vào Uniswap và sử dụng LP token làm tài sản thế chấp trên Aave.

Một vài ví dụ khác về việc các primitive đang tận dụng từ các mảnh ghép level 1 – 3.

  1. DAI được sử dụng trọng tất cả các hợp đồng mở (open interest) trên Augur và là token thế chấp cho nhiều pool trên Curve.
  2. Aave dựa vào oracle của Chainlink để phát hành và thanh lý các khoản nợ trên Aave.
  3. Các lending protocol và các protocol phái sinh (Perpetual Protocol, Compound, Aave) cần các keeper để thực hiện thanh lý các vị thế. (Ví dụ: sự sụp đổ của MakerDAO vào ngày 12 tháng ba 2020 khiến gần như tất cả các vị thế đều bị thanh lý).

Level 5: Protocol tổng hợp (Protocol Aggregators)

Các protocol này được xây trên các primitive nhằm tổng hợp cung và cầu từ thị trường.

Ví dụ:

  • Tổng hợp nguồn cung: Yearn Finance, Idle Finance, APY Finance, Rari Capital.
  • Tổng hợp nguồn cầu: 1inch, Matcha, Paraswap.
  • Tổng hợp của trình tổng hợp (Aggregator of aggregators): yAxis.
  • Các đột phá mới: Swivel Finance, Benchmark.

Các trình tổng hợp liên tục gây bão thời gian gần đây vì chúng giúp tối đa lợi nhuận (hoặc tiết kiệm chi phí). Tuy nhiên vì được phát triển ở một trong những lớp trên cùng nên anh em phải cân nhắc rủi ro khi sử dụng các protocol này. Nếu bất kỳ một layer nào phía dưới xảy ra vấn đề, khả năng cao anh em sẽ thiệt hại thậm chí mất trắng tài sản.

Ví dụ: Các protocol tổng hợp yield như Yearn sẽ tìm kiếm các nơi có yield tốt nhất và đưa tài sản của anh em vào, nếu nơi đó xảy ra vấn đề sẽ dẫn đến thiệt hại cho tài sản của anh em. Tuy nhiên ở mặt tích cực khác các trình tổng hợp Dex tương đối an toàn, như 1Inch hoạt động như một người môi giới, protocol không giữ tài sản mà chỉ thực hiện việc giao dịch tài sản cho anh em.

Level 6: Ví và Front End

Ví (wallets) và front end chính là bộ mặt và được xây ở tầng cao nhất của DeFi

Ví dụ:

  • Relayer (Cung cấp front end cho một protocol riêng): Tokenlon, Dharma, PoolTogether.
  • Ví (Wallets): Metamask, imToken, Exodus, Trust Wallet.
  • DeFi-Native Front ends (đơn giản hóa trải nghiệm trên nhiều DeFi primitive): DeFi Saver, Zapper, Zerion, Instadapp.

Wallet và Front end không cạnh tranh về phương diện kỹ thuật công nghệ hay tài chính, chúng cạnh tranh ở thiết kế, trải nghiệm người dùng,..

Lời kết

Ở phần trên mình đã cung cấp cho anh em sơ đồ cấu thành nên DeFi, sự liên quan cũng như các dự án nổi bật trong từng layer. Hi vọng từ sơ đồ này, anh em đã có cái nhìn khái quát về DeFi từ đó tìm cho bản thân một phương hướng đánh giá dự án hợp lý.

Ở phần tiếp theo mình sẽ chỉ cho anh em những rủi ro đang tồn tại trong DeFi cũng như cách quản lý và hạn chế những rủi ro đó. Từ đó giúp tối đa lợi nhuận và tối thiểu rủi ro cho bản thân.

Theo C98

Có thể bạn quan tâm

Mục lục