Tin nóng ⇢

Bitcoin: Kể cả những gã khổng lồ cũng bắt đầu từ con số 0

Nghiên cứu của Baylor Bitcoin chỉ ra một số điểm thú vị trong những năm đầu Bitcoin mới xuất hiện. Bài nghiên cứu tuần này đã làm rõ một số vấn đề thú vị về hai năm đầu tiên của Bitcoin và nói rằng nhóm miner nhỏ đầu tiên thường luôn tuân thủ theo quy tắc dù họ có thể gian lận.

Bài nghiên cứu có tên "Một nhóm người ẩn danh tập hợp bảo vệ Bitcoin trong những lần phân quyền thất bại" thực sự thú vị có giá trị cao. Quá trình thực hiện bài nghiên cứu này rất cực khổ vì đội ngũ phải theo dõi hoạt động Bitcoin từ những ngày đầu tiên thông qua một nền tảng dữ liệu khai thác được gọi là “extranonce", không chỉ thế, bài viết cũng bao gồm nhiều khía cạnh kỹ thuật và gây tranh cãi như bảo mật, quyền riêng tư và phân phối Bitcoin.

Theo bài báo cáo thì trong khoảng thời gian từ tháng 1/2009-2/2011, một miner đã thực hiện cuộc tấn công 51%. Bằng cách kiểm soát phần lớn sức mạnh khai thác của mạng (hoặc tỷ lệ băm), miner đó có thể có gấp đôi số tiền hoặc thậm chí lấy bitcoin từ những người dùng khác. Tuy có cơ hội nhưng không một ai có ý định tấn công chuỗi. Các nhà nghiên cứu viết: “chúng tôi nhận thấy rằng miner luôn chọn hợp tác thay vì tấn công”.

Các nhà nghiên cứu từ một nhóm Đại học Y Baylor và Đại học Rice đã phát hiện ra rằng trong những năm đầu tiên của Bitcoin thì Bitcoin chỉ đơn thuần là một cuộc thử nghiệm gần như không có một tí giá trị kinh tế nào. Thậm chí, hỗ trợ hệ thống sẽ thu được nhiều lợi ích hơn là tấn công nó.

Tuy nhiên bài nghiên cứu vẫn còn hạn chế vì chỉ nhìn Bitcoin như một hệ thống kỹ thuật. Thay vào đó, mục tiêu chính của nó là “nghiên cứu các phản ứng khi một nhóm người đối mặt với những vấn đề tiến thoái lưỡng nan.

Vì vậy, bài nghiên cứu Bitcoin này là một case study nghiên cứu về hành vi con người trong môi trường cụ thể không phải là để hiểu rõ hệ thống Bitcoin. Bài nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà toán học và khoa học máy tính, nhiều người trong số họ làm việc về các vấn đề nghiên cứu trong gen, sinh học và y học, tìm hiểu về hành vi người tạo ra Bitcoin và tâm lý tại sao miner lại không gian lận.

Đây cũng là lý do tại sao cuối bài lại là một thí nghiệm tâm lý sử dụng mô hình lý thuyết trò chơi để bắt chước hành vi của miner Bitcoin. Những người tham gia sẽ chơi một trò chơi tên là Centipede cho phép người chơi ẩn danh và cơ chế ăn trộm tương tự như một cuộc tấn công 51%. Trong thử nghiệm, các nhà khoa học nhận thấy rằng họ có xu hướng hợp tác với nhau. Mặc dù không liên quan trực tiếp đến việc hiểu tính bảo mật của Bitcoin ở cấp độ kỹ thuật, nhưng những phát hiện này ít nhất cũng làm yên tâm một chút về chủ đề bản chất con người.

Liệu Bitcoin không riêng tư như chúng ta nghĩ?

Các nhà nghiên cứu áp dụng nghiêm ngặt một hình thức “rò rỉ dữ liệu” dùng để nghiên cứu các hoạt động on-chain của BTC, dạng siêu dữ liệu này, được gọi là “extranonce”. Phương pháp này đã được biết đến từ năm 2013, được mô tả bởi Sergio Demian Lerner khi ông sử dụng để theo dõi các token được mint bởi Satoshi. Phương pháp này không thực sự có ích, kể cả trong phạm vi hạn chế của đồ thị giao dịch.

Cho nên bài báo sử dụng nhiều kỹ thuật liên kết giao dịch khác, phần lớn là các phương pháp đã được sử dụng rộng rãi trong phân tích chuỗi.

Ngoài ra, phương pháp này chỉ giúp thêm tính minh bạch vào những ngày đầu tiên của Bitcoin. Bởi vì họ chỉ tập trung vào một số miner cụ thể và vì cá bitcoiner dựa vào việc minning Bitcoin ở nhà khách hàng của mình hợp lý và tiết kiệm chi phí hơn nên đã có nhiều miner tham gia tạo dữ liệu extranonce.

Nhưng nhiều năm sau đó, việc mining đã được chuyển qua thành các máy đào chuyên dụng gọi là ASIC (mạch tích hợp dành riêng cho ứng dụng), được vận hành ở quy mô công nghiệp bởi các công ty chuyên nghiệp). Trong khi đó, người dùng hiện tại có khả năng mua bitcoin (BTC) trên thị trường hơn là tự mình khai thác. Phần lớn người dùng Bitcoin cá nhân hiện sử dụng phần mềm chỉ dành cho ví nên không có khả năng khai thác hoặc sẽ không bao giờ khai thác trên phần cứng. Những người dùng này sẽ không bao giờ tạo dữ liệu extranonce.

Những dữ liệu này có thể là mối đe dọa với một số thợ đào ẩn danh thì nguồn dữ liệu này có khả năng doxx danh tính của họ. Ngày nay, dữ liệu có thể áp dụng track biểu đồ giao dịch trong một khoảng thời gian giới hạn cho một nhóm nhỏ.

Theo nghiên cứu, dữ liệu extranonce có thể cải thiện khả năng theo dõi kết nối đến các danh tính bị doxxed này, nhưng nó không tạo ra một cách mới để xác định chủ sở hữu của địa chỉ Bitcoin.

Aiden đã trả lời khá thẳng thắn về vấn đề này: "Tất cả các thông tin rò rỉ mà chúng tôi khai thác được là dùng để nghiên cứu khoảng thời gian 25 tháng sau khi Bitcoin ra mắt. “Bây giờ, rõ ràng là Bitcoin đã trải qua những thay đổi sâu rộng kể từ năm 2011! Vì vậy, một số hình thức này sẽ hoạt động kém hiệu quả hơn và một số sẽ hoạt động tốt hơn và dữ liệu Extranonce có ít ảnh hưởng hơn".

Nghiên cứu không nhằm đưa ra những tuyên bố sâu rộng về quyền riêng tư của Bitcoin.

Liệu Bitcoin có kém an toàn hơn chúng ta nghĩ không?

Các nhà nghiên cứu nói rằng "sự giàu có, tài sản và tài nguyên Bitcoin những ngày đầu rất tập trung". Điều này đe dọa tính bảo mật của Bitcoin khi miner có thể sử dụng "tấn công 51%" để kiểm soát hệ thống.

Trong phần lớn thời gian được nghiên cứu, bitcoin thực sự không có giá trị kinh tế: “Bitcoin Pizza Day”, giao dịch tiền tệ đầu tiên được biết đến sử dụng bitcoin, diễn ra vào tháng 5 năm 2010 (2/3 thời gian nghiên cứu). Mt. Gox, sàn giao dịch bitcoin đầu tiên được sử dụng rộng rãi, ra mắt vào tháng 7 năm 2010 (3/4 thời gian nghiên cứu). Điều đó có nghĩa là trong phần lớn thời gian nghiên cứu, ngay cả khi các miner thực hiện cuộc tấn công 51% họ cũng không thu được lợi nhuận gì.

Nếu thật sự tấn công thì các miner sẽ mất nhiều hơn được. Thứ 1, vì cộng đồng Bitcoin thời đó rất chặt chẽ thậm chí còn có một số người biết nhau, thông qua email. Nếu cuộc tấn công diễn ra thì nó sẽ làm cộng đồng chia rẽ và kẻ tấn công cũng không thu được bao nhiêu tiền cả. Kể cả khi nếu Bitcoin có giá trị thì cuộc tấn công 51% sẽ khiến mọi người nghĩ rằng Bitcoin là một thử nghiệm thất bại và sẽ bị biến mất.

Sử dụng bằng chứng này để đặt câu hỏi về mô hình bảo mật phi tập trung của Bitcoin chỉ đơn giản là một mô hình không nhất quán – một nghiên cứu hoàn toàn bị hiểu sai.

Bitcoin có bất bình đẳng hơn chúng ta tưởng không?

Trên thực tế, các nhà nghiên cứu nhận thấy Bitcoin ngày càng trở nên bình đẳng hơn về kinh tế. Và họ đặc biệt viết rằng "kết quả phù hợp với khái niệm của Vilifredo Pareto.."

Pareto thường được trích dẫn trong nghiên cứu khoa học xã hội về thu nhập và bất bình đẳng giàu nghèo trong xã hội. Nói chung, “Nguyên tắc Pareto” thường được sử dụng để phân tích hoặc dự đoán xu hướng ở một số xã hội khi sự giàu có ngày càng tập trung vì sự bất bình đẳng về lợi nhuận vs nỗ lực. (Đôi khi nó còn được gọi là quy tắc 80/20.)

Tuy các nhà nghiên cứu không khẳng định nhưng nhiều người cũng suy đoán rằng, sự tập trung của cải Bitcoin có xu hướng đe dọa tới an ning mạng.

Trong phần chú thích cuối trang, các nhà nghiên cứu làm rõ điều này: “Trong hai khoảng thời gian cuối cùng [tháng 1/2010 – 2/2011], bất bình đẳng thu nhập của [miner] giảm đáng kể, phù hợp với mức được thấy ở các nền kinh tế điển hình.

Tương tự, biểu đồ ở trên về sản lượng khai thác trong hai năm đầu tiên của Bitcoin có thể cho thấy sự tập trung khai thác giữa một nhóm nhỏ các tác nhân – bao gồm cả chính Satoshi.

Mặc dù rất dễ bỏ sót, nhưng biểu đồ này giống như là một dòng thời gian di chuyển theo chiều kim đồng hồ bắt đầu từ khối tiền xu lớn màu đỏ của Satoshi được khai thác từ tháng 1 – 7 năm 2009. Khi bạn đến góc phần tư phía trên bên trái, đại diện cho khoảng thời gian từ tháng 8/2010 đến 2/2011, vô số các chấm xung quanh một số công ty khai thác lớn thể hiện sự phân cấp đang ngày càng tăng lên trong khai thác và kiếm tiền từ bitcoin theo thời gian, một xu hướng ít nhiều đã tiếp tục kể từ đó.

Có thể bạn quan tâm

Mục lục