Tin tức Bitcoin và tiền điện tử không còn chỉ xuất hiện nhiều trong những trang web chuyên về Bitcoin. Nhưng giờ nó đã trở thành chuyên mục đáng quan tâm của tất cả những trang web về tài chính. Bạn cần có tư duy thế nào khi đọc tin tức Bitcoin và tiền điện tử.
Phân loại các dạng tin tức Bitcoin và tiền điện tử
Các nhà đầu tư mới thường có xu hướng trade theo tin tức. Nhưng khả năng thành công vẫn không cao. Nguyên nhân chính có lẽ vì chưa tư duy đúng để phân loại các dạng tin tức trong thị trường. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay có rất nhiều tin và nguồn tin khác nhau.
Loại #01: Tin tức tác động nhất thời
Đây là dạng tin tức mà nó chỉ đủ sức gây tác động về giá một thời gian ngắn. Dù là nhất thời nhưng vẫn có giá trị giao dịch. Tuy nhiên, giao dịch với dạng này cần nhiều kinh nghiệm. Không khéo bạn chỉ quyết định theo cảm xúc nhất thời mà thôi. Sau đây là một vài ví dụ:
- Những dòng tweet của Elon Musk là nhất thời.
- Ý kiến của một nhân vật nổi tiếng nào đó về Bitcoin là nhất thời.
- Một lượng lớn Bitcoin chuyển lên sàn/khỏi sàn là nhất thời.
- Một đồng coin lên sàn cũng là nhất thời.
- Một dự án mới lập xuất hiện trên truyền thông nhờ chiến dịch marketing của họ.
- Một tín hiệu trong nhóm giao dịch đông người hưởng ứng cho một cặp giao dịch ít thanh khoản.
- Một phân tích nghe rất hay và tạo viral của một KOLs hay Influencer.
Tương tự rất nhiều tin như thế. Sự tăng trưởng lâu dài không thể được duy trì bằng một động thái nhất thời được. Đôi khi, những tin tức dạng này dễ gây hiệu ứng tâm lý đám đông như FOMO, FUD. Hoặc có lục bị tận dụng để tạo “Pump & Dump” trong một số thị trường khối lượng thấp.
Loại #02: Tin tức tác động lâu dài
Ngược lại, đây là dạng tin mà sẽ đem lại tác động về giá lâu dài. Bất kể là tích cực hay tiêu cực. Những tin dạng này thường có hai yếu tố. Thứ nhất là không thường xuyên xuất hiện, thứ hai là nó liên quan trực tiếp đến các yếu tố phân tích cơ bản. Sau đây là một vài ví dụ:
- Một điều luật chính thức về Bitcoin và tiền điện tử được thông qua.
- SEC chấp nhận hàng loạt các đề xuất ETF [giả định].
- Thanh toán bằng Crypto được chính phủ chính thức chấp nhận.
- Một nâng cấp lớn về mặt kỹ thuật đối với một đồng coin nào đó [như ETH 2.0 hay cơ chế chống tấn công 51% của ETC…].
- …
Có những dạng tin tác động lâu dài hơn cả những tin có tác động lâu dài khác. Nhưng biểu hiện của sự tác động đó đến chậm hơn. Như là Bitcoin Halving làm giảm nguồn cung là một sự tác động lâu dài và cần thời gian để nhìn thấy. Nhưng làn sóng đầu tư của các quỹ lớn cũng tác động lâu dài nhưng sẽ kết thúc vào thời điểm nào đó.
Những tin tức dạng này sẽ đem lại lợi nhuận hiệu quả hơn. Tuy nhiên, cái khó là nhà đầu tư cần có đầu óc nhạy bén để xác định được nó.
Loại #03: Tin giả
Đây thực sự là một vấn nạn nhức nhối không chỉ trong thị trường tiền điện tử. Tin tức Bitcoin cũng có rất nhiều tin giả. Có một checklist nhỏ để bạn tránh bị tin giả lừa.
Đôi khi, đó không hẳn là tin giả. Nhưng là những tin lập lờ, kém chất lượng, nặng thuyết âm mưu. Bạn cũng không thể quyết định giao dịch dựa vào chúng. Hãy giữ một cái đầu biết phản biện và tỉnh táo. Vì tần xuất của dạng tin này ngày càng nhiều.
Làm gì khi biết được một tin đáng chú ý?
Tiếp theo, khi bạn đã xác định được tin tức này thuộc dạng tin nào. Từng bước sau có thể là lời khuyên hữu ích.
Tin này lâu chưa? Có phải tin giả không?
Vì số lượng tin tức mỗi ngày trong thị trường khá nhiều. Nên bạn cần để ý ngày giờ nó xuất hiện.
- Nếu là dạng tin tác động nhất thời thì hẳn nó đã gây tác động rõ ràng trên đường giá [nếu nó đủ quan trọng để gây tác động]. Người đọc sẽ chẳng thể làm gì hơn ngoài “trâu chậm uống nước đục”.
- Nếu là dạng tin giả, không có nghĩa không ảnh hưởng gì. Đôi khi ảnh hưởng rất mạnh mẽ. Giả sử lời đồn về tính mạng của Vitalik năm 2017 đã khiến giá ETH rớt kinh khủng.
Bạn có thể sử dụng một phần mềm tổng hợp tin tức. Hay thường xuyên theo dõi chúng tôi trong kênh Telegram để không bỏ lỡ.
Tin này đã từng xuất hiện chưa và lịch sử phản ứng thế nào?
Tin tức Bitcoin và tiền điện tử có rất nhiều tin mang tính lặp lại. Bạn dễ dàng check nó trong quá khứ để xem giá từng phản ứng thế nào. Từ đó sẽ có động chủ hơn khi tin được công bố trong tương lai.
- Những dạng tin lặp lại này thường là những sự kiện. Như mainnet, hardfork, niêm yết, roadmap, hợp tác với bên thứ ba…Cần xác định chúng chỉ là tin tác động nhất thời. Nếu tin tốt thì có thể tăng giá rất nhanh nhưng sẽ suy giảm. Nếu tin xấu có thể gây giảm giá mạnh nhưng phục hồi nhanh.
- Có những tin xấu ban đầu rất hiệu ứng khá tiêu cực. Nhưng về sau người ta quen dần và thấy nó cũng bình thường. Ví dụ FUD của USDT xuất hiện lần đầu đã khiến cộng bán tháo USDT sang Bitcoin. Nhưng về sau những FUD dạng này lại bị quy vào chuyện “biết rồi, khổ lắm, nói mãi”. Điều này cũng tương tự như SEC khước từ đề xuất ETF, chính phủ ra văn bản sẽ hạn chế/điều chỉnh tiền điện tử…
Nói chung, kinh nghiệm là quan trọng. Bạn sẽ không còn hành động theo cảm tính nữa.
“Mua tin đồn, bán sự thật”
Giả thuyết thị trường hiệu quả không đánh giá cao sự xuất hiện của tin tức. Vì lý thuyết này khẳng định ảnh hưởng của tin tức đã thể hiện trong đường giá ngay thời điểm tin được công bố. Nghĩa là người giao dịch không thể có được lợi thế vào đúng thời điểm tin công bố được.
- Đối với dạng tin tác động ngắn hạn, lý luận của giả thuyết thị trường hiệu quả là hợp lý. Rất khó để kiếm lời khi giá đã chạy theo tin. Thế nên, traders mới truyền miệng nhau câu “Mua tin đồn, bán sự thật”. Nghĩa là cần hành động sớm hơn (mang tính xác suất). Ví dụ: tâm lý mua trước hardfork và bán khi hardfork. Mua trước niêm yết và bán khi vừa niêm yết. Mua ở vòng pre-sale, private-sale và bán khi dự án public.
- Nhưng đối với dạng tin tức tác động dài hạn thì chiến lược đầu tư không thể theo hướng “mua tin đồn” được. Mà nhà đầu tư cần nắm vững những yếu tố then chốt mang tính sống còn của dự án. Và so sánh mức giá hiện tại với mức trung bình của toàn lịch sử. Rồi kiên nhẫn chờ đợi giá có được vị thế thấp hơn mức trung bình đó và mua chờ đợi. Rất ít người đủ kiên nhẫn với trường phái này. Nổi tiếng với câu nói của Warren Buffett: “Chẳng ai muốn giàu chậm cả!”.
Theo BeInCrypto