Bytom (BTM) là nền tảng blockchain công cộng được tạo ra nhằm kết nối, quản lý và giải quyết các vấn đề liên quan đến tài sản kỹ thuật số với tài sản thực. Nhiệm vụ của Bytom là tạo ra cầu nối giữa thế giới kỹ thuật số và thế giới vật lý, xây dựng mạng lưới phân cấp nơi những tài sản số được đăng ký và trao đổi với các tài sản vật lý khác.
Mục đích của Bytom là trở thành nền tảng blockchain công cộng lớn nhất thế giới, giúp kết nối các loại tài sản khác nhau với blockchain, nhằm nâng cao tính thanh khoản, bảo mật và giá trị của các tài sản này.
BTM Coin là đồng tiền điện tử chính được dùng để thanh toán cho các hoạt động mua bán và dịch vụ trên nền tảng, như là phí quản lý tài sản, phí giao dịch tài sản.
Tính năng của Bytom (BTM)
Bytom sử dụng mô hình UTXO cho phép xác minh nhiều giao dịch cùng một lúc. Mô hình UTXO của Bytom bao gồm 3 lớp: lớp giao dịch dữ liệu và lớp truyền tải, lớp hợp đồng và lớp tương tác tài sản. Lớp hợp đồng và lớp tương tác tài sản hoạt động theo hợp đồng mở (còn gọi là Call contract – hợp đồng có các điều khoản mở, cho phép người tham gia yêu cầu các điều khoản tốt cho bản thân). Lớp giao dịch dữ liệu và truyển tải tương thích với mô hình UTXO cũng như truyền tải dữ liệu của Bitcoin để đạt tốc độ cao nhất với độ bảo mật tốt nhất. Mô hình UTXO cho phép xử lý song song các giao dịch. Nhờ đó, quá trình xử lý các giao dịch trở nên nhẹ hơn so với Ethereum. Bên cạnh đó, Bytom cũng có cơ chế xác minh gọn nhẹ. Người dùng chỉ cần xác minh các giao dịch liên quan thay vì toàn bộ blockchain. Toàn bộ quá trình được thực hiện thông qua Merkle proof (bằng chứng Merkle).
Sử dụng định dạng địa chỉ chung: Các định dạng địa chỉ chung BIP32, BIP43 và BIP441 được sử dụng trong nền tảng để tạo thuận tiện cho việc thiết kế ví Bytom giống như định dạng địa chỉ được sử dụng để thiết kế ví Bitcoin và Ethereum nhằm hỗ trợ đa tiền tệ, đa tài khoản, đa địa chỉ và đa khóa với Hierarchical Deterministic Wallets (ví HD).
Thuận toán đồng thuận PoW tương thích với ASIC: Tương tự Bitcoin, Bytom cho phép khai thác ASIC thông qua proof-of-work riêng biệt. Thuận toán PoW của Bytom blockchain được thiết kế để tương thích với chip ASIC của AI. Nó cho phép tính toán ma trận được đưa vào hàm Hash để các miner có thể sử dụng các dịch vụ gia tốc phần cứng AI.
Đặt tên tài sản chuẩn bằng ODIN: việc đặt tên tài sản sẽ tuân theo các tiêu chuẩn được tạo riêng trong nền tảng có tên là ODIN (Open Data Index Name) nhằm đảm bảo tính duy nhất của tài sản trong toàn bộ mạng lưới blockchain. ODIN được dựa trên blockchain của Bitcoin và hỗ trợ blockchains khác (như là blockchain công khai, blockchain liên kết, blockchain riêng tư) thông qua đánh dấu đa cấp. ODIN sử dụng chiều cao blockchain như là tiêu chuẩn đặt tên thay cho theo chuỗi ký tự.
Chữ ký giao dịch riêng biệt: Trong thiết kế của Bytom, một giao thức có tên là DLT cho phép tương tác giữa nhiều loại tài sản. Nhiều blockchains sử dụng cùng một giao thức có thể tồn tại độc lập và có thể trao đổi qua các chuỗi, điều này tạo ra những sự khác biệt về tương tác trong cùng một định dạng. Và nhằm đảm bảo độ an toàn của các tài sản, nền tảng tạo ra chữ ký riêng biệt để thực hiện giao dịch trong Bytom.
Đội ngũ phát triển
Dự án Bytom được ra mắt vào tháng 1 năm 2017 và có trụ sở tại Trung Quốc, đội ngũ phát triển bao gồm những tên tuổi hàng đầu trong ngành công nghệ blockchain:
Chang Jia: Ông là người sáng lập 8BTC – một trong những trang tin tức về tiền mã hóa và blockchain lớn nhất Trung Quốc. Ông cũng là tác giả khoa học viễn tưởng từng đoạt giải thưởng và là đồng tác giả của cuốn sách tiếng Trung đầu tiên về Bitcoin, “Bitcoin: A Real Yet Virtual Financial World (2014)” (Bitcoin: Thế giới ảo tài sản thật).
LangYu: Sở hữu bằng thạc sỹ Khoa học Máy tính của Đại học Xidian. Đồng thời cũng là kỹ sư hệ thống tại Alipay từ năm 2012 đến năm 2014. Ông tham gia vào 8BTC năm 2014 để phát triển hệ thống trung tâm dữ liệu Bitcoin, Blockmeta.com.
Ngoài ra, còn có một số thành viên đánh chú ý khác bao gồm:
Li ZhongCheng: Ông sở hữu bằng thạc sỹ kinh tế kỹ thuật từ trường đại học Zhejiang Gongshang. Ông từng làm việc tại Zhejiang International Bussiness Co., Ltd. và Codi Capital Group và gia nhập 8BTC vào năm 2017. Ông có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư và tài chính.
Qu ZhaoXiang: Bằng Thạc sỹ về kỹ thuật điện của đại học Polytechnic Hồng Kông. Ông bắt đầu làm việc tại 8BTC vào năm 2014 với vai trò COO. Ông cũng là một trong những tác giả của Báo cáo phát triển tiền điện tử năm 2014 – 2015.
Guo Guanghua: Ông làm việc tại ARRIS GROUP trong nhiều năm. Trước đây, ông là nhà phát triển Java tại Cryptape Inc. Guo là một trong những nhà phát triển của nhóm Trust Automation. Ngoài ra, ông cũng là nhà phát triển của hệ thống soạn thảo kỹ thuật số thông minh của Zhongchao Smart Card Research (Viện Nghiên cứu Thẻ thông minh Zhongchao).
Kết luận
Bytom là một nền tảng có thể giúp cho quá trình xử lý dữ liệu của tài sản vật lý và tài sản số trở nên dễ dàng, nhanh chóng. Đồng thời, nó cung cấp cho người dùng khả năng tạo ra và trao đổi nhiều tài sản mà trước đó không thể giao dịch thông qua tài chính truyền thống.
Nếu như đạt được mục tiêu, Bytom sẽ là một trong những nền tảng quan trọng nhất trong lĩnh vực số hóa tài sản. Tuy nhiên, những dự án được chú trọng cao trong tương lai có thể là rào cản đối với những nhà đầu tư tại thời điểm hiện tại.
Nguồn: Tapchibitcoin.io