Nhìn chung, hãy tìm kiếm những cộng đồng thành thạo trong quản lý câu chuyện bởi giá trị của các dự án này đều nằm ở “cộng đồng”.
Điểm qua những ý chính:
- Có thể đánh giá giá trị của một cộng đồng NFT thông qua đo lường mức độ viral (lan truyền) của câu chuyện mà chúng truyền đạt.
- Thương hiệu và cộng đồng NFT là giống nhau.
- Việc lập hồ sơ nhóm người mua hiện tại và tiềm năng trong tương lai cho thấy một dấu hiệu về sức mua của bộ sưu tập. Giá trị của bộ sưu tập có thể tăng cao đến đâu phụ thuộc vào sức mua của sản phẩm đó.
- Hiểu và đo lường sức mạnh “mimetic” của một bộ sưu tập là chìa khóa để dự báo độ lan truyền một câu chuyện.
Trong suốt hai năm qua, các nhà đầu tư NFT liên tục sử dụng “cộng đồng” như một yếu tố cốt lõi trong luận điểm đầu tư của họ. Hàng chục bộ sưu tập ảnh hồ sơ bán nghệ thuật đã tăng vọt lên mức định giá hàng triệu hoặc thậm chí hàng tỷ USD chỉ nhờ vào "cộng đồng".
Các nhà đầu tư cũng như các nhà sưu tập sẽ cần phát triển các framework để đánh giá sự thành công trong tương lai của các cộng đồng NFT nếu từ “cộng đồng” tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong luận điểm của các nhà đầu tư. Có vô số yếu tố có thể được đưa vào framework này. Tuy nhiên, chúng ta có thể thu hẹp danh sách đó về một yếu tố quan trọng duy nhất. Đó là tính viral.
Từ điển Merriam-Webster định nghĩa "virality" hay tính lan truyền, tính viral là “mức độ phổ biến của một thứ gì đó (chẳng hạn như một câu chuyện hoặc trang Web) được lan truyền nhanh chóng và thường là bởi các đề xuất trực tiếp chứ không phải là quảng cáo hoặc phương tiện truyền thông tin tức.”
Câu chuyện và Thương hiệu
Để hiểu rõ vấn đề hơn. Trước tiên, lấy Nike và Walmart làm ví dụ. Một chiếc áo Nike được bán với giá 40 USD, trong khi áo của thương hiệu Walmart chỉ được bán với giá chỉ 10 USD dù khác biệt về chất lượng là không đáng kể. Vậy cầu hỏi đặt ra là tại sao lại có mức chênh lệch giá gấp 4 lần như vậy? Vần đề sẽ nằm ở mối liên hệ giữa câu chuyện và thương hiệu.
Trong khoảng 40 năm qua, logo Nike với biểu tượng Swoosh (dấu phẩy hướng lên) đạt được độ nhận diện thành công đến mức không cần sự xuất hiện của 4 ký tự Nike. Ngược lại, Walmart đã không nỗ lực để thiết lập bất kỳ thương hiệu nào xung quanh đồ thể thao của mình.
Sự khác biệt duy nhất giữa Nike và cộng đồng NFT là trong khi Nike tạo ra các chiến dịch được các nhóm chuyên gia marketing xây dựng cẩn thận, thì cộng đồng NFT lại xây dựng một câu chuyện về bộ sưu tập NFT. Khả năng cộng đồng thể hiện hoặc tạo ra một câu chuyện mong muốn sẽ xác định thương hiệu của NFT và giá trị của nó.
Phạm vi tiếp cận của một dự án NFT có thể được mô hình hóa bằng cách lập hồ sơ người mua hiện tại và tương lai của dự án đó. Tương tự như vậy, chúng ta có thể nghiên cứu tính “mimetics” của các NFT khác nhau để hiểu cách một bộ sưu tập thu hút khối lượng giao dịch.
Hồ sơ người mua
Nhóm người mua thực tế và tiềm năng của bộ sưu tập NFT sẽ xác định tiềm năng định giá cuối cùng của bộ sưu tập đó. Nếu một bộ sưu tập chỉ thu hút một cộng đồng nhỏ thì những người mua tiềm năng duy nhất trong tương lai của bộ sưu tập đó cũng bị giới hạn. Như vậy, định giá dự án sẽ bị giới hạn trong sức mua tập thể của nhóm nhỏ này.
Ngược lại, một bộ sưu tập như Cryptopunks thu hút nhiều người hơn. Trước thời kỳ đỉnh cao, nhóm người mua bao gồm những OG tiền mã hóa, các nhà phát triển DeFi mới hơn, những người nổi tiếng và thậm chí cả Mark Cuban. Nhóm người mua tiềm năng rộng hơn và phong phú hơn nhiều so với ví dụ trước. Kết quả là, số thu nhập khả dụng mà họ có thể triển khai đối với cypherpunk được pixel hóa cao hơn nhiều. Vào thời kỳ đỉnh cao, giá trị vốn hóa thị trường của “Punks” được ước tính là hơn 3 tỷ USD.
Mimetics (bắt chước)
Lý thuyết về “ham muốn bắt chước” hay “ham muốn tam giác” (mimetic desire) do nhà triết học Rene Girard đề xướng tuyên bố rằng bản chất ham muốn của con người là có tính tập thể (collective). Tức chúng ta sẽ có xu hướng muốn những gì mà người khác muốn.
Đo lường Mimetics: “K-Factor”
Để nghiên cứu một cách hiệu quả các phương pháp mimetic được sử dụng bởi bộ sưu tập NFT đòi hỏi một phương tiện đo lường mức độ hiệu quả được gọi là K-Factor. Theo đó, K-factor = 1 ngụ ý rằng mỗi người mua mang lại thêm một người mua. Điểm K > 1 ngụ ý tăng trưởng theo cấp số nhân, và K < 1 ngụ ý giảm dần theo cấp số nhân.
Mặc dù K-factor chính xác của một cộng đồng NFT khó có thể tính được trong thực tế, nhưng chúng ta có thể đưa ra các phỏng đoán về yếu tố này ở cấp độ cá nhân và sự kiện. Ví dụ: sau khi Cuban ghi lại video "rookie card of NFTs", sẽ có 2 điều được rút ra. Thứ nhất, Mark Cuban có khả năng đầu tư vào Punks. Thứ 2, thị trường hiện biết được Mark Cuban có khả năng đầu tư vào Punks.
Hai nhận định này sẽ mang đến lượng người mua nhất định. Trước hết sẽ là một số cộng sự thân thiết của Cuban mua theo. Ở diễn biến khác, các nhà đầu cơ nhận ra rằng một tỷ phú nổi tiếng đã tuyên bố đầu tư vào Punks, và từ đó họ sẽ đặt niềm tin vào đà tăng của dự án này để rồi đầu tư theo.
Không rõ liệu khối lượng giao dịch Punk tăng 1000% sau đó có phải đến từ hoạt động mua của Cuban hay không. Tuy nhiên, rõ ràng là một người ở địa vị như Cuban khi mua một bộ sưu tập NFT sẽ làm phát sinh K-factor cao hơn, thậm chí là gấp 100 lần những người bình thường. Một lưu ý khác là mức độ viral của dự án có thể thay đổi đáng kể tùy theo từng sự kiện hoặc cá nhân nhất định.
Mặt trái của giá trị mimetic
Giá trị mimetic chung quy đều dựa trên những quan điểm chung giữa con người với nhau. Dù vậy, niềm tin của con người vốn có thể thay đổi rất nhanh chóng. Các hình ảnh meme thường sẽ được hưởng ứng nhiệt liệt trong một khoảng thời gian để rồi vụt tan một sớm một chiều. Vô số câu chuyện NFT dù từng rất sôi nổi cũng phải chịu chung số phận này.
Sở dĩ các dự án thành công như Punks và BAYC có thể kéo dài tính sống động trong câu chuyện của họ là nhờ ra mắt các meme mới (Punks), phát hành airdrop đúng lúc (BAKC, MAYC, ApeCoin và Otherside) cũng như thúc đẩy những meme nổi tiếng sẵn từ sự quảng bá của người nổi tiếng (Cuban với Punks; Jimmy Fallon và Bieber với BAYC). Quản lý câu chuyện là chìa khóa cho các cộng đồng muốn đi đường dài thay vì thái độ hứng thú ngắn hạn.
Lưu ý về FUD
FUD hay Fear – Uncertainty – Doubt (sợ hãi, không chắc chắn và nghi ngờ) đóng vai trò như một loại kháng thểcho tính viral của một dự án NFT. FUD có muôn hình vạn trạng. Một định kiến phổ biến trong NFT là những nhà sáng lập dự án ẩn danh thường bị coi là lừa đảo. Khi điều này xảy ra, các chủ sở hữu thường cố gắng phớt lờ, đặt giá trị vào "cảm giác" của cộng đồng. Ngay cả khi năng lượng xung quanh cộng đồng không thay đổi, mức độ viral của dự án thường giảm sau khi FUD diễn ra. Những người mua mới đóng vai trò duy trì tính thanh khoản của dự án bị loại bỏ và virus bắt đầu thâm nhập vào cộng đồng.
Tổng kết
Phân tích tính viral trong bối cảnh NFT thiên về nghệ thuật hơn là khoa học. Các thành phần của viral có tính cơ động, sôi nổi và không nhất thiết sẽ lặp lại. Đánh giá các thành phần khác nhau này là một việc vô cùng khó khăn. Nhìn chung, hãy tìm kiếm những cộng đồng thành thạo trong quản lý câu chuyện bởi giá trị của các dự án này đều nằm ở “cộng đồng”.