Tin nóng ⇢

Có nên đăng ký bản quyền cho NFT?

Không có đúng hay sai khi chọn giấy phép bản quyền cho dự án NFT của bạn. Tất cả đều phụ thuộc vào những gì bạn đang cố gắng xây dựng với tư cách là một người sáng tạo. 

Giấy phép Creative Commons hoặc giấy phép quyền thương mại có giúp ích cho người tạo NFT hay không? Tất cả đều phụ thuộc vào những gì mà họ đang cố gắng xây dựng.

Người ta thường biết rằng tính bất biến của blockchain đã mang lại cho người sáng tạo và người sưu tầm bằng chứng đáng tin cậy về quyền sở hữu kỹ thuật số, tính hợp lệ và sự khan hiếm. Nhưng điều gì xảy ra bên ngoài blockchain?

Trong thế giới thực, quyền sở hữu thường đồng nghĩa với bản quyền và đó là điều mang lại cho các công ty như Yuga Labs quyền kiểm soát tuyệt đối đối với thương hiệu của họ.

Copyright hay bản quyền là một chủ đề rất nóng trong cộng đồng NFT PFP (profile picture) vì PFP được cho là một phần của danh tính kỹ thuật số của một người.

Chủ sở hữu NFT Bored Ape Yacht Club (BAYC) của Yuga đã được cấp phép để phát triển các sản phẩm phái sinh từ các ape của họ. Tuy nhiên, chủ sở hữu ape vẫn phải đối mặt với những hạn chế nhất định.

Tùy thuộc vào bộ sưu tập NFT cụ thể, có thể có những hạn chế đối với việc sử dụng tài sản trí tuệ (Intellectual property – IP) từ phía chủ sở hữu và vì vậy nhiều người đã bắt đầu xem xét cung cấp cho người mua khả năng tận dụng và thương mại hóa tác phẩm nghệ thuật NFT của họ. Điều này dẫn đến sự bùng nổ của các dự án mang lại quyền tự do lớn hoặc hoàn toàn cho chủ sở hữu.


J1mmy.eth vs DCinvestor.eth

Có hai cách nghĩ về bản quyền trong NFT. Một là về việc giữ lại các quyền đối với tác phẩm của bạn với tư cách là người sáng tạo để kiểm soát nhiều hơn và độc quyền tạo doanh thu bên ngoài blockchain. Đây được gọi là bản quyền (copyright).

Một cách khác là cách tiếp cận không cần cấp phép trong đó tác phẩm nghệ thuật, tài sản trí tuệ sẽ không thuộc về ai nhưng quyền sở hữu vẫn tồn tại trên blockchain nhờ vào giấy phép Creative Commons. j1mmy.eth và DCinvestor.eth là hai NFT influencer đại diện cho 2 cách nghĩ trên và cả 2 đã có những tranh luận gay gắt về vấn đề này. 


DCinvestor.eth thuộc nhóm CC0 (Creative Commons Zero – tức là từ bỏ tất cả bản quyền và các quyền tương tự mà bạn nắm giữ trong một tác phẩm và dành những quyền đó cho công cộng). Trong khi j1mmy.eth lại theo cách nghĩ ngược lại. 

Theo quan điểm của DCinvestor, có tiềm năng trong các dự án CC0. DCinvestor.eth lập luận rằng phần mềm mã nguồn mở chạy phần lớn trên Internet và giống như Bitcoin và Ethereum, môi trường nào mà mọi người đều có thể đóng góp thì sẽ trở nên có giá trị hơn cả. Trái với việc DCinvestor “ủng hộ sự tham gia của cộng đồng, xây dựng các cộng đồng và thương hiệu CC0”, j1mmy.eth tự tin rằng các NFT CC0 “sẽ không phải là một khái niệm phổ biến với xu hướng chủ đạo,” ông cho rằng chúng là một khoản đầu tư tồi so với NFT có quyền thương mại và vì đó, mọi người nên “bỏ qua các dự án CC0”.

Tại sao phải đăng ký bản quyền?

Đầu tiên, bản quyền được tạo ra để khuyến khích người sáng tạo tạo ra các tác phẩm mới nhờ vào việc họ có thể kiếm tiền từ những sáng tạo của họ. Nếu không có những người sáng tạo để tạo ra các tác phẩm nghệ thuật, thì sẽ không còn một nét văn hóa nào để bảo tồn. Và nếu không có sự đảm bảo rằng những người sáng tạo có thể kiếm sống dựa trên sáng tạo của họ, thì việc mất dần đi những người sáng tạo là không thể tránh khỏi.

Đó là cách mà giấy phép ngụ ý “All rights reserved” ra đời. All rights reserved tức là không ai có thể sử dụng tác phẩm của bạn trừ khi họ được sự cho phép của bạn. Theo đó, tất cả các tác phẩm sáng tạo đã hoàn thiện sẽ tự động được gán cụm từ này mà không yêu cầu đăng ký, trừ khi người sáng tạo có quy định khác.

Thông tin quan trọng nhất về quyền sở hữu trí tuệ là những quyền này cung cấp cho chủ sở hữu bản quyền quyền thiết lập ranh giới đối với tài liệu có bản quyền của họ, ngăn cản việc đạo văn và bảo vệ nguồn thu nhập của người sáng tạo bằng cách trừng phạt bất kỳ ai khai thác IP mà không được phép. Không chỉ các nghệ sĩ độc lập mà các dự án và thương hiệu như BAYC vẫn có thể được hưởng lợi từ việc duy trì một số quyền vì việc bảo vệ thương hiệu của họ là điều quan trọng để tồn tại lâu dài.

Quyền thương mại là gì?

Thuật ngữ “quyền thương mại” đã được sử dụng rộng rãi trong các cộng đồng PFP, nhưng sự thật là không có một mô tả chính xác nào về nó. Một số dự án, như BAYC, nêu rõ trong các điều khoản và điều kiện của họ rằng chủ sở hữu NFT có đầy đủ quyền thương mại vô hạn đối với ape của họ, có nghĩa là họ có thể thương mại hóa và bán các mặt hàng có ape của mình theo cách mà họ muốn. Những dự án khác, như CryptoKitties, đã thực hiện cách tiếp cận khác bằng cách cho phép chủ sở hữu NFT chỉ được phép thương mại hóa NFT của họ để tạo ra hàng hóa với thu nhập giới hạn ở mức 100.000 USD mỗi năm và với các hạn chế trong việc sử dụng nghệ thuật để marketing, bán cho bên thứ ba hay sửa đổi nghệ thuật.

Cả BAYC và CryptoKitties đều có nói rằng họ đã trao quyền thương mại cho chủ sở hữu, nhưng rõ ràng là một trong số họ đang hạn chế quyền ở một mức độ nào đó.

Các điều khoản và điều kiện của mỗi dự án quy định “việc sử dụng thương mại” có nghĩa gì đối với chủ sở hữu và điều đó có thể khác nhau. Tùy thuộc vào dự án, có thể có những giới hạn về cách người mua có thể thương mại hóa NFT của họ, bao gồm các giới hạn về doanh thu và quyền tạo ra bất kỳ tác phẩm phái sinh nào cũng như tính độc quyền và tiền bản quyền.

Nói chung, quyền thương mại cho phép các cá nhân khai thác một số tài sản trí tuệ nhất định để tạo thu nhập trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua việc chuyển nhượng quyền tác giả. Nhưng cần phải có văn bản chuyển nhượng trong quá trình chuyển nhượng quyền tác giả. Vì vậy, trừ khi được quy định rõ ràng trong các điều khoản và điều kiện, bạn chỉ sở hữu token, không phải tác phẩm nghệ thuật thực tế.


Kịch bản lý tưởng cho quyền thương mại đối với NFT và kịch bản mà J1mmy đang ủng hộ là kịch bản mà chủ sở hữu NFT có quyền sở hữu NFT và tác phẩm nghệ thuật cơ bản và độc quyền không giới hạn về quyền thương mại kèm theo nó.

Vì vậy, bên cạnh quyền sở hữu NFT và số tiền bạn có thể kiếm được từ việc bán nó, bạn là người duy nhất được phép sử dụng PFP của mình cho hàng hóa, quảng cáo, phim ảnh hoặc bất cứ thứ gì liên quan đến việc khai thác PFP và tạo ra doanh thu. Điều này mở ra cơ hội thu nhập bên ngoài blockchain từ các sản phẩm phái sinh và bạn có toàn quyền kiểm soát nó miễn là smart contract xác thực quyền sở hữu của bạn đối với NFT.

Tuy nhiên, một số dự án, chẳng hạn như Forgotten Runes Wizard's Cult, cung cấp cho người mua NFT của họ giấy phép không độc quyền đối với nghệ thuật cơ bản, thay vì chuyển giao quyền thương mại, có nghĩa là người sáng tạo cũng được phép khai thác quyền sở hữu trí tuệ.

Một số dự án PFP phổ biến nhất tuyên bố trao cho người mua “quyền thương mại” là BAYC, World of Women và Invisible Friends.

Còn Creative Commons và CC0 thì sao?

Creative Commons (CC) được thành lập với mục đích chuyển từ tiêu chuẩn “All rights reserved” sang nhiều lựa chọn khác nhau cho người sáng tạo trong việc mở các tác phẩm của họ cho người khác sử dụng.

Để hiểu rõ hơn, có thể quan sát các loại giấy phép Creative Commons dưới đây:

Theo quan điểm của đại diện Creative Commons, “không có gì mâu thuẫn khi người sáng tạo cung cấp tác phẩm của họ cho công chúng theo giấy phép CC cũng như cho phép mint nó dưới dạng NFT phiên bản giới hạn”. Họ lập luận rằng những NFT này (bao gồm tác phẩm được cấp phép CC) vẫn là một mục trên raisonne catalogue, điều này mang lại cho chúng tính hiếm có và tính xác thực mặc dù giấy phép CC cho phép tạo ra các bản sao không giới hạn của tác phẩm một cách hợp pháp. Tuy nhiên, có một số tác động đi kèm với việc sử dụng giấy phép Creative Commons cho tài sản NFT mà hầu hết mọi người dường như bỏ lỡ.

Hầu hết người mua tin rằng CC0 là giấy phép cung cấp cho họ nhiều quyền lực nhất đối với NFT của họ bởi vì người sáng tạo đang từ bỏ yêu cầu độc quyền đối với tác phẩm nghệ thuật đó. Nhưng thực tế là người sáng tạo không còn bất kỳ tiếng nói nào đối với việc sử dụng tác phẩm của họ, ngoại trừ quyền nhân thân (moral rights), nhưng điều này không có nghĩa là người mua có toàn quyền kiểm soát tác phẩm đó.

Đầu tiên, nếu bạn mua NFT từ bộ sưu tập PFP bằng bất kỳ giấy phép CC nào, bạn sẽ không có quyền pháp lý độc quyền khi sử dụng nó trên mạng xã hội hoặc hiển thị nó ở bất cứ đâu bạn muốn làm hình đại diện của mình. 

Hơn nữa, mua tác phẩm nghệ thuật NFT được phát hành theo CC0 không có nghĩa là bạn sở hữu quyền đối với tác phẩm nghệ thuật CC0. Chỉ đơn giản là bạn đã trả tiền cho nó trên blockchain.

Tống kết

Một cuộc khảo sát trên twitter cho thấy hầu hết những người đam mê Web 3 ủng hộ mạnh mẽ đối với CC0. Điều đó có nghĩa là mọi người trong thị trường sẽ bị thu hút nhiều nhất bởi câu chuyện “no rights reserved" (Chủ sở hữu của một tác phẩm, hoặc người giữ bản quyền khác, phát hành tác phẩm đó vào phạm vi công cộng) bởi vì CC0 phù hợp với tinh thần của Web 3.


Cuối cùng, Web 3 là về tính minh bạch và cởi mở, và CC0 góp phần vào điều đó bằng cách cho phép mọi người sử dụng tác phẩm nghệ thuật của bất kỳ NFT nào theo giấy phép này cho mục đích sử dụng thương mại hoặc theo cách khác.

Tất cả chúng ta đều mơ về một vũ trụ mở, nơi các nhân vật từ các dự án NFT yêu thích của chúng ta có thể cùng tồn tại và phát triển. Nhưng, thành thật mà nói, các bộ sưu tập không phải CC0 khiến giấc mơ này không thể đạt được. Bản quyền là viết tắt của sự hạn chế và kiểm soát và làm cho mục tiêu trở nên đắt đỏ và không thể tiếp cận được.

Để xây dựng một vũ trụ với các nhân vật từ các bộ sưu tập có bản quyền, bạn phải sở hữu token hoặc cấp phép IP từ chủ sở hữu. Tuy nhiên, với bộ sưu tập CC0, tất cả những gì bạn phải làm là xây dựng nó.

Và đó là loại Web 3 mơ ước. Một vũ trụ phi tập trung, nơi mọi người đều có thể đóng góp và bạn không phải xin phép các thực thể tập trung.

Không có đúng hay sai khi chọn giấy phép bản quyền cho dự án NFT của bạn. Tất cả đều phụ thuộc vào những gì bạn đang cố gắng xây dựng với tư cách là một người sáng tạo. 

Không có tiêu chuẩn nào cho giấy phép quyền thương mại, nhưng chúng có lợi thế là cấp cho bạn độc quyền đối với việc thương mại hóa tác phẩm nghệ thuật của NFT bên ngoài blockchain.

Hãy đọc các điều khoản và điều kiện trước khi mua bất kỳ NFT nào để hiểu chính xác những gì bạn nhận được.

Có thể bạn quan tâm

Mục lục