Tin nóng ⇢

Bollinger Band là gì? Cách sử dụng Bollinger Band trong giao dịch

Trong bài viết này mình sẽ giới thiệu tổng quan về công cụ này cùng với một số cách sử dụng cơ bản của nó. Anh em có thể dùng Bollinger Band (BB) một cách độc lập hoặc kết hợp với một số công cụ khác để hình thành một Trading System của riêng mình.

Bollinger Band là gì?

BB là một Indicator được dùng để đo lường sự biến động của giá. Nó giúp xác định được một vùng giá trị mà giá dao động (dĩ nhiên nó mang tính chất tương đối).

Indicator này được nhà giao dịch tài chính, nhà phân tích John Bollinger phát triển và giới thiệu vào năm 1983.

Bollinger Band được cấu tạo từ 3 thành phần: Band trên, Band dưới và trục giữa.

Cấu tạo

  • Trục giữa là một trung bình động SMA20.
  • Đường Band trên được tính bằng cách lấy trục giữa cộng 2 lần độ lệch chuẩn của giá.
  • Đường Band dưới được tính bằng cách lấy trục giữa trừ 2 lần độ lệch chuẩn của giá.

Một số đặc tính của Bollinger Band

Để áp dụng BB vào Trading anh em cần nắm bắt 2 tính chất của BB.

Đặc tính 1: Thông thường giá sẽ giao động ở giữa Band trên và Band dưới.

Anh em quan sát chart trên, giá có xu hướng giao động trong giới hạn giữa Band trên và Band dưới.

Thường thì giá sẽ đóng cửa ở trong phạm vi trên (Trading Range) và có xu hướng quay về đường trung tâm khi chạm 2 Band.

Hình trên cũng là một ví dụ điển hình cho việc giá giao động trong 2 band của BB. Trong hình trên anh em có thể thấy, mặc dù có nhiều râu nến nằm ra ngoài 2 Band, nhưng đa số các nến đều có giá đóng cửa nằm bên trong của 2 Band.

Đặc tính 2: Khi các dãy Bollinger Bands thu hẹp có khả năng sẽ xảy ra một sự đột biến về giá.

Ví dụ 1:

Phân tích:

  • Như anh em quan sát trong Chart, hiện tượng dãy BB thu hẹp lại như vậy được gọi là hiện tượng thắt cổ chai. Khả năng rất cao sau đó là một đợt biến động mạnh, có thể tăng hoặc có thể giảm.
  • Dấu hiệu cơ bản để nhận biết hiện tượng thắt cổ chai là 2 Band thu hẹp dần, Volume ở những cây nến đó nhỏ so với đại đa số các cây nến ở những vùng khác.
  • Anh em có thể dùng các Indicator, mô hình giá khác để xem có tín hiệu tăng mạnh hay giảm mạnh không để kết hợp trade break out.

Ví dụ 2:

Hiện tượng thắt cổ chai là một dấu hiệu để Trade break Out rất tốt.

Như ở trên hình sau, khi giá đã Down mạnh thì giá đã hình thành một đoạn giá Sideway.

Anh em có thể chú ý trên chart là 2 Band bắt đầu thu hẹp dần và giá có xu hướng dao động trong đó.

Phân tích:

  • Ở vùng giá màu vàng mình đánh dấu, giá gần như không giao động.
  • Nếu anh em chỉnh Chart lại nến H4 thì theo trường phái Price Action anh em sẽ thấy một Pinbar giảm với tỷ lệ giảm. Cộng thêm trước đó xu hướng của giá là giảm với BB cũng đang thu hẹp dần thì anh em hoàn toàn có thể vào một lệnh Short với Stoploss trên đỉnh của Pinbar một chút.

Giao dịch với Bollinger Band

Thông thường BB thường được kết hợp với một số Indicator khác để hiệu quả hơn khi giao dịch.

Ở trong trong bài viết này mình sẽ giới thiệu với anh em một phương pháp giao dịch Scalping kết hợp với BB.

Ứng dụng giao dịch Scalping ở những khung giá Sideway

Nguyên tắc giao dịch: Chỉ báo BB gần như co lại, trục giữa gần như đi ngang.

  • Vào lệnh mua khi: Giá chạm xuống Band dưới, anh em đặt Stop Loss 10 đơn vị giá dưới điểm mua, Take profit khi giá chạm đường trung tâm.
  • Vào lệnh bán khống khi: Giá chạm Band trên, anh em đặt Stop Loss 10 đơn vị giá trên điểm bán, Take Profit khi giá chạm đường trung tâm.

Ví dụ 1:

Anh em quan sát Chart M15 của BTC/USDT.

Anh em quan sát ở khung thời gian lớn hơn sẽ thấy khoảng giá này giao động rất hẹp, đường trục giữa của BB gần như đi ngang.

Vì vậy cứ đúng nguyên tắc giao dịch thì anh em có thể vào lệnh Buy hoặc Sell như trên hình và Take Profit khi giá chạm đường trục giữa.

Lưu ý:

Anh em có thể thấy là trên Chart BTC, trong khoảng Range như trên hình thì giá chỉ giao động từ 10 – 100 giá. Vì vậy nếu anh em giao dịch Spot Trade bình thường thì gần như sẽ lỗ do phí giao dịch của sàn.

Thường thì cách giao dịch kiểu này mình hay dùng đòn bẩy cao (25 – 100). Tuy nhiên, anh em cần cân nhắc rủi ro khi giao dịch với đòn bẩy cao và nên hạn chế giao dịch vào những khung thời gian giá chạy sôi nổi vào tầm 23 – 3h sáng (nếu anh em Trade Coin). Ở những khung thời gian đó thường có sự góp mặt của nhiều cá mập khiến giá chạy rất nhanh khiến anh em không thể Cut Stop Loss được.

Ứng dụng giao dịch Swing Trade với Price Action và BB

Ngoài việc kết hợp với các Indicators khác thì anh em có thể kết hợp BB với Price Action và các mô hình giá.

VD 2:

Anh em có thể quan sát Chart Daily BTC/USDT.

Phân tích:

  • Giá sau khi có một đoạn tăng mạnh đã bắt đầu hình thành các đỉnh thấp dần và các Swing Low có xu hướng được đẩy về vùng màu xanh lam phía dưới. Nếu anh em quan sát kỹ thì đây có các dấu hiệu khá tương đồng với mô hình tam giác giảm.
  • Một điểm cần quan sát nữa là Volume từ khi đạt đỉnh giảm dần chứng tỏ sự giảm hứng thú của các Trader ở mức giá hiện tại.
  • Thêm vào nữa ở vùng giá màu vàng mình đánh dấu là vùng giá mà 2 dãy Band của BB co lại rất hẹp. Với tất cả những phân tích đó thì trong trường hợp này mình sẽ nghiêng về hướng giảm giá hơn. Anh em có thể mở các khung thời gian ngắn hơn là H4 để tìm Signal đẹp để vào lệnh.

Tổng Kết

Tóm lại BB là một Indicator được dùng để đo lường sự biến động của giá. BB được tạo bởi 3 thành phần là: Trục giữa (đường SMA20), Band trên (SMA20 + 2 lần độ lệch chuẩn của giá) và Band dưới (SMA20 – 2 lần độ lệch chuẩn của giá).

Giá thường có xu hướng giao động giữa Band trên và Band dưới và hội tụ về đường trục giữa. Khi mà 2 dãi Band co lại thì sắp có biến động xảy ra, có thể tăng hoặc giảm (hay còn được gọi là hiện tượng thắt cổ chai).

Hi vọng qua bài viết tổng quan này anh em có thể hiểu tổng quan về Indicator BB. Trong loạt bài về Trading System mình sẽ giới thiệu một số cách kết hợp với các công cụ để trade hiệu quả hơn.

Theo C98

Có thể bạn quan tâm

Mục lục