Tin nóng ⇢

Algorithmic Stablecoins là gì? Phân loại và nghịch lý của Algorithmic Stablecoins

thumbnail

Bối cảnh

Stablecoin là một thành phần cực kỳ quan trọng trong crypto nói chung và DeFi nói riêng. Trong năm 2020, thị trường stablecoin đã có bước tiến phát triển lớn, nhu cầu sử dụng stablecoin ngày càng nhiều. Điều đó được thể hiện rõ qua biểu đồ tổng cung của stablecoin dưới đây.

Các stablecoin có sự phát triển vượt bậc là các stablecoin thuộc fiat-backed và crypto-backed. Ngoài ra, Stablecoin còn có thêm 1 loại stablecoin khác đó là Algorithmic Stablecoin (stablecoin thuật toán). 

Algorithmic Stablecoin là gì?

Algorithmic Stablecoin là stablecoin có sự ổn định dựa trên cơ chế co giãn cung cầu (elastic supply) nhờ sử dụng thuật toán gọi là Rebase.

Khi nhắc đến Algorithmic stablecoin cần chú ý đến quy tắc rebase (rules):

  • Thời gian Rebase: Thường thì mỗi dự án sẽ có thời gian khác nhau, với tên gọi khác nhau.
  • Mức giá trigger Rebase: Thường thì dự án cần phải có 1 khoảng giá để làm điều kiện trigger rebase tăng hay giảm. Ví dụ: AMPL có mức giá +-5%.
  • Mức giá đó được lấy từ nguồn oracles nào? Thường thì dự án sử dụng TWAP của Uniswap.
  • Mức tăng/giảm cung tối đa.

Phân loại Algorithmic Stablecoin 

Mình tạm chia Algorithmic Stablecoin thành 3 loại là single-token model, multiple-token model và hybrid model.

Single-Token Model

Các đồng Algorithmic stablecoin theo mô hình 1 token sẽ hoạt động với cơ chế Rebase đơn giản. 

Giá token sẽ được pegged tại mức $1, cứ đến mỗi lần Rebase sẽ xảy ra 3 trường hợp:

  • (1) Giá token tăng hơn $1, tổng cung sẽ tăng lên.
  • (2) Giá token giảm hơn $1, tổng cung sẽ giảm xuống.
  • (3) Giá token không thay đổi vẫn trong khoảng $1, tổng cung được giữ nguyên.

Khi tổng cung thay đổi, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến người nắm giữ token thể hiện qua số lượng token có thể tăng hoặc giảm tương ứng với kết quả Rebase.

Dự án nổi bật và cũng là người dẫn đầu cho xu hướng Algorithmic Stablecoin là Ampleforth (AMPL) theo sau đó là Yam Finance (YAM).

Multiple-Token Model

Cơ chế hoạt động của Multiple-Token Model vẫn giống với Single-token model, giá token vẫn được neo ở mức $1. Khi Rebase vẫn có 3 trường hợp xảy ra: 

  • (1) Giá token trên $1, tạo thêm tokens.
  • (2) Giá token dưới $1, tạo ra nợ dưới dạng bond.
  • (3) Giá token vẫn ổn định tại mức $1, không tạo thêm tokens.

Những dự án theo mô hình này phải có đến 3 tokens gồm: 

  • Stablecoin.
  • Shares tokens dành cho shareholder.
  • Bond tokens thể hiện nợ của giao thức.

Khác với mô hình single-token, mô hình multiple-token không phân phối token được tạo ra đồng đều cho tất cả những ai nắm giữ thay vào đó sẽ phân phối cho những thành phần tham gia vào giao thức như Shareholder, Liquidity Provider, Bond token holder với tỷ lệ khác nhau tùy vào từng giao thức cụ thể.

Những dự án theo loại này có thể kể đến như Basis Cash (BAC, BAS, BAB), DollarProtocol (USDX, SHARE, xBOND).

Hybrid Model

Cơ chế hoạt động của Hybrid Model chỉ tồn tại 1 stablecoin, nhưng khi rebase dương, tổng cung sẽ tăng và phân phối cho những thành phần tham gia vào giao thức. Khi rebase âm, sẽ phát hành nợ dưới dạng coupon tại mức chiết khấu cao để khuyến khích người nắm giữ stablecoin mua nợ.

Điển hình của dạng này có thể kể đến Emptyset Dollar (ESD) và bản fork của nó là Dynamic Set Dollar (DSD).

Nghịch lý của Algorithmic Stablecoin

Một stablecoin muốn tồn tại lâu dài cần phải có sự ổn định nhất định để có thể thu hút nhu cầu sử dụng thông thường. Muốn có sự ổn định nhất định các Algorithmic stablecoin phải đạt được mức vốn hoá đủ lớn (1 – 10 tỷ đô) để có đủ thanh khoản tránh khỏi sự biến động về giá.

Để chạm được mốc vốn hoá lớn như vậy, thì vòng lặp rebase phải dương. Điều đó dẫn đến câu hỏi làm sao để tạo nhu cầu sử dụng stablecoin đủ lớn để giữ được mức giá luôn lớn hơn $1.

Để giải quyết vấn đề này, cần incentivized các thành phần tham gia vào giao thức.

Single-token: Tạo chương trình thưởng cho những người tham gia cung cấp thanh khoản thông qua liquidity mining.

Multiple-token:

  • Liquidity provider được hưởng % số stablecoin tạo ra sau khi rebase dương.
  • Speculator: Mua nợ dưới dạng bond (trái phiếu) tại mức chiết khấu cao.
  • Shareholders: Nắm giữ shares token được nhận thêm stablecoin sau khi rebase dương.

Hybrid: 

  • Liquidity Provider được hưởng % số stablecoin tạo ra sau khi rebase dương.
  • Speculators mua nợ dưới dạng coupons tại mức giá chiết khấu cao.
  • Stakers hưởng % số stablecoin tạo ra sau khi rebase dương.

Nhưng những điều này chỉ mang tính chất gia tăng tốc độ phát triển mạng lưới thông qua việc đầu cơ (speculate) là không bền vững bởi một khi incentives hết đi hoặc những người tham gia không còn thấy hứng thú thì dự án sẽ rơi vào trạng thái gọi là “Death Spiral” dẫn đến thất bại.

Closing Thoughts

Mặc dù ý tưởng của Algorithmic Stablecoin xuất hiện từ những năm 1974, và 2014 nhưng mãi đến 2020, mới bắt đầu có nhiều dự án trải nghiệm, hành động để tạo ra sản phẩm về stablecoin. 

Vì vậy, những loại stablecoin này còn rất non trẻ, nhưng, những trải nghiệm của những dự án trên cũng đã ít nhất mang lại được cho chúng ta cái nhìn tổng quát, những chỗ nghịch lý từ đó có thể đưa ra giải pháp tốt hơn, đến gần hơn với mục đích tạo ra stablecoin phi tập trung hoàn toàn.

Theo C98

Có thể bạn quan tâm

Mục lục