Tin nóng ⇢

Tương lai của Algorithmic Stablecoin

Trong bài viết này, mình sẽ tóm tắt một chút về tình hình chung của Algorithmic Stablecoin và một chút suy nghĩ của mình về tương lai của Algorithmic Stablecoin.

Algorithmic Stablecoin là gì?

Algorithmic Stablecoin có thể hiểu là một loại Stablecoin có các cơ chế giúp cân bằng giá cả ở một mức giá cụ thể (thường là 1$), biện pháp thường dùng là sử dụng thuật toán để điều chỉnh nguồn cung Token trên thị trường để từ đó tác động đến cung – cầu và gián tiếp đẩy giá Token về giá được Peg vào (thường là 1$).

Đơn giản hơn, Algorithmic Stablecoin có thể hiểu là stablecoin có sự ổn định dựa trên cơ chế cung cầu (Supply – Demand) nhờ sử dụng thuật toán.

Các bạn có thể đọc thêm series Defi Lego để có góc nhìn đầy đủ hơn về Stablecoin.

Phân loại 

Hiện nay Algorithmic Stablecoin có 3 loại như sau:

  • Rebase Model: Algorithmic Stablecoin sử dụng Rebase Model thường chỉ có 1 Token và nó sẽ sử dụng thuật toán để điều chỉnh nguồn cung Token, dự án tiên phong là Ampleforth (AMPL).
  • Seigniorage Model: Algorithmic Stablecoin sử dụng Seigniorage Model có hơn 1 token, thường là 2 hoặc 3 Token. Token đầu tiên được peg vào 1 mức giá cụ thể (thường là 1$), các Token còn lại sẽ có chiến lược khác nhau để tăng hoặc giảm nguồn cung khi giá Token đầu tiên tăng hoặc giảm khỏi giá Peg (thường là 1$).
  • Fractional-reserve Model: Dự án tiêu biểu là Frax Finance. Trong giao thức Frax, có hai token hoạt động đó là FRAX (stablecoin) và FXS (Frax Shares). Model này đạt được sự cân bằng thông qua việc thế chấp tài sản, cho phép nó thay đổi tỷ lệ tài sản thế chấp theo định kỳ để xem có bao nhiêu FRAX có thể được ổn định về mặt thuật toán và bao nhiêu trong số đó cần hỗ trợ tài sản thế chấp.

Hiệu suất

Nhìn tổng quan chúng ta có thể thấy, các Stablecoin thuộc Rebase Model, Seigniorage Model có hiệu suất không thực sự tốt lắm. Đa phần chúng có giá dưới giá Peg trong một thời gian dài bất chấp có những biện pháp cân bằng giá.

Frax là đồng Stablecoin có hiệu suất khá tốt khi giữ sự ổn định tương đối với DAI nhưng dù vậy, chúng vẫn có những điểm cần khắc phục khi chính DAI vẫn có những điểm cần khắc phục.

Các vấn đề của Algorithmic Stablecoin hiện tại

Một số vấn đề mà Algorithmic Stablecoin đang đối mặt:

  • Cơ bản đường cong Uniswap không thích hợp với các Stablecoin, chúng dễ bị tác động tiêu cực khi có áp lực bán nhiều, điều này khiến cho các Stablecoin như DAI cũng có lúc bị lệch Peg nhiều.
  • Đa phần các mô hình Algorithmic Stablecoin thường giả định những người dùng sẽ ngay lập tức tận dụng cơ hội chênh lệch giá để kiếm lợi nhuận, nhưng vì Farming có APY lên tới 4 – 5 con số nên người dùng thường để chúng dưới dạng LP trong Uniswap để tiếp tục farming.
  • Ngoài ra, đa phần Algorithmic Stablecoin không có các mục đích sử dụng rõ ràng hay chúng chỉ mới dừng lại ở trên Whitepaper, không thể nào bạn xây dựng giao thức rồi mặc định người dùng sẽ đến và dùng sản phẩm của bạn.

Giải pháp hiện tại

Để tăng nhu cầu mua đối với các Stablecoin dưới giá peg thì chúng ta đã có một số giải pháp sau, các giải pháp đã và đang được các dự án hàng đầu trong mảng Algorithmic Stablecoin triển khai:

  • Chấp nhận giao thức dự trữ một phần Collateral (Crypto Assets, USDC, USDT,…). Điều này sẽ giúp cơ chế cân bằng hoạt động tốt hơn.
  • Chuyển đổi sang mô hình Fractional-reserve Model.
  • Thiết kế các Vault Farming mới để tạo Buy Demand đẩy giá Token lên peg.

Tương lai của Algorithmic Stablecoin

Như mình đã nói ở trên, không thể nào bạn xây dựng giao thức rồi mặc định người dùng sẽ đến và dùng sản phẩm của bạn. Ngược lại, bạn cần phải làm nhiều thứ để thúc đẩy người dùng sử dụng sản phẩm bạn.

Tương tự với các dự án Algorithmic Stablecoin nói chung, đa phần chúng đang là các Base Protocol, và các hứa hẹn chỉ dừng lại ở mức Concept hoặc trên Whitepaper.

Để đạt được điều đó, các dự án sẽ cần làm rất nhiều việc nữa trước khi những Concept trên giấy tờ thành hiện thực.

Sau khi hoạt động ổn định, các Dapp hoặc Protocol khác có thể được xây dựng trên đó để tạo nhu cầu sử dụng bền vững hơn.

Ví dụ: Trường hợp của Synthetix và dHEDGE. 

Dapp dHEDGE là một Portfolio Management, người dùng muốn tham gia đầu tư trên dHEDGE bắt buộc phải có sUSD từ Synthetix.

Tương tự, hoàn toàn có khả năng một “Synthetix và dHEDGE” khác xây dựng trên Base Protocol, chính các “Synthetix và dHEDGE” đó sẽ làm tăng nhu cầu sử dụng bền vững hơn cho các Algorithmic Stablecoin.

Tổng kết

Cá nhân mình nghĩ, chúng ta chỉ mới ở những giai đoạn đầu của Algorithmic Stablecoin. Trong tương lai, khi các Base Protocol có thể hoàn thành được các hứa hẹn của mình thì sẽ có nhiều các Dapp, Protocol được xây dựng trên đó.

Mình tin những dự án nổi bật trong phân khúc này có thể đem lại lợi nhuận cực kỳ cao có nhà đầu tư (x100 – x1,000 lần) trong tương lai tính từ thời điểm này.

Disclaimer: Tất cả những thông tin trong bài nhằm cung cấp cho người đọc những thông tin mới nhất trong thị trường và không được coi là lời khuyên đầu tư. Đầu tư Crypto là một hình thức đầu tư rất mạo hiểm, người đọc cần phải tìm hiểu kỹ trước khi đầu tư và chỉ nên tham gia với số vốn có thể mất.

Theo C98

Có thể bạn quan tâm

Mục lục