Bài viết này sẽ xem xét nhiều cách mà các NFT đang được sử dụng để tăng mức độ tương tác của người hâm mộ trong lĩnh vực thể thao.
Sau sự ra mắt của CryptoKitties vào năm 2017, các NFT đã ngày càng trở nên phổ biến hơn rất nhiều. Đặc biệt, lĩnh vưc này dự kiến sẽ thu về hơn 800 tỷ đô trong hai năm tới.
Một trong những use case nổi tiếng cho NFT là các dự án PFP như Bored Ape Yacht Club hay các dự án game P2E. Ngoài ra, NFT cũng thành công thu hút sự chú ý từ ngành công nghiệp thể thao khi các giải đấu thể thao chuyên nghiệp đã thiết lập nền tảng riêng để người hâm mộ tương tác với các đội hay các cầu thủ yêu thích của họ.
Sử dụng NFT trong tương tác với người hâm mộ
Người hâm mộ thể thao thường sẽ mong muốn tương tác với các cầu thủ hay các đội yêu thích của mình thông qua các hoạt động như tham gia trò chơi trực tiếp, mua vật phẩm của cầu thủ, tham gia các buổi ký tặng, v.v. Thông qua các hoạt động tương tác đó, các đội và cầu thủ có cơ hội kiếm được lợi nhuận khá nhiều.
Không chỉ có các cầu thủ và đội thi đấu, các liên đoàn thể thao cũng sớm nhận thấy giá trị của việc tương tác với người hâm mộ và đã tạo ra các nền tảng nơi người hâm mộ có thể mua, sở hữu và giao dịch những vật phẩm kỷ niệm liên quan đến ngôi sao họ yêu thích. Một ví dụ nổi tiếng là NBA Top Shots NFT marketplace của Liên đoàn Bóng rổ Quốc gia, nơi người hâm mộ có thể mua, bán và trao đổi các clip về bóng rổ. Các clip trên nền tảng này được gọi là NBA Top Shot moment và mỗi video thể hiện một highlight khác nhau trong một trận đấu bóng rổ. Marketplace này ra mắt vào năm 2020 dưới dạng liên doanh giữa NBA và Dapper Labs, đội ngũ đằng sau CryptoKitties. Nó đã tạo ra hơn 230 triệu đô doanh thu trong vòng một năm kể từ khi ra mắt.
Một số clip được bán theo gói, tương tự như các card giao dịch vật lý như Pokèmon hay Yu-Gi-Oh. Ngoài ra còn có một yếu tố cá cược dự trên các cấp độ hiếm khác nhau của clip từ “common” đến “legendary". Những video clip hiếm hơn sẽ được mua với giá cao hơn thông thường, từ đó tăng thêm giá trị sưu tầm cho các sản phẩm này.
khi nói đến các liên đoàn thể thao xây dựng nền tảng tương tác riêng, ngoài NBA còn có National Football League, National Hockey League đang làm việc trên nền tảng NFT, và Major League Baseball đã phát hành NFT marketplace.
Không chỉ có các giải đấu thể thao mới xây dựng nền tảng tương tác với người hâm mộ. Ví dụ, Fanzee, một nền tảng sắp ra mắt, đã huy động được 2 triệu đô để xây dựng thị trường và hệ sinh thái, nơi những người hâm mộ thể thao có thể hoàn thành các thử thách như giải câu đố và game để tăng mức độ hâm mộ của họ và kinh doanh bộ sưu tầm NFT.
Tương tự như NBA Top Shots, có một yếu tố của gamification hay game hóa. Trong trường hợp này, các câu lạc bộ thể thao có thể tạo ra những thử thách tương tác như câu đố dựa trên các trận đấu trước đó để kiểm tra xem người hâm mộ có theo dõi kỹ trận đấu hay không. Ngoài ra, người hâm mộ có thể kiếm điểm kinh nghiệm và NFT dựa trên tương tác trong game. Điểm kinh nghiệm sẽ nâng cao “cấp độ hâm mộ” của họ, cấp độ càng cao, phần thưởng người hâm mộ nhận được càng lớn.
Theo Max Luck, trưởng nhóm tăng trưởng hệ sinh thái tại Flare Network tập trung vào khả năng tương tác:
“Gamification là một cách tuyệt vời để thúc đẩy tương tác. Trải nghiệm nền tảng vui vẻ và thú vị sẽ giúp thu hút nhiều người hơn. Tuy nhiên, cần phải có một câu chuyện xuyên suốt các hoạt động đó".
Các nền tảng tương tác với người hâm mộ đang thay đổi ngành thể thao như thế nào?
Các nền tảng tương tác với người hâm mộ đang đưa ngành công nghiệp trong thế giới thực như đồ sưu tầm vào không gian Web3. NFT là một trong những cách tuyệt vời để thu hút người dùng trẻ hơn và hiểu biết hơn về công nghệ.
Luck cho biết:
“NFT giống như các công cụ marketing có sức mạnh thu hút những người mới đến với game. Điều này đặc biệt đúng đối với những người hâm mộ trẻ, những người sở hữu bộ sưu tập và có thể chia sẻ sự nhiệt tình cũng như kinh nghiệm của họ với bạn bè"
NFT có thể có những tác động đáng kể đến độ gần gũi của người hâm mộ thể thao với các đội yêu thích của họ nếu chúng được sử dụng đúng cách. Người hâm mộ sẽ dễ dàng theo dõi các đội và vận động viên mà họ quan tâm nhất. Từ đó, các tổ chức thể thao có thể khai thác hơn nữa dựa trên những tương tác người hâm mộ này. Sẽ không ngạc nhiên nếu hầu hết các giải đấu thể thao có nền tảng NFT riêng, nơi người hâm mộ có thể tương tác với các tài sản trên blockchain trong vài năm tới.
Tuy nhiên, trọng tâm nên tập trung vào người hâm mộ thay vì cố gắng kiếm thật nhiều tiền bằng cách bán token. Khi tập trung vào người hâm mộ, các nền tảng sẽ được họ chú ý đến nhiều hơn từ đó tăng khả năng họ giới thiệu và mang thêm người dùng mới vào nền tảng hơn. Điều này cũng sẽ cải thiện tỷ lệ giữ chân người dùng vì người hâm mộ sẽ sử dụng các nền tảng này cho mục đích cá nhân của họ thay vì cố gắng kiếm tiền.
Félix Le Breton, giám đốc doanh thu kỹ thuật số tại tổ chức thể thao điện tử Pháp Team Vitality đã chia sẻ rằng:
“NFT có thể là một cách tuyệt vời để thu hút người hâm mộ trẻ tuổi, miễn là tránh xa khía cạnh đầu cơ. Rõ ràng là thế hệ trẻ đã quen với nguyên tắc sở hữu kỹ thuật số và họ rất dễ dàng tiếp cận lĩnh vực này”.
Các nền tảng áp dụng cách tiếp cận ưu tiên người dùng, tập trung vào độ tương tác cao và giữ chân người dùng sẽ thành công hơn cả. Trung bình, 76% người hâm mộ thể thao cuồng nhiệt trên toàn thế giới sẵn sàng tìm hiểu thêm về NFT, do đó, có một cơ hội tuyệt vời cho các tổ chức trong ngành thể thao khi giới thiệu tài sản dựa trên blockchain cho người tiêu dùng của họ.
NFT có thể thay đổi thế giới thể thao bằng cách đưa các hoạt động ngoại tuyến vào thế giới trực tuyến. Nếu trước đây, người hâm mộ phải thu thập card, áo phông và bóng có chữ ký, mua bán các bức ảnh chụp hình cầu thủ yếu thích, thì bây giờ những người hâm mộ trẻ tuổi có thể tương tác với các đội và cầu thủ yêu thích của họ thông qua công nghệ blockchain.